• RSS
  • Facebook
  • Twitter
Comments

Anh hùng trong lịch sử, anh hùng dân tộc, anh hùng trong vệ quốc, anh hùng trong lao động, anh hùng trong dựng xây, anh hùng trong thời chiến, anh hùng trong thời bình v.v. mới là những anh hùng hiện hữu và có thật. Có đóng góp thiệt thực, thực tế vào cuộc đời này cho nhân lọai.

Còn anh hùng trong văn học, anh hùng trong tiểu thuyết, anh hùng trong thần thọai, cổ tích, huyền sử, dã sử, truyền thuyết dân gian v.v. thường là những nhân vật hư cấu hoặc những nhân vật có thể có thật trong chính sử nhưng được tiểu thuyết hóa, nghệ thuật hóa, tựu trung vẫn là sản phẩm tưởng tượng trong đầu óc của người viết.

Mỗi dân tộc cũng có cách nhìn về khái niệm "anh hùng" khác nhau tùy thuộc vào văn hóa lâu đời của họ.

Người Việt Nam quan niệm anh hùng thường gắn liền với sự dũng cảm, hy sinh, phấn đấu, và sự anh hùng đó thường đc thể hiện ra ngòai bằng 1 chiến côNg lẫy lừng ấn tượng nào đó. Mức độ anh hùng có khác nhau, anh hùng lao động là khác, Bà mẹ Việt Nam anh hùng cũng khác, và anh hùng như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp lại là những anh hùng khác, tầm vóc khác và lớn hơn, vĩ đại hơn, đó gọi là "anh hùng dân tộc". Quan niệm của người VN về anh hùng do đặc điểm hòan cảnh chiến đấu giữ nước trong lịch sử, thường gắn liền với quân công, chiến công bảo vệ Tổ quốc, đánh giặc, chống quân viễn chinh ngọai xâm cướp nước. Những người bôn ba tìm đường cứu nước, giành lại độc lập cho dân tộc, và mở ra trang sử mới cho dân tộc.

Người Mỹ quan niệm "anh hùng" ko sâu sắc lắm. Bất cứ cái gì hơi ấn tượng 1 chút, cảm xúc 1 chút, hy sinh 1 chút, chịu đựng cái gì đó phi thường 1 chút là họ đều có thể gọi "you're a hero", "you are my hero". Hoặc đó là những hành động heroic (anh hùng). Như những người lính cứu hỏa trong vụ 911, cũng đc tôn vinh là những anh hùng. Những người lính viễn chinh Mỹ đang tung hòanh khắp thế giới, đóng quân khắp nơi trên trái đất này cũng đc chính phủ Mỹ tuyên truyền lên thành những "anh hùng đang bảo vệ nước ta". Và cũng có những thể lọai khác nhau. Những người như George Washington thì đc vinh danh là "national hero" (anh hùng quốc gia). Những Batman, Superman, Spiderman, Ironman, X-Men v.v. đặc trưng của văn hóa Mỹ mà hồi nhỏ mình rất thích, thì đc họ gọi là "superhero" (siêu anh hùng, siêu nhân).

Trung Quốc thì quan niệm về anh hùng hơi khác, có vẻ rộng hơn, ko lấy con người làm trung tâm, mà lấy cái "anh hùng tính", cái "khí phách anh hùng" làm trung tâm. Tức là họ lấy cái tinh thần anh hùng mã thượng, cái tư tưởng hào khí anh hùng làm trung tâm, làm đối tượng để đánh giá cái gì là anh hùng, cái gì không anh hùng. KHái niệm "anh hùng" của tộc Hán liêN hệ chặt chẽ với khái niệm "quân tử" và "trung nghĩa" của họ. Không trung nghĩa, không quân tử, không có đầy đủ phẩm chất "nhân - nghĩa - lễ - trí - tín" thì ko phải là anh hùng.

Nhật Bản thì lấy tinh thần samurai (võ sĩ đạo) làm thước đo mức độ anh hùng. Theo quan niệm cổ xưa truyền thống của họ, 1 người chiến binh anh hùng là 1 người biết vinh, biết nhục, biết tự tôN, biết nhục nhã. Thà chết vinh hơn sống nhục. Mỗi người lính từ thời võ sĩ đạo đến thời phát xít Thiên Hòang thì đều thủ sẵn 1 thanh gươm để lúc nào cũng sẵn sàng tự sát. CHính vì vậy trong quân đội Nhật bao giờ tinh thần chiến đấu cũng rất cao độ.

Tổng kết (theo quan sát và ý kiến cá nhân của mình) :

Văn hóa Việt Nam lấy lòng yêu nước, công lao (mà chủ yếu là chiến công, quân công) đối với đất nước (chủ yếu trong thời kháng chiến, đánh giặc) làm trung tâm, làm đối tượng để đánh giá, làm thước đo mức độ anh hùng. Điều này cũng dễ hiểu vì lịch sử VN là lịch sử của đánh giặc và đánh giặc, đánh giặc ko ngừng, chiến tranh liên miên ko yên, rất ít khi nào có đc 1 thời gian thái bình thịnh trị dài lâu đủ thời gian để xây dựng đất nước giàu mạnh về kinh tế hay xây dựng lên đc các công trình kỳ quan vĩ đại, hay có thể phát triển khoa học, văn học để có những tác phẩm lưu danh thiên cổ ảnh hưởng đến thế giới như các nền văn hóa của các dân tộc khác.

Văn hóa Mỹ lấy sự "phi thường" và "kỳ công" để đánh giá anh hùng. Họ dễ dãi và ko chú ý, chấp nhất nhiều. Bất cứ cái gì họ cũng có thể gọi là anh hùng. Bất cứ người nào hay hay 1 chút là họ có thể gọi là anh hùng. Ví dụ 1 người bệnh, hết bệnh đc, họ cũng gọi là anh hùng. Một ngôi sao thể thao, bóng chày, bóng rổ, bóng đá, bóng bầu dục Mỹ chẳng hạn, cũng có thể là 1 anh hùng trong mắt người hâm mộ. 1 bác sĩ chữa đc 1 căn bệnh hiểm nghèo thì chắc chắn đc cả bệnh viện khen nức nở là anh hùng. Bất kỳ hành động nào cũNg có thể đc gọi là anh hùng, ví dụ "dũng cảm" cứu 1 chú mèo con dễ thương đang kẹt trên cây v.v. Thậm chí họ có thể gọi cả các lòai động vật, chó, mèo là "anh hùng" nếu con vật đó có nhữNg hành động gì đó đặc biệt hay ho, có công lao gì đó v.v. Chó Bẹc giê, chó cảnh vụ giúp truy tìm ra đc tên trộm, tên cướp nào đó, cũng đc gọi là "hero". 1 chú chó ngoan cứu chủ, giúp chủ, dẫn đường người mù, làm bạn với người cô độc v.v., giúp bệnh nhân v.v. thì cũNg có thể đc coi là "anh hùng".

Văn hóa Trung Quốc quan niệm "anh hùng" là 1 đặc tính, là 1 khí phách, là 1 tính cách. Người nào có tính cách anh hùng, hay có những đặc điểm liên quan, có khí phách anh hùng v.v. thì người đó là anh hùng, 1 hào kiệt. Họ lấy cái tinh thần, tâm lý, tư tưởng để xem xét có anh hùng hay không. Quan niệm này chủ yếu bắt nguồn từ tinh thần tiêu dao tự tại của Lão giáo, các lý thuyết, luận điểm về đạo đức, nhân nghĩa của Khổng - Nho, và văn hóa kiếm hiệp cận đại mà các đại tác gia Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh đã hình thành trong văn hóa cận đại Trung Hoa, đó là tinh thần "hành hiệp trượng nghĩa", "làm việc tốt", "cứu giúp người", "thấy chuyện bất bình, rút đao tương trợ", "tiếu ngạo giang hồ", "hành tẩu giang hồ", "minh chủ võ lâm" v.v. Ngòai ra tư tưởng về anh hùng của người Hoa và 1 bộ phận người VN, người Á Đông ảnh hưởng văn hóa kiếm hiệp, tiểu thuyết, văn học, điện ảnh Trung Hoa còn có những yếu tố của Xã hội đen hào sảng Thượng Hải, "ngầu", "chịu chơi", "bản lĩnh", "võ công cao cường", "thủ đọan", "bá chủ", "người không vì mình, trời tru đất diệt", "tâm cơ" v.v. Theo đó, ngưỜi bản lĩNh thì là người anh hùng. Đó là lý do mà càng về sau thì nhiều người TQ càng thay đổi cách nhìn nhận về Tần Thủy Hòang và Tào Tháo. Xưa kia họ coi Thủy Hòang đế là bạo chúa với tội ác "đốt sách chôn nho", Tào Tháo là tuyệt đại gian hùng ác ôn côn đồ sóan ngôi của chúa. Nhưng giờ đây họ đang có xu hướng đánh giá lại và xem Tần Thủy Hòang và Tào Tháo là những anh hùng thời lọan, lọan thế anh hào.

Khuyết điểm của cách nhìn này là đôi khi thiện ác lẫn lộn, khinh trọng bất phân. Đối với văn hóa khác, nhất là VN, thì anh hùng thì điều đầu tiêN là phải thiện cái đã. Còn ở TQ, HK, Đài Loan bây giờ do ảnh hưởng nhiều từ văn hóa kiếm hiệp, họ đặt nặng vào cái tài và cái bản lĩnh, tâm cơ, thủ đọan hơn, ai thắng, ai mạnh, ai giỏi, ai ngầu thì là "anh hùng". Cho nên vì cái sự lấy đặc tính để đánh giá, chứ ko lấy con người để đánh giá, mà rất khó đánh giá bất kỳ nhân vật nào trong lịch sử, dã sử TQ, hay nhâN vật hư cấu nào trong các tác phẩm TQ là anh hùng hay ko. Mao Trạch Đông có công thống nhất Đại Lục, vậy có phải là anh hùng ko? Tưởng Giới Thạch có công chống Nhật, vậy có phải là anh hùng ko? 2 người này đều độc tài, bạo ác, nhất là Tưởng, chuyêN gia buôN lậu ma túy, tham nhũng, gái gú, nhưng cũNg giỏi, cũng có công, và cực kỳ ma giáo, thủ đọan, thâm trầm, có công đánh Nhật và thống nhất phương Bắc, tiêu diệt các quân phiệt v.v. 2 người họ có phải là anh hùng ko?

Như Đặng Tiểu Bình nếu ở Mỹ thì đã đc coi là anh hùng vì ông ta là một nhà cải cách lớn. Nhưng ở TQ thì ngay cả những người kính mến cũng ko xem ông ta là anh hùng hào kiệt hay cái gì cả. Bởi vì ko có quân công và ko thấy rõ nét và đầy đủ các đặc tính anh hùng, cũng ko có cá tính mạnh mẽ và ấn tượng sâu đậm, anh hùng thảo dã, hào sảng phóng khóang như Mao và Tưởng.

Lưu Bang là người chiến thắng. Là vị vua tài, có tài lãnh đạo, biết cách thu phục lòng người, dùng đức phục người, phóng khóang, hào sảng. Có đại công thống nhất Hoa Hạ và mở ra 1 trang sử thịnh trị lâu dài cho Trung Thổ, đến nỗi sau thời kỳ đó người ta gọi các dân tộc Trung thổ là "Hán tộc", "người Hán", "Hán nhân" v.v. Nhưng về sau này các nho sĩ, nhà nho, sĩ phu thời phong kiến cũng như trí thức nhân sĩ hiện đại đa số đều xem Hạng Vũ là anh hùng thật sự, anh hùng hơn Lưu Bang nhiều. Chứ ko xem Lưu Bang hay Hàn Tín, Trương Lương là anh hùng.

Cho thấy người Tàu họ luận anh hùng dựa trên tính cách là chính, sau đó là cái tài, cái bản lĩnh, thủ đọan, tâm cơ. Chứ ko lấy cái đức, cái nhân từ, cái công lao, cái thắng thua thành bại, lòng yêu nước, lòng dũng cảm bình thường làm chuẩn.

Văn hóa Nhật thì xưa nay rất đơn giản. Phong kiến Nhật có những đòi hỏi ngắn gọn, đơn giản, nhưng khắt khe về đàn ông thì phải như thế nào, đàn bà thì phải như nào. Vì vậy đàn ông lý tưởng trong văn hóa Nhật là 1 người đàn ông ko sợ chết, có lòng can đảm, gan dạ. Người đàn bà lý tưởng là những phụ nữ hiền dịu, phục tùng đàn ông, thờ chồng nuôi con, hiếu dưỡng các trưởng bối, như 1 Geisha chính hiệu vậy. Và anh hùng thì tức là những chiến binh Samurai ko biết sợ chết là gì trên sa trường, sẵn sàng xông pha trận mạc, xông xáo tiên phong tiến lên trước làn tên mũi đạn và nếu cần thì cũng sẵn sàng rút kiếm mổ bụng tự sát (kamikaze) 1 cách không ngần ngại.

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))