• RSS
  • Facebook
  • Twitter
Comments

Đó là câu nói dân gian về nghề báo, đúng hơn là một "bộ phận không nhỏ" những người hành nghề báo chí, truyền thông. Còn có một câu tương tự nữa là "nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu". Chẳng rõ những câu cửa miệng này có từ bao giờ, nhưng chắc chắn một điều là có từ rất lâu rồi, chí ít là cách đây mười mấy năm, khi tôi còn là sinh viên, làm CTV cho 1 tờ báo của giới HSSV, đã nghe đến nó. Hồi đấy thì cũng chỉ nghĩ đây là câu nói do kẻ nào thù ghét nghề báo, đơm điều đặt chuyện ra thôi, vì bản thân mình lúc đó cũng dính tí nghề báo mà có thấy "nói láo ngậm tiền" được đâu. Nhưng dần dà theo năm tháng, nhất là khi báo mạng bùng nổ thì tôi nhận ra, người ta nói thế ... còn nhẹ! Ví dụ như cái bài viết này của Petrotimes: "Cây xanh thủ đô lại được "DLV" mang ra làm cái cớ!". (http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache%3Ahttp%3A%2F%2Fcache.nevkontakte.com%2Fproxy.html#!go/http%3A%2F%2Fpetrotimes.vn%2Fnews%2Fvn%2Fdam-luan-doi-thoai%2Fcay-xanh-thu-do-lai-bi-dlv-mang-ra-lam-cai-co.html) (*)



Trong một bài viết ngắn, chưa tới 500 từ, nhưng các phóng viên (không (dám) ghi rõ tên tác giả mà chỉ để là "nhóm phóng viên (tổng hợp)"), đã đưa ra một loạt thông tin bịa đặt. Ngay trong câu đầu tiên, họ viết: "Sau vụ ngăn cản thân nhân các liệt sỹ Gạc Ma tưởng niệm ở tượng đài Lý Thái Tổ thì một lần nữa, nhóm DLV (có thể gọi là dư luận viên) lại lợi dụng vấn đề mà người dân đang quan tâm để phục vụ cho mục đích của mình.".

Về vấn đề "DLV ngăn cản tưởng niệm" thì tôi cũng đã nói rõ trong 2 bài viết: Các bài báo về "dư luận viên": "kền kền" và "một nửa sự thật"!"Báo GDVN và bài viết "không thể chấp nhận được!". Thế nhưng bài báo của Petrotimes không những cố tình nhai lại luận điệu sai lệch đó mà còn bổ sung thêm một thông tin xuyên tạc là: "ngăn cản thân nhân các liệt sỹ Gạc Ma". Ô hay, thân nhân liệt sỹ nào thế? Petrotimes có thể vui lòng cho biết được không?

Tiếp theo các tác giả khẳng định: "Theo ghi nhận, những người này mặc áo có dòng chữ "DLV", đây cũng là những người đã tụ tập tại tượng đài Lý Thái Tổ ngăn cản việc đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh trong vụ đánh chiếm đảo Gạc Ma vào đầu tháng 3 vừa qua.". Các tác giả "ghi nhận" (tức có mặt tại hiện trường và chứng kiến?) nhưng trong cả loạt ảnh của bài báo, không hề có một tấm ảnh nào về "những người mặc áo "DLV"". Thật ra những người mặc áo "DLV" này, nhờ ơn moi móc đổi trắng thay đen của các vị "lều báo", đã tỉnh ra rồi, nên họ "di ... ái" vào việc "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" để bị chửi oan nữa. Dù rằng, họ biết tỏng tòng tong về cái vụ "xuống đường khóc cây" này từ trước khi nó diễn ra rồi. Thay vào đó, những "gương mặt thân quen" mà các vị tác giả gọi là "DLV" ấy lại toàn là những người được các vị ca ngợi là "người yêu nước" trong các bài báo trước mà thôi! Có vẻ như các phóng viên máy lạnh này không hề có một chút ý thức gì về những gì mình viết, không phân biệt được nổi các đối tượng mà mình nhắm tới. Phải chăng đó là triệu chứng quáng gà của một "bộ phận không nhỏ" người làm truyền thông hiện nay?
Một lời kêu gọi của "những người yêu nước" (trong mắt lều báo) trên Facebook.

Được biết tổng biên tập của trang Petrotimes, một tờ báo ngành dầu khí, là một vị đeo hàm đại tá ngành công an - an ninh. Do đó, thật là lạ khi mà tờ báo lại có những bài viết, những phóng viên không thể phân biệt được "địch", được "ta" như vậy. Điều này làm tôi nhớ lại bài viết "An ninh kiểu này không khéo thì bán cả nước!" ngay trên blog này. Vả lại, trong bối cảnh các tập đoàn, công ty nhà nước phải thực hiện tái cơ cấu, tập trung vào những ngành cốt lõi của mình, việc một tờ báo ngành chạy đua theo trào lưu giật gân, câu khách, viết gấp, viết vội, viết không cần kiểm chứng, nghĩ suy,... như vậy, phải chăng là đang làm sai chức năng của mình? Hy vọng các vị lãnh đạo tờ báo sẽ sớm biết cách khắc phục.
-------
(*)  Có lẽ do nhận được nhiều phản ứng từ bạn đọc, Petrotimes đã lẳng lặng gỡ bỏ bài viết này. Các bạn có thể xem bản đã được chỉnh sửa lần 1 trong link webcache: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache%3Ahttp%3A%2F%2Fcache.nevkontakte.com%2Fproxy.html#!go/http%3A%2F%2Fpetrotimes.vn%2Fnews%2Fvn%2Fdam-luan-doi-thoai%2Fcay-xanh-thu-do-lai-bi-dlv-mang-ra-lam-cai-co.html.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHỮNG "CON TẮC KÈ" QUA MẮT "LỀU BÁO": Từ "người yêu nước" thành "DLV" trong vòng 2 tuần lễ!

[...]

Comments

Ông Nam Đồng, gần 20 năm trước, bảo phóng viên: "Trồng cây đậu bắp thì một tháng có ăn, trồng lúa thì ba bốn tháng, trồng cây ổi cây xoài mất mấy năm, còn trồng những cây danh mộc thì chục năm, trăm năm. Thành công không có chỗ cho thói ăn xổi. Phải biết trồng cây ngắn ngày làm lương thực nhưng đừng quên là hông có cây đậu bắp nào tồn tại lâu!"

Mình làm báo đã 20 năm. Không phải ỷ làm lâu năm rồi lên mặt, chứ mặt bằng chung của các nhà báo hiện nay đang đi xuống và phân hóa rất rõ. Một số ít các bạn học hành bài bản, giỏi ngoại ngữ, có cơ hội bứt phá và phát triển rất nhanh, một số -đông áp đảo- đơn thuần là những cái máy đánh chữ và chụp ảnh dạo. Vì sao?


Tuyển chọn dễ dãi:

Đây là cơ hội nghề nghiệp nhưng cũng là vấn nạn. Nguyên nhân đầu tiên là sự bùng nổ của truyền thông đa phương tiện khiến các cơ quan báo chí cần người. Hai mươi năm trước đây, việc tuyển chọn và đào tạo rất khắt khe, nhiều tờ báo thử thách CTV trước khi ký hợp đồng gắt không kém việc người ta thử thách quần chúng trước khi kết nạp đảng trong chiến tranh. Còn nay, thử việc một tháng là có thể được nhận. Có một số tờ gắt gao nhưng thời gian ấy cũng chỉ chừng hơn 1 năm, nhưng số này cực hiếm.

Thiếu kiến thức nền:

Cùng một sự kiện, một nhà báo có kiến thức và văn hóa dày chắc chắn sẽ khai thác sự kiện sâu hơn, viết bài hấp dẫn hơn; cùng một cuộc phỏng vấn, một nhà báo am hiểu vấn đề sẽ tranh luận, chất vấn, căn vặn thay vì nói như năn nỉ: “xin anh cho biết” hoặc “xin anh cứ cho biết nữa đi mà”. Một nhà báo giỏi sẽ buộc nhân vật phải lên tiếng, biết cách đặt trách nhiệm vào tay quan chức và đưa ra những cảnh báo: sự im lặng hoặc lấp liếm của quý vị sẽ được công chúng phán xét. Ngược lại, một nhà báo thiếu kiến thức lẫn bản lĩnh sẽ rơi vào các trường hợp: sợ mất lòng, mất quan hệ; không biết hỏi gì. Rốt cuộc anh ta hoặc không có bài, hoặc trở thành loa phát ngôn cho nhân vật.

Không biết liên tưởng:

Nhiều phóng viên chỉ có khả năng mô tả vụ việc nhưng không gom được các sự kiện hoặc hiện tượng đồng dạng để xâu chuỗi thành vấn đề. Khả năng khái quát và phân tích quá kém của họ đang là vấn nạn của các tòa soạn. Có phóng viên làm 4 năm rồi, năng suất giảm đi so với thời làm cộng tác viên, nhưng chưa bao giờ thấy anh ta viết được một bài hay hoặc thực hiện được một cuộc phỏng vấn đúng nghĩa. Nhiều lần mình hỏi: "Anh nghĩ ba năm nữa anh trở thành cây bút như thế nào?". Anh ta chỉ gãi đầu. Mà theo kinh nghiệm của mình, ba năm đầu tiên đủ định hình phong cách và tạo dấu ấn, nếu phát triển tốt, thành công sẽ nhân lên. Còn nếu không, có học thêm năm chục cái bằng thì cũng khó mà thành nhà báo giỏi.
Đại tá chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP.HCM trực tiếp đến Báo Pháp Luật TP.HCM tiếp thu và sau đó xửu lý hàng loạt cán bộ chiến sĩ biên phòng Cảng SG nhũng nhiễu tàu hàng. Để thực hiện tuyến bài này, năm 2002, các PV Thuy Bình, Đức Thọ đã cải trang thành "thực tập sinh thủy thủ tàu sông loại 1" để tiếp cận và ghi nhận.
Lười suy nghĩ, đào bới:

Phóng viên trẻ, thỉnh thoảng ngồi uống bia, hay so bì: “Bây giờ nhiều báo ra quá, ngày xưa báo cách nhật, giờ cạnh tranh từng phút, có một cái đề tài thì cả trăm đứa châu vào, không dễ như thời các anh!”.

Mình hỏi: "Sao cậu không tìm những đề tài mà ngoài cậu ra, ai đó có muốn cạnh tranh cũng không được?". Bạn ấy hỏi: “Làm gì có đề tài nào như thế?”.

Thời nào cũng có cái dễ và cái khó riêng. Cuộc sống phong phú như thế thì nhà báo không bao giờ hết đề tài. Mỗi ngày có bao nhiêu câu chuyện trên thế giới này, đất nước này có thể thành đề tài báo chí. Vấn đề là nhà báo có đủ lăn lộn và quan sát để nhìn ra nó hay không mà thôi! Đành rằng thời nay việc độc quyền xuất bản tin tức của các nhà báo đã bị xóa sổ khi ai cũng có một tài khoản facebook và cái smart phone trên tay. Tuy nhiên nếu nhìn theo chiều ngược lại, sự cạnh tranh đó cũng là cơ hội cho những suy nghĩ độc đáo của từng cá nhân, nó đưa anh vượt lên khỏi đám đông chen chúc trong các cuộc họp hay săn tin xe cán chó.

Mình lái xe đi tỉnh cùng bạn nhà báo ấy. Trước mặt là mấy chiếc xe County 24 chỗ có dán decal: Xe thăm nuôi Z30D. Mình chỉ: "Đề tài kìa!". Y hỏi: "Đề tài gì anh?". Mình nói thử hai lần ngồi lên chuyến xe ấy, cậu sẽ có tư liệu để viết một cái hồ sơ hoặc loạt phóng sự xúc động. Mình kể cho cậu ta nghe hồi đó trên một chuyến xe như thế, mình thấy một bà cụ lần trong túi ra hai tấm ảnh, một đen trắng, một ảnh màu. Bà kể: cái hình trắng đen là hình thằng con đang ở trại tù, cái hình màu là con trai nó vừa thôi nôi. Ngày vợ sắp đẻ, anh chồng uống rượu say và xách dao đâm người hàng xóm, anh ta bị bắt mà chưa biết mặt con mình, rồi bà kể cô con dâu mới sinh xong ba tháng đã đi làm thuê tách vỏ hạt điều kiếm tiền nuôi con và gửi thăm nuôi chồng. Những chuyến xe thăm nuôi nối hai thế giới, giữa tự do và song sắt, là đề tài.

Anh bạn hỏi: "Thế mất bao lâu để viết được cái loạt bài ấy?". Mình nói một tháng hoặc vài năm. Một tháng nếu tập trung làm, vài năm nếu làm theo kiểu tích lũy, như mình. Mình có thói quen ghi chép kỹ và lưu giữ những cuốn sổ. Khi cảm xúc và tư liệu đã đủ, mình lật chừng chục cuốn sổ ra, gom các tư liệu cùng đề tài lại, lật các file ảnh trong máy tính rồi đi thực tế lần cuối để xem các nhân vật ấy giờ ra sao, và mất chỉ 1 tuần để viết. Mình nói với bạn ấy: "Tôi có hàng chục câu chuyện như thế ở hàng chục trại từ Tân Phước, Z30 A,D, Nam Hà...!".

Anh ta trả lời: Thế thì mất công quá!
[next]
Thiết lập kênh phải hồi

Một bài báo viết ra, không có phản hồi, là bài báo vô tác dụng
Một bài báo viết ra, có phản hồi nhưng tác giả hoặc tòa soạn không nắm được, là tác giả và tòa soạn kém.

Chắc không phải riêng mình mà nhiều anh chị làm tòa soạn khác cũng từng nhiều lần tức điên khi dồn sức làm một bài đình đám, nhưng đến khi có phản hồi tích cực thì báo khác đăng mất. Viết về một vụ sai phạm, tới chừng khởi tố thì báo bạn đăng, còn phóng viên tác giả bài báo thì không hay biết.

Phản hồi, phải hiểu là một tổng thể các thông tin bao gồm những dư luận, phản ứng của người liên quan, động thái xử lý của cơ quan chức năng, những hoạt động chỉ đạo điều hành liên quan đến nội dung bài báo ấy. Rất tiếc, hiện nay nhiều phóng viên chỉ coi “phản hồi” là việc nhận văn bản trả lời của cơ quan liên quan (sau khi họ đã bàn bạc, gia giảm, đối phó và cân nhắc từng chữ). Nhiều bạn quên rằng việc bám sát và thúc đẩy những động thái tích cực của cơ quan chức năng mới tạo ra thay đổi thật sự sau bài báo, mới là mục đích mà nhà báo cần hướng tới.

Năm 1997, nhà báo Hoàng Hùng (sau qua báo Người Lao Động, đã qua đời) viết một loạt bài về tiêu cực của một nhóm CSGT Đường thủy trên sông Tiền. Tòa soạn giao mình đi hỗ trợ. Hai anh em phân công nhau anh Hùng viết chuyện tiêu cực dưới sông, mình viết về động thái xử lý của công an Tiền Giang sau bài báo. Công an mà họp xử lý cán bộ thì kín như bưng. Mình mới ra trường, chả quen ai, lân la ba ngày nghĩ cách moi tin không được, bèn đi gặp người quen là luật sư L ở Mỹ Tho rủ uống bia. Anh L nói chiều tớ đi nhậu với Hùng liều- một đại gia nuôi tôm ở Vàm Láng và mấy đối tác làm ăn của ông ấy.

Trại tôm của Hùng liều liên kết làm chung với phòng hậu cần công an tỉnh, chắc cuộc nhậu phải có vài ông cán bộ cấp lãnh đạo phòng. Minh đu đeo theo nhậu ké. Trong cuộc nhậu,có người nhắc đến bài báo của Hoàng Hùng. Ông X nói: “Ông Tư Bốn đang đi Hà Nội nhận cờ luân lưu của chính phủ, ổng gọi về chửi trưởng phòng PC25 (phiên hiệu của CSGT đường thủy) như con. Ổng nói nội trong tuần, PV24 (thanh tra công an tỉnh) phải làm rõ và sẽ cho mấy tay bị báo viết đi chăn bò hết”.

Kiểm tra chéo các nguồn xong, mình làm cái tin: “Giám đốc CA Tiền Giang chỉ đạo xử lý nghiêm”, Hoàng Hùng sướng lắm. Mấy hôm sau, thêm cái tin: 5 CSGT bị kỷ luật, chuyển về phòng hậu cần, trong tin nói rõ là đi nuôi bò ở trại chăn nuôi của phòng hậu cần ở Long Thành, Đồng Nai. Ông Hai Bài (Đại tá Võ Tấn Bài, PGĐ Công an tỉnh) sau này có lần hỏi mình sao cái gì mày cũng biết vậy? Mình nói thì mấy anh cung cấp chớ ai.

Hồi đó, mình viết một loạt bài về án oan. Bài đầu viết một người xích tay vào cổng nhà ông Trịnh Hồng Dương và ra điều kiện chỉ mở xích khi Chánh án đọc đơn kêu oan của anh ấy. Nộp một tuyến 5 bài, chờ mãi hông thấy đăng, hỏi anh Chương Tổng TKTS, ổng nói ông Nam Đồng bảo từ từ. Mình hơi sốt ruột. Ông Nam Đồng nói bài này phản hồi chắc luôn. Mà chắc thiệt. Buổi sáng quốc hội chất vấn các cơ quan tố tụng, tòa soạn cho đăng. Trước đó báo trước nên mình liên hệ trước với vụ Thông tin – Thư viện VP Quốc hội đề nghị tặng 200 tờ báo cho đại biểu. Vào buổi chất vấn, mỗi ông cầm trên tay một tờ báo. Cái tựa bài chiếm nửa trang nhất. Bài báo sau đó biến thành tư liệu để các đại biểu chất vấn Chánh án TAND TC về việc giải quyết khiếu nại xin giám đốc thẩm.

Họp giao ban, mình hay hỏi các phóng viên an ninh trật tự thân quen ai ở PV.11 (văn phòng công an tỉnh, thành) và khá thất vọng khi đa số trả lời "Em không quen ai ở đó!". Thật sự PV.11 là một cái mỏ vàng, tất cả những thông tin phản hồi liên quan đến hoạt động nghiệp vụ, kết quả phá án và xây dựng lực lượng CAND đều qua cửa này, nhưng các bạn phóng viên thường chỉ chú ý đến các phòng nghiệp vụ.

Mình nhớ hồi đó ở Hà Nội có hẳn một nhóm phóng viên làm gì thì làm, đầu buổi sáng và cuối buổi chiều đều ghé qua Trung tâm Thông tin- Báo chí của Bộ CA ở 20 Phan Bội Châu (bên cạnh chùa Quán Sứ). Trò chuyện qua lại, rất nhiều những đề tài thu thập được từ đó, và tác động hay thu nhận những phản hồi nhanh nhất cũng từ đó. Chân thành và cầu thị, họ quý đến nỗi có lần các anh chị ở đó còn tổ chức một bữa tiệc sinh nhật ở quán bia hơi cho PV Bình An. Không biết bây giờ cái Trung tâm ấy còn không, những nguồn tin và bạn bia hơi một thời của mình với Đào Tuấn và Phạm Hiếu.

Lái xe, trợ lý của các sếp lớn đều có thể có những thông tin quý để từ đó nhà báo đón đầu thông tin phản hồi và thúc đẩy xử lý. Sẽ rất khó khăn nếu nhà báo alo cho một sếp lớn để hỏi: “Đề nghị anh cho biết vụ việc ABCD đã giải quyết tới đâu?” Thông thường họ sẽ khất và bảo chờ. Nhưng nếu nắm được một phần thông tin, bạn có thể hỏi: “Về chuyện đó, bữa anh có chỉ đạo như thế, hiện nay cái văn bản chỉ đạo anh ký chưa?”. Câu hỏi sau sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Nhiều năm làm phóng viên, mình nghiệm ra một điều: Đừng đặt câu hỏi với ai khi bạn không có “vốn đối ứng” về thông tin, chỉ tay trắng và đầu rỗng. Khi bạn có một chút vốn thông tin, họ sẽ nể bạn hơn và có cảm giác đang được chia sẻ. Còn ngược lại, họ vừa cảnh giác nghi ngờ vừa có cảm giác bị nhà báo làm phiền! Nhiều lần thế họ né bạn luôn cho khỏe!
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển
(Tổng thư ký tòa soạn báo Pháp luật TPHCM)
[...]

Categories: ,
Comments

Trong sự xuống cấp đáng báo động của nền tảng đạo đức xã hội ngày nay, cá nhân tôi luôn cho rằng có sự "đóng góp" đáng kể của hai lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng con người: giáo dục và báo chí - truyền thông. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (GDVN) thuộc Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam vinh dự thay lại có "chân" trong cả hai mảng này. Có lẽ để tương xứng với cái thế "hai hàng" đặc biệt của mình, trang báo này có vẻ như ngày càng nỗ lực để trở thành kẻ phá hoại (sự thật) nhiều gấp đôi những tờ báo biến chất khác. "Thành tích" mới nhất của họ là tiếp tục xuyên tạc về sự kiện ngày 14/3/2015 tại tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, tất nhiên, với "liều lượng" táo bạo, mạnh mẽ hơn hẳn những bài báo trước đó, bằng một thứ ngôn từ mà chỉ có mang danh "giáo dục" mới có thể đưa lên mặt báo được! Đấy là tôi đang đề cập đến bài báo "Hành động của những kẻ vong ân bội nghĩa" của tác giả Xuân Dương (đăng lúc 14:17 ngày 18/03/2015) và đã chỉnh sửa thành "Một hành động không thể chấp nhận được!" sau khi bị nhiều độc giả phản ánh.
GDVN đăng tải trên tài khoản facebook của họ.


1. Trong bài viết trước, tôi đã nói về "một nửa sự thật" trong các bài báo mô tả "dư luận viên" như những kẻ "cản trở người yêu nước", trong đó các bạn có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về sự kiện này, cũng như chân dung của "những người yêu nước", do đó không đề cập lại ở đây. Trong các bài báo trước, dù các tác giả có cố tình đưa ra "một nửa sự thật" thì họ vẫn còn biết giấu đi cái "đuôi": họ không nói họ biết gì về các thông tin, hình ảnh liên quan trên mạng. Còn phóng viên Xuân Dương của báo GDVN thì khác, không ngần ngại khoe rằng mình đã tìm hiểu để biết "trên Internet tràn ngập hình ảnh rất phản cảm ghi lại một đám thanh niên, cả nam cả nữ ăn nói hùng hổ, chỉ tay giơ biểu ngữ ngăn cản một số người được nói là đi thắp hương tưởng niệm.". Không những thế anh (chị) ta còn "soi" đến các cá nhân trong nhóm mặc áo DLV đủ để xúc phạm họ từ hình thể bên ngoài: "người con gái vênh váo ở nhiều góc chụp, từ bàn tay chĩa lên và cái miệng chua ngoa đang lý sự" đến mỉa mai tư cách con người "thấy đó không phải là những kẻ vô học, không phải là những kẻ ăn đói mặc rách". Thật ra, đó chính là thủ thuật "quy nạp" của tác giả này, từ hình ảnh một cá nhân để biến thành ấn tượng đối với cả một tập thể người mặc áo DLV trong tâm trí người đọc. Phải chăng tác giả nghĩ mình có sứ mệnh "giáo dục" người đọc về hình tượng DLV như vậy? Và tất nhiên, trong cả bài dài say sưa lên án những người mặc áo DLV, như các phóng viên khác, tác giả Xuân Dương cũng lờ tịt đi việc cung cấp đến các độc giả khả kính của mình hình ảnh "những người yêu nước", "đối trọng" của "những người mặc áo DLV" trong sự kiện này. Có cảm giác rằng tác giả Xuân Dương, và các vị phóng viên có bài viết tương tự, đã đứng trong hàng ngũ "những người yêu nước" tại tượng đài Lý Thái Tổ và Bờ Hồ trong ngày 14/3 đó, nên chỉ có thể nhìn thấy từ một phía và "ngại nói về bản thân"!

"Những người yêu nước" của lều báo!

Không dừng lại ở việc tìm cách bôi nhọ hình ảnh những người thanh niên mặc áo DLV, tác giả Xuân Dương còn tự tiện quy chụp (hoặc cố ý hướng người đọc đến suy nghĩ) rằng họ "được sự hậu thuẫn từ các tổ chức phản động, từ bộ máy tuyên truyền bên kia biên giới để cố tình bóp méo lịch sử". Trong khi đó, chính ông Chung, giám đốc CA Hà Nội, cũng chỉ phát biểu rằng họ “không thuộc quản lý của Công an và Ban tuyên giáo thành ủy” chứ chẳng đưa ra một thông tin, đánh giá nào khác đối với những thanh niên này. Phải chăng hiện nay một số báo chí, phóng viên tự cho mình cái quyền phán xét tất cả, hơn cả vị quan tòa nghiêm khắc nhất khi mà không cần đến các thủ tục điều tra, tố tụng? Là một người đã "nghiền ngẫm" trên internet những "tràn ngập hình ảnh" về các DLV thì ắt hẳn tác giả cũng thừa biết kẻ nào mới thực sự đáng được coi là "được sự hậu thuẫn từ các tổ chức phản động, từ bộ máy tuyên truyền bên kia biên giới để cố tình bóp méo lịch sử". Các DLV tự phát tồn tại chính là bởi vì cần phải chống lại những kẻ "được sự hậu thuẫn từ các tổ chức phản động, từ bộ máy tuyên truyền bên kia biên giới để cố tình bóp méo lịch sử". Ấy vậy mà tác giả không ngại ngần đổi trắng thay đen, đem cái mũ "phản động" chụp ngược lại cho những người "chống phản động". Làm một việc như thế thì chỉ có 2 lý do: hoặc tác giả có mưu đồ đen tối riêng, hoặc khả năng nhận thức của tác giả có vấn đề. Thực sự thì rất đáng quan ngại khi những con người với những "tố chất" như thế lại được chấp nhận ở nơi tự xưng là "giáo dục Việt Nam".

Gia đình, người thân, bạn bè của tác giả và những người duyệt đăng bài viết sẽ nghĩ gì? Họ có cảm thấy xấu hổ vì đã sinh ra những đứa con không hiểu được những điều đơn giản như vậy? Ngôi trường mà họ đã theo học nghĩ gì khi đào tạo nên những kẻ không biết đâu là phải là trái, là trắng là đen để gián tiếp cổ vũ cho những kẻ phá hoại đất nước và vùi dập những người có ý nguyện tốt đẹp như vậy? Đơn vị chủ quản của họ nghĩ gì khi để một tờ báo mang danh "giáo dục Việt Nam" đăng một bài viết lệch lạc, ấu trĩ như vậy?
Mở ngoặc: Khúc này xin lỗi phải "đạo văn" của tác giả Xuân Dương mới diễn tả hết được sự bức bối trong lòng!

2. Với cách viết báo như vậy, không lạ gì khi đã có rất nhiều độc giả gọi điện, góp ý kiến (nhất là trên facebook của báo) phản ánh. Nhưng qua những trao đổi giữa hai bên, chúng ta có thể hiểu vấn đề rằng khi một bài báo tệ hại chường mặt trên tờ báo thì nguyên nhân không chỉ nằm ở khả năng của người viết.

Ông Đào Ngọc Tước, phó tổng biên tập báo GDVN, khi được phản hồi từ người đọc thì cho rằng "tôi thì tôi chưa biết đúng sai thế nào" nhưng "quyết định sửa lại một phần nội dung cho nhẹ nhàng hơn". Lạ kì thật, một người làm báo, phó tổng biên tập, "chưa biết đúng sai thế nào" nhưng lại rất mau mắn sửa lại bài viết. Phải chăng làm báo kiểu GDVN thì không cần phải kiểm duyệt, xác minh nội dung trước? Nếu đã biên tập, biết bài báo có những ngôn từ không phù hợp thì tại sao lại không chỉnh sửa mà đến khi bị độc giả phản ứng lại vội vàng âm thầm chỉnh sửa? Ông Tước nói "chúng tôi phải tin vào một vị lãnh đạo, như vậy, đã nói rồi", "phải tin vào cơ quan chức năng" nhưng thử hỏi "vị lãnh đạo" ấy có nói câu nào giống như bài viết này đã quy chụp ngoại trừ việc ông ấy xác nhận là những người mặc áo DLV đó không thuộc sự quản lý của cơ quan nhà nước? Hay làm báo là có quyền "nhét chữ" vào mồm người khác, kể cả các vị lãnh đạo? Ông Tước lại nói "tài liệu trên mạng chỉ có thể làm tài liệu tham khảo thôi, chứ không thể làm tài liệu để chúng tôi sử dụng được". Thế thì tờ báo này dựa vào đâu để mô tả, tô vẽ những người thanh niên này là "vênh váo", "chua ngoa", "thấy đó không phải là những kẻ vô học, không phải là những kẻ ăn đói mặc rách"? Ông Tước tiếp tục cho rằng "nếu như thông tin từ phía cơ quan hữu quan, của người có trách nhiệm nói rằng đó là dư luận viên của nhà nước thì chúng tôi lại phải khác chứ", "nếu bây giờ có kết luận các bạn ấy là chuẩn thì chúng tôi sẵn sàng (sửa lỗi)",... Thật là nực cười cho lý lẽ của tờ báo này! Họ lên án, quy chụp người khác là "vong ơn bội nghĩa", là "phản động",.. chỉ bởi vì những người này không thuộc cơ quan nhà nước quản lý. Và theo lý của họ thì nếu những người thanh niên này, vẫn với những hành động như thế, nhưng có "tư cách pháp nhân""người của nhà nước" thì là "chuẩn", tức sẽ lại là những người "nhân nghĩa ngời ngời", "yêu nước hừng hực"!? Một kiểu tiêu chuẩn kép, thượng đội hạ đạp! Cao quý thay các vị làm báo và giáo dục!
Phó TBT báo GDVN trả lời phản ánh của bạn đọc.

Xem những gì mà trang facebook của báo GDVN trả lời phản ảnh của bạn đọc thì còn đáng ngao ngán hơn. Họ thừa nhận rằng họ biết về "một số đối tượng xấu lợi dụng tưởng niệm phía bên kia, người lớn biết cả đấy, có biện pháp đấu tranh cả đấy", tức là thừa hiểu đâu mới là kẻ "được sự hậu thuẫn từ các tổ chức phản động, từ bộ máy tuyên truyền bên kia biên giới để cố tình bóp méo lịch sử" nhưng vẫn khăng khăng "bài báo không viết sai bất kỳ chi tiết nào" (tức nhóm DLV có thể là "phản động", là "vong ơn bội nghĩa", là "ít nhất là ra trước tòa án dư luận", là nỗi xấu hổ của gia đình, bè bạn, nhà trường,..), đồng thời nhất định đổ mọi lỗi lầm lên đầu những bạn trẻ ấy bằng một cách giảng giải rất "giáo dục"!
Thêm một kẻ té nước theo mưa!
***
Như nhiều lần đã khẳng định, tôi không tán thành cách hành động của các bạn trẻ mặc áo DLV nhưng tôi tôn trọng tinh thần chống cái sai trái của họ. Sự nhiệt huyết của tuổi trẻ trước những cảnh chướng tai gai mắt nhưng không được sự hướng dẫn đúng mức của người lớn, người có trách nhiệm, dù sao cũng đáng thương hơn đáng giận. Điều cần làm là hướng dẫn, dìu dắt họ đi đúng quỹ đạo của luật pháp chứ không phải tìm cách vùi dập họ. Còn những kẻ núp sau tấm màn che đạo đức, lợi dụng con chữ (biết chữ mà không biết nghĩa) để mà bôi đen tẩy trắng, bẻ cong sự thật quả là đáng lên án, đáng căm hận. Đáng buồn thay báo GDVN và một số tờ báo ăn theo sự kiện này lại lựa chọn con đường đó./.
--------
Phụ lục:
1. Một số trao đổi giữa báo GDVN với bạn đọc trên facebook.


2. Nguyên văn bài viết Hành động của những kẻ vong ơn bội nghĩa!"
HÀNH ĐỘNG CỦA NHỮNG KẺ VONG ÂN BỘI NGHĨA!
(Xuân Dương)

Ngày 14/3/2015, kỷ niệm 27 năm lính Trung Quốc xả súng sát hại 64 chiến sĩ công binh hải quân nhân dân của chúng ta, chiếm đoạt đá Gạc Ma.

Một số người dân Thủ đô Hà Nội đã tập trung trước khu vực tượng đài Vua Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) để dâng hương tưởng nhớ các chiến sỹ đã hy sinh anh dũng trong trận chiến không cân sức chống giặc ngoại xâm ngày 14/3/1988. Trong trận chiến này, 64 chiến sĩ công binh hải quân đã anh dũng hy sinh bảo về biển đảo thân yêu của tổ quốc.

Không khó để tìm thấy các hình ảnh dã man của binh lính Trung Quốc khi chúng nã pháo vào các chiến sĩ hải quân Việt Nam tay không kết vòng tròn bảo vệ lá cờ tổ quốc trên đá Gạc Ma.

Hoạt động tưởng niệm này đã bị một số thanh niên ngăn cản. Nhóm thanh niên này tự xưng là “dư luận viên”, trên áo của họ có logo với dòng chữ “Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc”?

Sự kiện này ngay lập tức được báo chí nước ngoài đăng tải với những bình luận không chính xác, thiếu khách quan và đầy toan tính như đổ lỗi cho cơ quan chức năng của chúng ta đứng sau nhóm thanh niên này.

Để làm rõ vấn đề, Giám đốc Công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã có ý kiến trao đổi cùng báo chí. Theo tướng Chung “Chúng tôi luôn tôn trọng hành vi, hoạt động của người dân có lòng yêu nước với tất cả các sự kiện, đặc biệt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ, những người đã tham gia bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước...”, “nhóm người trên không thuộc quản lý của Công an thành phố và Ban tuyên giáo”.

Dâng hương tưởng nhớ anh linh các liệt sĩ hy sinh vì tổ quốc là việc làm truyền thống của người Việt, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Những ngày này, bên kia biên giới, bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc không ngớt khoe khoang “chiến công” đánh chiếm Gạc Ma, không ngớt xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ hình ảnh người chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam. Dùng pháo và đại liên bắn vào các chiến sĩ công binh hải quân tay không đứng bảo vệ đảo đá là hành động hèn nhát mà chỉ những kẻ dã man mới làm như vậy.

Tri ân các liệt sĩ không phải chỉ là bằng lời nói mà còn phải bằng những việc làm cụ thể: dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ ở Hà Nội, xây khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Nha Trang - Khánh Hòa; hay như gần đây, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ đạo tỉnh ngành Y tế Nghệ An bố trí công việc cho con một liệt sĩ hy sinh trong trận chiến Gạc Ma 1988 là những việc làm được Đảng và Nhà nước tôn trọng, khuyến khích, được nhân dân hết lòng ủng hộ.

Vậy thì những kẻ tự xưng là “dư luận viên” ấy, chúng là ai và nhân danh cái gì?

Chỉ từ hôm qua đến nay, trên Internet tràn ngập hình ảnh rất phản cảm ghi lại một đám thanh niên, cả nam cả nữ ăn nói hùng hổ, chỉ tay giơ biểu ngữ ngăn cản một số người được nói là đi thắp hương tưởng niệm. Trong số ấy, có hình ảnh người con gái vênh váo ở nhiều góc chụp, từ bàn tay chĩa lên và cái miệng chua ngoa đang lý sự ấy để thấy đó không phải là những kẻ vô học, không phải là những kẻ ăn đói mặc rách.

Sự khẳng định của Tướng Chung là rất rõ ràng, chúng “không thuộc quản lý của Công an và Ban tuyên giáo thành ủy”.

Vậy phải chăng chúng được sự hậu thuẫn từ các tổ chức phản động, từ bộ máy tuyên truyền bên kia biên giới để cố tình bóp méo lịch sử?

Không khó để tìm trong tàng thư của công an những người này là ai, sống ở đâu bởi vì hình ảnh của chúng là rất rõ ràng.

Gia đình, người thân, bạn bè của những kẻ ngăn cản buổi lễ dâng hương tưởng niệm này sẽ nghĩ gì? Họ có cảm thấy xấu hổ vì đã sinh ra những đứa con không hiểu đạo lý như vậy? Ngôi trường mà chúng đang theo học nghĩ gì khi đào tạo nên những kẻ không biết đâu là tổ quốc, dân tộc đâu là nối giáo cho giặc như vậy?

Nên nhớ, dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh vì tổ quốc hoàn toàn khác với những hành động bạo loạn, đập phá như đã từng xảy ra khi Trung Quốc đưa giàn khoan thăm dò dầu khí vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Đảng, nhà nước và đặc biệt là lực lượng thực thi pháp luật như công an, kiểm sát, tòa án đã có hành động kịp thời, trừng trị thích đáng những kẻ gây bạo loạn, giữ gìn kỷ cương, phép nước.

Thiết nghĩ Công an thành phố Hà Nội cần phải huy động lực lượng, cần phải tìm ngay những kẻ gây rối tại buổi lễ tưởng niệm, dù là hành động tự phát song không thể không có kẻ tổ chức, nhất là có thể còn có những thế lực đứng sau nhóm người này. Cần phải đưa chúng, ít nhất là ra trước tòa án dư luận để những kẻ ngông cuồng đang đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc, đi ngược lại đạo lý làm người nhận thức được hành động của chúng cũng là tội lỗi.

Việc nhanh chóng tìm ra nhóm người này không phải là để an ủi vong linh các liệt sĩ đã ngã xuống cho nước Việt, cho người Việt có cuộc sống hôm nay mà là lời xin lỗi của những người đang sống gửi tới vong linh các liệt sĩ vì đã không dạy bảo lớp người trẻ tuổi đến nơi đến chốn, để có những kẻ dám xúc phạm đến cả những điều thiêng liêng nhất trong đạo lý dân tộc.

Nhóm người này không phải là hình ảnh đại diện cho thế hệ trẻ của đất nước, nhưng không thể để “con sâu làm rầu nồi canh”, không thể để dư luận xã hội bức xúc vì việc làm của một nhóm người như vậy.

Người viết có một tâm nguyện, rằng bất kỳ ai đã ngã xuống trong cuộc chiến chống ngoại xâm, bảo vệ từng tấc đất cha ông để lại đều phải được tôn trọng, nên có nơi thờ cúng để mọi người có thể dâng hương tưởng niệm.

Như ý kiến của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung “Công an thành phố đang tổ chức xác minh và khi có kết quả sẽ thông tin tới báo chí” [1]. Người viết mong muốn bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ tại Hà Nội góp phần giúp Công an sớm vạch mặt, chỉ tên những kẻ đã tổ chức gây rối tại buổi lễ tượng niệm liệt sĩ Gạc Ma vừa qua bằng cách tìm hiểu tên tuổi, nơi cư trú của nhóm người này.

Xin mượn bài viết thay một nén nhang tạ lỗi trước anh linh các liệt sĩ vì hành động vô lễ mà những kẻ thiếu hiểu biết đã gây nên.
[...]

Categories: , ,
Comments

Nếu ai thường đọc các trang web trong hệ thống DLV.VN (trước đây là các trang doi-mat.vn, leubao.vn), chắc không lạ gì chuyện từ nhiều năm nay có những phần tử lợi dụng việc biểu tình chống Trung Quốc để gây rối xã hội, mà sâu xa hơn là làm chống phá hệ thống chính trị Việt Nam. Sau một thời gian, "lực lượng" này ngày một manh động, lì lợm, tụ tập đủ các loại người "không phải dạng vừa đâu" (mà đáng lo ngại là lôi kéo cả trẻ em) để hoạt động dưới những cái tên như No-U, "dân oan",.. và cả một số cơ sở tôn giáo. Họ thường xuyên lợi dụng các ngày có các sự kiện liên quan đến hành động bá quyền của Trung Quốc trong quá khứ để tụ tập gây rối giữa lòng thủ đô, mà hôm 14/3 vừa qua là một ngày như thế. Mà theo quy luật của cuộc sống, ở đâu có sự xấu xa, tất sẽ có thiện lương trỗi dậy. Nhiều người dân, đặc biệt là các bạn trẻ, vì không thể chịu nổi sự rác rưởi hoành hành giữa thủ đô nên đã tự nguyện cùng nhau để ngăn cản điều đó. Còn vì sao có tên gọi "Dư luận viên" thì các bạn có thể tham khảo tại đây: https://www.facebook.com/DLVVN/app_190322544333196. Mở ngoặc: Hệ thống trang web dlv.vn không có mối quan hệ về tổ chức, phương hướng hành động,.. với các nhân vật trong bài viết này.


Trước hết, mời các bạn xem qua một đoạn clip về sự kiện ngày 14/3 tại Hà Nội trước khi đi đến chủ đề chính của bài viết này.

Ba ngày sau sự kiện trên, ngày 17/03/2015, tại cuộc giao ban của Thành ủy Hà Nội chiều nay 17.3, một số tờ báo đã có chất vấn quanh sự kiện này với thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc công an Hà Nội, và khởi đầu với bài đăng trên trang Vnexpress với bài viết "Công an Hà Nội xác minh nhóm người ngăn cản việc tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma" của tác giả Võ Hải. Nội dung bài viết dường như chỉ nhắm đến một mục đích: những người mặc áo DLV đã "ngăn cản hoạt động của một số người dân (yêu nước), tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh khi bảo vệ chủ quyền đất nước". Qua đó, rõ ràng chủ đích hướng người đọc vào suy nghĩ những người mặc áo có chữ "DLV" này là những kẻ "cản trở người yêu nước", từ đó suy diễn thành những kẻ chống nước!


Bất kể ai khi tìm hiểu sơ qua các hình ảnh, clip trên mạng cũng có thể thấy rằng ở đây, trong sự kiện này, không chỉ có "một nhóm người mặc áo in dòng chữ "DLV"" mà còn có một nhóm người nữa, được tổ chức bài bản, cùng đeo băng đỏ trên đầu và các băng-rôn chống Trung Quốc, "bè lũ nào đã ép 64 liệt sĩ làm bia đỡ đạn Tàu tại Trường Sa?" và thậm chí cả "Đả đảo Nông Đức Mạnh bán nước" (sic)...

"Những người yêu nước"!?
Như vậy, bất cứ người bình thường nào cũng có thể thấy ở đây, rõ ràng có sự giằng co, chống đối giữa hai nhóm người có tổ chức. Ấy vậy mà không hiểu sao, nhóm người thứ hai kể trên, lại được phóng viên lờ tịt đi mà gọi chung chung là "những người yêu nước"!?

Tại sao các phóng viên không hỏi ông Chung về cái nhóm người thứ hai này mà lại dám mặc định rằng họ là "những người yêu nước", "người dân tưởng niệm liệt sỹ"?

Tại sao tất cả các bài báo trên Vnexpress, Thanh Niên, Tuổi Trẻ,... về nội dung này lại không có những hình ảnh của "những người yêu nước", "người dân tưởng niệm liệt sỹ" như dưới đây?
"Bè lũ nào?"
Chiêu bài "sư oan"
Tay xác nách mang, "dân oan" ép cả trẻ con đi hành nghề "yêu nước"
Trương Văn Dũng, gã "Chí Phèo" của No-U thể hiện "lòng yêu nước"

Cháu bé mếu máo vì bị ép theo những trò bỉ ổi của người lớn.

Phải chăng đó là cách làm việc dối trá, dựa trên "một nửa sự thật" của các phóng viên, tờ báo này?
Họ làm vậy nhằm mục đích gì? Bởi thiếu hiểu biết, câu "viu", hay do được "đặt hàng" bởi kẻ nào đó, chẳng hạn là những kẻ đứng đằng sau cái nhóm thứ 2 kia?

Qua đấy chúng ta có thể thấy, mọi chuyện trên đời sẽ dễ dàng đổi trắng thay đen thế nào khi qua "bàn tay phù thủy" của những kẻ phóng viên, những kẻ làm truyền thông thiếu đạo đức, hay chí ít là thiếu hiểu biết.

Bên lề một chút là trong sự kiện này, thực tế không chỉ có hai nhóm kể trên mà còn có 2 nhóm nữa: nhóm thanh niên tập nhảy ở tượng đài (không mặc đồng phục DLV - dù chúng ta có thể ngầm hiểu họ cùng nhóm với nhóm mặc áo DLV) và nhóm các cựu chiến binh chiến tranh biên giới phía Bắc.
Và đây là lời của anh Nguyễn Đình Thắng, một thành viên của nhóm cựu chiến binh đó.
"Thằng ranh tươi cười" đó có nick facebook là Tuan Pham Manh, mà các bạn cũng có thể thấy trong video phía trên. Còn dưới đây là "tự thú" của gã trên "tường facebook" của Đặng Bích Phượng:
Còn Đặng Bích Phượng là ai? Cũng là một kẻ "biểu tình chuyên nghiệp", còn được biết dưới cái tên Đặng Phương Bích. Mức độ "yêu nước" của người phụ nữ này thì có thể tham khảo qua những gì cô ta phát biểu dưới đây:

Và tất cả những kẻ như Phạm Phương Bích, Phạm Mạnh Tuấn cùng đồng đảng của họ chính là "những người dân yêu nước" đi "tưởng niệm liệt sỹ" như các bài báo kể trên đã gọi. Họ "yêu nước" thế nào,  động cơ "viếng liệt sĩ" của họ thế nào, hay những hành động của nhóm mặc áo DLV, như trong video, mời bạn đọc tự đánh giá. Trong bài viết này, tôi chỉ muốn nói đến hành vi làm báo dối trá, đổi trắng thay đen của các vị phóng viên, các tờ báo lớn mà thôi. Hành vi mà người đời thường gọi là của những "con kền kền làm báo"!
[...]

Comments

Chúng ta dành quá nhiều chỗ trong báo chí cho cổ động chính trị về những đề tài cũ, -cho việc nói huyên thuyên về chính trị. Còn đối với công cuộc xây dựng đời sống mới, đối với những việc luôn luôn xảy ra về mặt này, thì lại nói đến quá ít.



Khi nói đến những hiện tượng giản đơn, mọi người đều biết rõ và đã được quần chúng hiểu khá rõ rồi, như những hành vi phản bội bỉ ổi của bọn Men-sê-vích, tôi tớ của giai cấp tư sản, những cuộc xâm lược do Anh-Nhật gây ra để khôi phục lại những quyền lợi thiêng liêng của tư bản, những cái nghiến răng ken két của bọn triệu phú Mỹ chống lại nước Đức v.v. và v.v. thì tại sao không viết 10 dòng hay 20 dòng thôi, mà lại viết những 200 dòng đến 400 dòng? Những vấn đề đó cần được nói đến, mỗi sự kiện mới trong những lĩnh vực cần phải được nêu ra, nhưng không cần phải viết thành hẳn một bài báo cũng không cần phải lặp lại những lập luận cũ; chỉ cần dung một vài dòng, dung “thể văn điện tín” để đả kích những biểu hiện mới của một chính sách cũ, đã từng biết, đã từng được đánh giá rồi.

Báo chí tư sản của cái “thời tốt đẹp xưa kia của giai cấp tư sản” thường không nói động gì đến những “chuyện thiêng liêng nhất”, tức là tình hình nội bộ của công xưởng và xí nghiệp tư nhân. Cái thói quen đó phù hợp với lợi ích của giai cấp tư sản. Chúng ta phải triệt để trút bỏ cái thói quen đó đi. Nhưng chúng ta lại chưa làm được như vậy. Tính chất của báo chí chúng ta vẫn chưa thay đổi được đúng như nó phải thay đổi trong một xã hội đang quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Hãy bớt nói chính trị, nói ít hơn nữa. Chính trị đã hoàn toàn “sáng tỏ” rồi, và quy thành đấu tranh giữa hai phe: phe giai cấp vô sản đã nổi dậy và phe một nhóm tư bản chủ nô (và bè lũ chó săn của chúng, kể cả bọn Men-sê-vích, v.v.). Tôi nhắc lại rằng, về cái chính trị đó, ta có thể và cần phải nói rất ngắn gọn.

Hãy nói thêm về kinh tế, nói nhiều hơn nữa. Nhưng không nên nói theo cái kiểu những nghị luận “chung chung”, những bài nghiên cứu uyên bác, những chương trình sặc mùi trí thức và những chuyện nhảm nhí khác, - tiếc rằng tất cả những thứ đó cũng thường chỉ là những chuyện nhảm nhí mà thôi. Không, kinh tế cần thiết cho chúng ta, trên cái ý nghĩa là chúng ta phải thu thập, kiểm tra tỉ mỉ và nghiên cứu những sự việc trong việc xây dựng thật sự đời sống mới. Trong việc tổ chức một chế độ kinh tế mới, thì các công xưởng lớn, công xã nông nghiệp, ủy ban nông dân nghèo, hội đồng kinh tế quốc dân địa phương, thực tế có được những thành tựu nào không? Những thành tựu đó là gì? Những thành tựu đó đã được xác nhận chưa? Trong những thành tựu đó liệu còn chẳng chuyện bịa đặt, khoác lác, hứa hẹn kiểu trí thức (“việc đó bắt đầu được chỉnh đốn rồi”, “kế hoạch đã được đặt ra rồi”, “chúng ta đã bắt tay vào việc”, “bây giờ chúng tôi bảo đảm”, “nhất định sẽ cải thiện được”) và những lời hứa bịp kiểu lang băm khác, v.v. mà “chúng ta” rất thiện nghệ? Thành tựu đạt được bằng cách nào? Làm thế để mở rộng những thành tựu ấy?

Đâu rồi cái bảng đen kể những công xưởng lạc hậu, mà sau khi quốc hữu hóa vẫn còn là những kiểu mẫu về hỗn loạn, tan rã, bẩn thỉu, cướp bóc, ăn hại, bảng đen đó đâu? Không có. Nhưng những công xưởng như thế, thì lại có. Chúng ta sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ của chúng ta, nếu chúng ta không đấu tranh chống những “kẻ gìn giữ truyền thống của chủ nghĩa tư bản”. Chừng nào chúng ta còn im lặng chịu đựng, không đả động gì đến những công xưởng đó, thì chúng ta thật không phải là người cộng sản mà chỉ là những kẻ thiển cận. Chúng ta không biết dùng báo chí để tiến hành đấu tranh giai cấp, như giai cấp tư sản đã làm. Chúng ta cứ nhớ lại xem trên báo chí của nó, giai cấp tư sản đã hoàn toàn biết công kích những kẻ thù của giai cấp của nó như thế nào, đã chế giễu, đã bôi nhọ như thế nào, đã khiến cho họ không sống nổi như thế nào. Còn chúng ta thì sao? Chẳng lẽ đấu tranh giai cấp trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội lại không phải là bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân chống lại những nhúm, những bộ phận, những tầng lớp công nhân cứ khăng khăng cứ giữ mãi những truyền thống, những thói quen của chủ nghĩa tư bản và tiếp tục có thái độ đối với Nhà nước Xô-viết như đối với Nhà nước cũ: cung cấp cho “nó” lao động với số lượng càng ít càng tốt, với chất lượng xấu nhất, và lấy của “nó” càng nhiều tiền càng tốt, hay sao? Trong số những xưởng Xoóc-mô-vô và Pu-ti-lốp v.v., những kẻ đê mạt như thế có phải là ít không? Chúng ta đã tóm được vạch mặt được và làm nhục được bao nhiêu tên?

Báo chí không hề nói đến điều đó. Và nếu có nói đến thì lại bằng một giọng hành chính, quan liêu, không phải giọng của báo chí cách mạng, một cơ quan báo chí của nền chuyên chính của một giai cấp chứng minh được bằng việc làm rằng sự phản kháng của bọn tư bản và của những kẻ cứ ôm mãi cái tập quán ăn bám kiểu tư bản, sẽ bị kiên quyết diệt trừ.

Trong chiến tranh cũng vậy. Chúng ta có công kích bọn chỉ huy hèn nhát và bọn ngu ngốc không? Chúng ta có tố cao cho nước Nga thấy những đội quân vô dụng không? Chúng ta đã “tóm” được đầy đủ những phần tử đáng ghét, đáng phải lớn tiếng đuổi ra khỏi quân đội vì bất lực, lơ là, chậm trễ, v.v., chưa? Chúng ta không tiến hành cuộc chiến tranh thật sự, thẳng tay và chân chính cách mạng chống những kẻ đại biểu cụ thể cho những hành vi xấu xa. Chúng ta rất ít dung những tấm gương cụ thể, sinh động, lấy trong mọi lĩnh vực của đời sống, để giáo dục quần chúng, mà đây lại là nhiệm vụ chính của báo chí trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta rất ít chú ý đến đời sống thường ngày trong công xưởng, nông thôn và bộ đội, là những nơi mà đời sống mới được xây dựng mạnh hơn mọi nơi khác, mà chúng ta phải chú ý hơn mọi nơi khác, phải tuyên dương, phải phê bình công khai, công kích những tật xấu, hô hào học tập cái tốt.

Hãy bớt bàn suông tán nhảm về chính trị. Hãy bớt những nghị luận kiểu trí thức đi. Hãy gần gũi đời sống hơn nữa. Hãy chú ý nhiều hơn nữa xem trong công việc thường ngày của họ, quần chúng công nông đã thực tế sáng tạo cái mới như thế nào. Hãy kiểm nghiệm kỹ hơn xem cái mới đó đã có tính chất cộng sản chủ nghĩa đến mức độ nào.

“Sự thật” số 202.
20 tháng chin 1918
Ký tên: N. Lê-nin V.
(Lê-nin: toàn tập, tiếng Nga, xuất bản lần thứ 4, t.28, tr 78-80.)
[...]

Comments

Không bới lông tìm vết, nhưng thiết nghĩ cũng cần điểm lại hàng loạt những sự cố gây bão của VTV trong thời gian qua với hy vọng VTV sẽ sớm chấn chỉnh.
Một số chương trình của VTV bị dư luận phản ứng gần đây


Mới đây nhất, ông Nguyễn Hà Nam - người phát ngôn của VTV đã nói: VTV có phần trách nhiệm trong vụ việc thí sinh uống nhầm axit.

Dĩ nhiên rồi thưa ông Nam: VTV có phần trách nhiệm với những gì phát sóng trên VTV.

Nhưng, việc để quá nhiều sự cố, tình huống không hay xảy ra trên VTV liên tục trong thời gian gần đây, là người xem đài, dù đã ghi nhận tinh thần chịu trách nhiệm của nhà đài, tôi cũng phải nói rằng: VTV = Vẫn Thất Vọng.

Hãy cùng nhìn lại những sự cố sau:

Chương trình Ai là triệu phú đêm 30-12 trên VTV3 với câu hỏi: Theo một câu hát thì: “Ba thương con vì con giống mẹ. Mẹ thương con vì con giống… ai?” và 4 đáp án: A. Ông hàng xóm; B. Chú cạnh nhà; C. Ba; D. Bác đầu ngõ.

Bạn đọc, là tôi đã phải thốt lên câu hỏi: Không lẽ Ai là triệu phú đã hết câu hỏi?, để sau đó nhận được những ý kiến đồng cảm từ số đông khán giả: Câu hỏi Ai là triệu phú: "thiếu cẩn trọng" hay "vui thôi mà"?

Ngày 19-11, VTV phát sóng câu chuyện “Nhặt xương cho thầy” trong chương trình Quà tặng cuộc sống trên VTV3. Sự việc này sau đó đã được VTV xin lỗi, với lời giải thích: “Đài truyền hình Việt Nam nhận thấy có sơ xuất của bộ phận duyệt chương trình nên đã để Quà tặng cuộc sống “Nhặt xương cho thầy” phát sóng vào thời điểm không thích hợp, dẫn đến những phản ứng, bức xúc trong dư luận".

Trước đó, trong chương trình Cặp đôi hoàn hảo (phát sóng trên VTV3 ngày 16-11), khán giả đã phải nghe và khó chịu với đoạn rap "Yêu em anh không đòi quà mà em cần gì anh cũng sẽ chi. Một chiếc Audio, một túi LV hay là ta xách vali, cùng tới Bali, mình đi du hí - Em không cần gì, chỉ cần tình si, miễn là anh đừng có bồ nhí" của tiết mục Chuyện tình Lan và Điệp do Quế Vân và Nam Cường trình bày.

Trên Tuổi Trẻ Online, bạn đọc đã bày tỏ bức xức "Sáng tạo" quá tay, làm phản cảm Chuyện tình Lan và Điệp?

Không thể không nhắc đến chương trình Chuyển động 24h của VTV rầm rộ vào cuộc với sự việc tuổi của Công Phượng và kết quả là: Thông tin sai tuổi Công Phượng, VTV bị phạt 15 triệu đồng.

Cũng bị xử phạt là câu chuyện VTV bị phạt 15 triệu đồng về vụ khăn Piêu làm khố. Trong chương trình bán kết Nhân tố bí ẩn (X-Factor) diễn ra ngày 12-10, ban nhạc F Band đã dùng khăn Piêu đội đầu của đồng bào dân tộc Thái để đóng khố, biểu diễn trên sân khấu. Chương trình do Công ty Cát Tiên Sa phối hợp với VTV tổ chức.

Ngày 23-9, trong bản tin VTV3 nhận sơ sót vụ thí sinh Vua đầu bếp chặt đầu ba ba, ông Lại Văn Sâm - Trưởng ban Thể thao - Giải trí và Thông tin kinh tế VTV3 nhìn nhận "đây là một sơ sót trong kiểm duyệt hình ảnh", khi đề cập những ý kiến tranh luận sau chuyện thí sinh chặt đầu con ba ba trên VTV3. Hình ảnh này có trong tập phát sóng ngày 20-9, chương trình Vua đầu bếp: Masterchef Vietnam, phát trên Đài Truyền hình Việt Nam.

Có một đặc điểm chung trong các sai sót này là đa phần đều là chương trình hợp tác sản xuất. Điều này nghĩa là: phần việc VTV phải tham gia sẽ nhẹ hơn, sẽ ít đi. Nhưng xin thưa, là một đài truyền hình quốc gia, công việc ít đi, nhưng trách nhiệm không vì thế mà giảm đi.

Xã hội hóa là một chuyện không sai, nhưng để những cái sai xảy ra trong những chương trình xã hội hóa, VTV phải nhận phần lớn trách nhiệm.
Tam Hữu
(theo Báo Tuổi trẻ)
Một số nhận xét của độc giả báo Tuổi Trẻ về VTV

[...]

Categories:
Comments

Tháng 9 vừa qua, Oliver Stone, một trong những nhà sản xuất phim nổi tiếng nhất của Mỹ với các tác phẩm lừng danh về chiến tranh Việt Nam (Trung đội (1986), Sinh ngày mùng 4 tháng 7 (1989) và Trời và Đất (1993)) đã đến Matxcova gặp cựu chuyên viên phân tích tình báo Mỹ Edward Snowden để chuẩn bị cho việc làm phim về cuộc chạy trốn của anh sau khi làm rò rỉ nhiều thông tin mật của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Trong dịp này, ông cũng đã trả lời phỏng vấn tờ báo Nga Rossiiskaya Gazeta trong một cuộc trò chuyện phản ánh cái nhìn của vị đạo diễn từng đoạt ba giải Oscar này về mối quan hệ Mỹ - Nga và về cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay. Trong cuộc phỏng vấn, Oliver Stone cũng đánh giá về truyền thông, báo chí Mỹ là "thật kinh khủng".
Các bạn có thể xem toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn tại đây hoặc nội dung phần nói về báo chí, truyền thông ngay dưới đây.


***

PV: Có lần khi trả lời phỏng vấn ngài đã nói một cách hình ảnh rằng các phương tiện truyền thông hiện đại đã “nhóm lửa để thiêu rụi sự thật” . Ngài có nhận xét gì về cách đưa tin hiện nay trên thế giới nói chung và ở Ucraina hiện nay nói riêng?
Oliver Stone tại Việt Nam năm 2007

Oliver Stone: Thật khủng khiếp. Tôi đã từng tham gia chiến đấu tại Việt nam. Cách đưa tin hồi đó thực ra cũng vậy. Ví dụ như: lấy lý do tàu khu trục Mỹ bị pháo của quân đội Bắc Việt bắn cháy, ngay sau đó Thượng viện Mỹ đã ban hành nghị quyết về Vịnh Bắc bộ để châm ngòi cho cuộc chiến ở Việt nam bắt đầu. Nhưng sau đó chúng tôi mới được biết rằng dường như quân đội Mỹ đã tự dàn dựng lên màn kịch này chứ phía Bắc Việt chẳng có liên quan gì. Thật là dối trá và thô bỉ. Chúng tôi cũng biết đã có nhiều chuyện tương tự như vậy được tạo dựng. Chẳng hạn khi Bush “Con” tuyên bố tại diễn đàn Liên hợp quốc rằng có bằng chứng cho thấy Iraq đang sở hữu vũ khí giết người hàng loạt, chúng tôi đã hình dung thấy đây chính là bản sao của Bush “Cha” người mà trước đó tại Kuwait cũng công bố bản báo cáo sai sự thật về hành động dã man của quân đội Iraq khi giết hại trẻ em. Mỹ rất giỏi trong việc gây dựng thông tin để tạo nên các luồng dư luận xã hội. Trong cả 1 giai đoạn dài cách làm này đã được vận dụng để lật đổ chế độ ở khá nhiều quốc gia. Phương pháp này đã và đang được triển khai ở Venezuela cùng đồng thời cả biện pháp cứng rắn như tạo áp lực kinh tế và biện pháp mềm như bóp méo thông tin trên truyền thông. Các biện pháp kỹ thuật này cũng được phát triển và sử dụng tại Ucraina, nơi mà Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ đang hoạt động tích cực. Mục đích là lật đổ chế độ và lập nên chính quyền thân Mỹ.

Chưa khi nào tôi thấy thông tin được công bố với nhiều sai lệch như những thông tin về Olimpic mùa đông ở Sochi với đầy rẫy các vấn đề tiêu cực và những chỉ trích nhắm vào Putin. Còn bây giờ bức tranh về cuộc khủng hoảng ở Ucraina cũng rất méo mó. Tôi tham khảo thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau chứ không chỉ từ báo chí của Mỹ. Nhưng nếu xem truyền hình và các kênh thông tin của Mỹ thì sẽ thấy câu chuyện về nước Nga đi xâm lược thường xuyên được thêu dệt. Điều này vô cùng nguy hại.

PV: Có những kênh thông tin nào mà ông cho là đáng tin cậy? Rossiyskaya Gazeta chăng?

Oliver Stone: (Cười) Có những nhà báo độc lập đang làm việc ở Ucraina. Cách họ đưa tin không phải nêu lên các quan điểm xung quanh các sự kiện, họ cố gắng truyền tải các thông tin, những diễn biến 1 cách trung thực nhất. Nếu tôi có đọc báo chí Mỹ cũng là để nhận ra sự giả dối ở trong đó. Tôi nghĩ là giống như đọc báo “Sự thật – Pravda” hay báo “Tin tức – Izvesti” thời trước. Bây giờ thật khó mà nhận được các thông tin trung thực từ báo chí chính thống. Thực tế ở Hoa Kỳ cũng vậy. Xem truyền hình Mỹ tôi thấy còn tệ hơn cả báo chí. Các phóng sự thường rất hời hợt, không có chiều sâu. Độc giả đang trở thành con tin của các sự kiện .
Cũng có thể tìm thấy sự thật qua các cuốn sách về lịch sử, tuy nhiên cũng phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Trên Internet cũng có những phóng sự đáng giá. Tác giả của những nguồn thông tin này là những người có tâm, họ không làm việc vì tiền.
------
Toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn: http://www.doi-mat.vn/2014/12/dao-dien-oliver-stone-that-xau-ho-cho-nuoc-My.html
[...]

Categories: