• RSS
  • Facebook
  • Twitter
Comments


Pháp luật được xây dựng và ban hành nhằm điều chỉnh các hành vi của con người sống trong một xã hội nhất định. Tuân thủ pháp luật giúp con người đảm bảo được sự công bằng và đạt được các quyền lợi mà họ xứng đáng được nhận. Để hiểu đúng, thực hiện đúng Pháp luật cần phải có sự tôn trọng và hiểu rõ những quy định được đề ra.
Báo chí là một kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền, giúp đỡ người dân hiểu rõ những quy định của Pháp luật, đồng thời, định hướng người dân thực hiện theo các quy định được Nhà nước ban hành nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của Pháp luật. Muốn vậy, nhà báo phải là người hiểu rõ thông tin cần truyền đạt, nắm vững nội dung để có phương pháp diễn giải hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu. Chỉ cần hiểu sai, diễn đạt sai có thể gây ra những phản ứng tiêu cực từ độc giả đối với các chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước xây dựng. Câu chuyện “xe chính chủ” là một điển hình trong trường hợp này.
Về vấn đề không chuyển quyền sở hữu phương tiện giao thông đường bộ được quy định như sau:
Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/09/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 của Chính phủ quy định xửa phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
“Điều 33. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

e) Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định;

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
c) Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định;
Để hướng dẫn các lực lượng xử lý vi phạm, ngày 01/03/2013, Bộ Công an ra Thông tư số 11/2013/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/10/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Điều 9. Xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định (Điểm e Khoản 3 và Điểm c Khoản 6 Điều 33 Nghị định số 34)
1. Xe đang lưu thông trên đường, không được dừng xe để kiểm soát, xử lý hành vi “Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.
2. Thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự, nếu phát hiện người mua hoặc người bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe (sau đây gọi là mua, bán xe không sang tên) theo quy định tại Thông tư của Bộ Công an quy định về đăng ký xe, thì phải xác minh, xác định rõ hành vi vi phạm: “mua, bán xe không sang tên” và xử phạt trường hợp quá thời gian 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển thay đổi đăng ký xe theo quy định.
Như vậy, nếu xem xét đầy đủ có thể nhận thấy Bộ Công an quy định rõ ràng việc xử phạt vấn đề “Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định” ở Khoản 2, điều 9 TT 11/2013/TT-BCA, các lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ sẽ không được dừng xe để xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này.
Trong trường hợp thực hiện đúng việc chuyển quyền sở hữu phương tiên giao thông đường bộ. Đối với người mua sẽ đảm bảo quyền sở hữu tài sản của cá nhân, chứng minh được tính hợp pháp của tài sản đang sử dụng, đảm bảo quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp, mất cắp tài sản. Đối với người bán sẽ tránh được những rắc rối về pháp lý, ví dụ như: người sử dụng xe gây tai nạn, sử dụng phương tiện để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như cướp giật, kiện tụng về tranh chấp tài sản…Thực tế, nếu suy xét kỹ càng thì quyền lợi của người dân sẽ rất lớn khi chấp hành quy định này của Pháp luật. Qua việc giải thích cụ thể, rõ ràng, nêu ra các ví dụ dễ hiểu sẽ giúp người dân hiểu rõ bản chất của vấn đề, chấp hành Pháp luật tốt hơn, hạn chế những phản ứng tiêu cực đối với chính sách, chủ trương của Nhà nước.
Câu chuyện “Không chuyển quyền sở hữu phương tiện” hay “xe không chính chủ” như cách nói của một số lều báo đã tốn khá nhiều giấy mực và trí óc của những người mang danh Nhà báo lại không suy nghĩ và tìm hiểu sâu rõ bản chất của vấn đề. Trong thời gian qua, đã có những dư luận không tốt về vấn đề Pháp luật rất hợp lý và cần thiết này. Chính vì vậy, các “lều báo” nên coi đây là bài học cụ thể để có những kinh nghiệm cần thiết trong việc tuyên truyền tới người đọc về những vấn đề cụ thể khác của Pháp luật, tránh gây hiểu nhầm, tạo ra các phản ứng tiêu cực trong nhân dân.
HC

Categories: ,

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))