"Khởi đầu cho sự xuất hiện của Hội Chứng Hải Chiến Hoàng Sa là các tờ báo có thu nhận bọn hai mang bắt đầu dựa hơi sự càn quấy của Tàu ở Biển Đông để trây trét lên mặt báo những bài viết về Hải Chiến Hoàng Sa, trong đó những người thuộc lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa có tham gia trận “hải chiến”, có bị thương, có bị Tàu bắt làm tù binh, hoặc có tử trận, đều được ngợi ca như những anh hùng chống giặc ngoại xâm, giữ gìn biển đảo. Dần dần, sự lở lói lan dần thành sự công khai nơi công chúng bị kích động với niềm tin thơ ngây rằng báo là báo của Đảng, và báo nói tức Đảng nói, nên hàng hàng lớp lớp từ thường dân đến quan chức ít học lịch sử thi nhau đăng đàn nói về Hải Chiến Hoàng Sa và đòi công nhận những binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử trận trong “hải chiến” là anh hùng liệt sĩ. Và cực điểm của sự suy đồi là một bầy đàn của những kẻ có tì vết hư hỏng, hư đốn huy động tiền để lo ngôi nhà mới cho gia đình một vị nguyên sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa, rồi kêu gọi kiều bào hải ngoại gởi tiền về cho nhóm để nhóm thực hiện việc “đền ơn đáp nghĩa” những “anh hùng liệt sĩ” ấy. Đúng là bài bản dở hơi của bọn man di chống Cộng".
Trên đây là ý kiến của bác Hoàng Hữu Phước một Blogger và là Đại Biểu quốc hội, trong bài “Hội Chứng Hải Chiến Hoàng Sa”. Tôi đồng tình với bác Phước và nhận ra sự thật rất chua xót rằng nền báo chí nước nhà đang lâm trọng bệnh. Một nguy cơ lớn là thay vì đảm nhiệm vai trò "quyền lực thứ tư" đứng về phía lợi ích Nhân Dân, quyền lợi đất nước, báo chí sẽ trở thành công cụ cho các nước thù địch hủy hoại thành quả cách mạng. Tui không thích bi kịch hóa vấn đề hay nói quá lên để hù con nít. Chẳng qua tui có đọc chút ít về thời kỳ trước khi Liên Xô sập cái đùng thì tui thấy báo chí xứ ta bây giờ khá giống báo chí Liên Xô thời ấy. Nghĩa là có những anh "chấy thức cấp tiến" hay “phóng tinh viên” to mồm kêu gào xét lại lịch sử, bôi xóa các giá trị cốt lõi, các bài cổ vũ "thay đổi abc xyz" "đổi mới để hội nhập quốc tế",v.v... mà nói toạc móng heo ra là ngoan ngoãn vâng lời dạy dỗ về "rân chủ-nhơn quèn" của ông trùm vi phạm Tự do-Nhân quyền: ông Mỹ, để rồi bị cuốn vào cái vòng kim cô chủ nghĩa thực dân kiểu mới như hàng đống nạn nhân khác.
Bài bản ức hiếp một đất nước xa lắc xa lơ của ông Mỹ nhìn chung là nhất quán và không mấy lạ lẫm, đó là gây mất ổn định, xào xáo cái đã rồi mới đến các chiến dịch "dựng vua, nặn tổng thống". Bao giờ báo chí cũng là nơi ông Mỹ gieo mầm hỗn loạn đầu tiên. Thời gian qua chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện khá nhiều những bài báo độc hại trên báo mạng. Điều tai hại nhất là những bài báo như vậy làm quần chúng hoang mang về đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách ngoại giao của Nhà nước. Nguyên nhân đúng như Đại Biểu Quốc Hội Hoàng Hữu Phước nhận xét: "Dần dần, sự lở lói lan dần thành sự công khai nơi công chúng bị kích động với niềm tin thơ ngây rằng báo là báo của Đảng, và báo nói tức Đảng nói". Báo mạng không chỉ tiềm ẩn nguy cơ trở thành phản cách mạng mà mức độ lá cải nhảm nhí của báo mạng tăng dần theo ngày tháng. Có người ngửa mặt than trời không biết nên đọc báo nào cho an toàn để tiếp nhận thông tin xác thực, nắm bắt tình hình đúng đắn. Cụm từ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG đầy tự hào một thời được người ta đặt trong ngoặc kép để mỉa mai các lều báo. Vô tình những tờ báo đúng chất cách mạng bị "văng miểng".
Chúng ta tránh cho quần chúng bị các bài báo độc hại làm hoang mang, chia rẽ, bất đồng như thế nào? Trả lời câu hỏi này phải là những nhân sĩ, trí thức học hàm học vị đầy mình, trán nhăn tóc bạc chớ quần chúng cần lao như tui biết gì mà chém. Tuy vậy, là một công dân gương mẫu, ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, tui cũng cũng xin mạn phép phọt ra giải pháp. Giải pháp của tui có được nhà nước ngó ngàng tới hay không tui không quan tâm, chủ yếu là tui được thực thi quyền dân chủ cũng như hăng hái đóng góp cho xã hội là tui sướng vãi rồi. Dài dòng xí để bà con hiểu tâm tư của một công dân luôn trăn trở vì đất nước.
Ở Việt Nam trường công lập thì biển hiệu ở cổng trường ghi vỏn vẹn "trường XYZ". Trường bán công hay dân lập thì trước tên có thêm chữ dân lập / bán công. Thiên hạ chỉ cần dòm tên trường là phần nào biết chất lượng giáo dục, thường thì học giỏi ai lại tự giác vào trường dân lập. Cho dù là trường công hay dân lập thì học sinh vẫn học chương trình của Bộ giáo dục quy định, cũng phải thi cử như nhau. Vậy tại sao chúng ta không phân chia hai loại hình báo chí bằng cách dán nhãn. Các tờ báo Cách Mạng như Nhân Dân, QĐND, CAND cứ chuyên tâm miệt mài sự nghiệp cách mạng. Đây là những tờ báo chính thống tin tức đáng tin cậy và thể hiện quan điểm chính thống của nhà nước - chính phủ. Nhân viên các tờ báo này từ sếp tới lính lác cứ yên tâm cống hiến cho sự nghiệp "báo chí cách mạng", lương bổng ngân sách lo. Và trên trang chính (home) phải đóng cái dấu "Báo chí cách mạng". Các tờ báo còn lại như thanhnienonline, motthegioi, giaoduc.vn, Petrotimes, Phunutoday, Soha,Vietnamnet... được xếp vào hàng báo chợ. Các tờ báo này tự sống, nhà nước chỉ trả lương đủ mua gạo mỗi ngày, các phóng tinh viên, nhào nặn viên cứ miệt mài sự nghiệp kiếm view, kiếm quảng cáo. Và bắt buộc trên loại báo này phải đóng cái mộc "báo chợ". Thế là từ đây người đọc chả phải lăn tăn hay đau đầu khi đọc báo. Thích báo cách mạng hay báo chợ thì cứ vô tư mà đọc hàng chính chủ, chả sợ mình nhầm. Và các nhà báo chân chính sẽ không còn bị xếp chung chiếu với phóng tinh viên báo chợ nữa. Thế là xong, vẹn cả đôi đường!
Bao Bất Đồng
[...]
Trên đây là ý kiến của bác Hoàng Hữu Phước một Blogger và là Đại Biểu quốc hội, trong bài “Hội Chứng Hải Chiến Hoàng Sa”. Tôi đồng tình với bác Phước và nhận ra sự thật rất chua xót rằng nền báo chí nước nhà đang lâm trọng bệnh. Một nguy cơ lớn là thay vì đảm nhiệm vai trò "quyền lực thứ tư" đứng về phía lợi ích Nhân Dân, quyền lợi đất nước, báo chí sẽ trở thành công cụ cho các nước thù địch hủy hoại thành quả cách mạng. Tui không thích bi kịch hóa vấn đề hay nói quá lên để hù con nít. Chẳng qua tui có đọc chút ít về thời kỳ trước khi Liên Xô sập cái đùng thì tui thấy báo chí xứ ta bây giờ khá giống báo chí Liên Xô thời ấy. Nghĩa là có những anh "chấy thức cấp tiến" hay “phóng tinh viên” to mồm kêu gào xét lại lịch sử, bôi xóa các giá trị cốt lõi, các bài cổ vũ "thay đổi abc xyz" "đổi mới để hội nhập quốc tế",v.v... mà nói toạc móng heo ra là ngoan ngoãn vâng lời dạy dỗ về "rân chủ-nhơn quèn" của ông trùm vi phạm Tự do-Nhân quyền: ông Mỹ, để rồi bị cuốn vào cái vòng kim cô chủ nghĩa thực dân kiểu mới như hàng đống nạn nhân khác.
Bài bản ức hiếp một đất nước xa lắc xa lơ của ông Mỹ nhìn chung là nhất quán và không mấy lạ lẫm, đó là gây mất ổn định, xào xáo cái đã rồi mới đến các chiến dịch "dựng vua, nặn tổng thống". Bao giờ báo chí cũng là nơi ông Mỹ gieo mầm hỗn loạn đầu tiên. Thời gian qua chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện khá nhiều những bài báo độc hại trên báo mạng. Điều tai hại nhất là những bài báo như vậy làm quần chúng hoang mang về đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách ngoại giao của Nhà nước. Nguyên nhân đúng như Đại Biểu Quốc Hội Hoàng Hữu Phước nhận xét: "Dần dần, sự lở lói lan dần thành sự công khai nơi công chúng bị kích động với niềm tin thơ ngây rằng báo là báo của Đảng, và báo nói tức Đảng nói". Báo mạng không chỉ tiềm ẩn nguy cơ trở thành phản cách mạng mà mức độ lá cải nhảm nhí của báo mạng tăng dần theo ngày tháng. Có người ngửa mặt than trời không biết nên đọc báo nào cho an toàn để tiếp nhận thông tin xác thực, nắm bắt tình hình đúng đắn. Cụm từ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG đầy tự hào một thời được người ta đặt trong ngoặc kép để mỉa mai các lều báo. Vô tình những tờ báo đúng chất cách mạng bị "văng miểng".
Chúng ta tránh cho quần chúng bị các bài báo độc hại làm hoang mang, chia rẽ, bất đồng như thế nào? Trả lời câu hỏi này phải là những nhân sĩ, trí thức học hàm học vị đầy mình, trán nhăn tóc bạc chớ quần chúng cần lao như tui biết gì mà chém. Tuy vậy, là một công dân gương mẫu, ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, tui cũng cũng xin mạn phép phọt ra giải pháp. Giải pháp của tui có được nhà nước ngó ngàng tới hay không tui không quan tâm, chủ yếu là tui được thực thi quyền dân chủ cũng như hăng hái đóng góp cho xã hội là tui sướng vãi rồi. Dài dòng xí để bà con hiểu tâm tư của một công dân luôn trăn trở vì đất nước.
Ở Việt Nam trường công lập thì biển hiệu ở cổng trường ghi vỏn vẹn "trường XYZ". Trường bán công hay dân lập thì trước tên có thêm chữ dân lập / bán công. Thiên hạ chỉ cần dòm tên trường là phần nào biết chất lượng giáo dục, thường thì học giỏi ai lại tự giác vào trường dân lập. Cho dù là trường công hay dân lập thì học sinh vẫn học chương trình của Bộ giáo dục quy định, cũng phải thi cử như nhau. Vậy tại sao chúng ta không phân chia hai loại hình báo chí bằng cách dán nhãn. Các tờ báo Cách Mạng như Nhân Dân, QĐND, CAND cứ chuyên tâm miệt mài sự nghiệp cách mạng. Đây là những tờ báo chính thống tin tức đáng tin cậy và thể hiện quan điểm chính thống của nhà nước - chính phủ. Nhân viên các tờ báo này từ sếp tới lính lác cứ yên tâm cống hiến cho sự nghiệp "báo chí cách mạng", lương bổng ngân sách lo. Và trên trang chính (home) phải đóng cái dấu "Báo chí cách mạng". Các tờ báo còn lại như thanhnienonline, motthegioi, giaoduc.vn, Petrotimes, Phunutoday, Soha,Vietnamnet... được xếp vào hàng báo chợ. Các tờ báo này tự sống, nhà nước chỉ trả lương đủ mua gạo mỗi ngày, các phóng tinh viên, nhào nặn viên cứ miệt mài sự nghiệp kiếm view, kiếm quảng cáo. Và bắt buộc trên loại báo này phải đóng cái mộc "báo chợ". Thế là từ đây người đọc chả phải lăn tăn hay đau đầu khi đọc báo. Thích báo cách mạng hay báo chợ thì cứ vô tư mà đọc hàng chính chủ, chả sợ mình nhầm. Và các nhà báo chân chính sẽ không còn bị xếp chung chiếu với phóng tinh viên báo chợ nữa. Thế là xong, vẹn cả đôi đường!
Bao Bất Đồng