• RSS
  • Facebook
  • Twitter
Comments

Việc Việt Nam đặt hàng 6 tàu ngầm Kilo của Nga là một tin rất vui đối với bất kỳ người Việt Nam nào. Đây là một sự kiện làm nức lòng người dân Việt nên được báo chí nước nhà săm soi, bám theo sát sạt, những tưởng chẳng thể bỏ sót bất cứ gì dù chỉ là "bong bóng thở" của các chú "cá quả" này. Ấy vậy mà có một việc quan trọng nhưng các báo cứ đua nhau gọi sai bét, đó là tên chiếc tàu ngầm phiên hiệu HQ-183.


Lô sáu tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) được đặt tên lần lượt là: Hà Nội (HQ-182), TP. Hồ Chí Minh (HQ-183), Hải Phòng (HQ-184), Đà Nẵng (HQ-185), Khánh Hòa (HQ-186) và Bà Rịa - Vũng Tàu (HQ-187). Tức là toàn bộ các tàu đều đặt tên theo các địa danh là thủ đô và các tỉnh thành lớn ven biển của nước ta.
Sau khi tàu Hà Nội về đến Việt Nam an toàn ngày 3/1/2014, tàu HQ-183 được các báo đưa tin là đã được đưa lên một tàu vận tải tại Kaliningrad để vận chuyển về Việt Nam.

Mô hình tàu HQ-182 (Hà Nội)

Tàu ngầm HQ-183 được đặt tên là "Thành phố Hồ Chí Minh" nhưng tất cả các báo mạng từ Vietnam Plus (thuộc Thông tấn xã Việt Nam) cho đến các báo cắt - dán sau đó đều "tiếc chữ" mà bỏ chữ "Thành phố" đi, gọi là "tàu ngầm Hồ Chí Minh" (đôi khi "nhớ" thì lại có chữ TP). Đây là một cách đưa thông tin sai lệch vì "Hồ Chí Minh" và "Thành phố Hồ Chí Minh" là 2 đối tượng hoàn toàn khác nhau (dù có mối quan hệ mật thiết):

(1) Hồ Chí Minh: là tên vị lãnh tụ lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành lại độc lập cho nước nhà từ tay thực dân - đế quốc. Người còn được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung (Công), Bác Hồ,...

(2) Thành phố Hồ Chí Minh: là môt thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Tiền thân của nó là thành phố Sài Gòn, phủ Gia Định.

Do đó, việc các báo đua nhau gọi tên tàu ngầm HQ-183 là tàu ngầm Hồ Chí Minh một cách vô ý thức hay bất cẩn nghiễm nhiên khiến cho độc giả hiểu sai hoàn toàn về ý nghĩa tên tàu: theo tên của một thành phố chứ không phải theo tên Hồ Chủ tịch (dù TP này được đặt tên theo tên Hồ Chủ tịch). Nói một cách hình tượng vui thì Hồ Chí Minh là hoa, đậu ra quả là TP.HCM, từ đó ra hạt là tàu ngầm TP.HCM nhưng báo chí làm người đọc hiểu thành "hạt" lại chính là sinh ra trực tiếp từ "hoa".
Thủy thủ đoàn tàu ngầm HQ 183 TP.HCM ngày hạ thủy tàu 28.12.2012 - Ảnh: deepstorm.ru

Khi tôi thấy Phố Bolsa TV, một kênh TV - báo mạng của người Việt tại Mỹ, đăng lại tin bài của Vietnam plus (http://www.vietnamplus.vn/tau-ngam-hq183-tp-ho-chi-minh-len-duong-ve-viet-nam/242448.vnp) và Vnexpress (http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tau-ngam-ho-chi-minh-len-duong-ve-viet-nam-2947279.html), tôi mang vấn đề này góp ý với họ với mong muốn họ sẽ chú thích thông tin chính xác cho độc giả cùng biết nhưng lại bị từ chối một cách "dằn dỗi". Xem ra "một thương hiệu quen thuộc đối với người xem tiếng Việt trên toàn cầu" (như giới thiệu của báo này), lại ở "xứ sở văn minh" nhưng tính chuyên nghiệp vẫn có vẻ gì đó rất xa vời. Điều này làm tôi nhớ đến câu khẩu hiệu (slogan) trứ danh của Bà Buôn Cải (BBC) Việt ngữ đang được nhiều "lều báo" và "bờ lóc gơ" ăn theo: "Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả". Một câu viết tối nghĩa (bài viết trước hết không thể hiện quan điểm của người viết thì thể hiện quan điểm của ai?) nhưng lại được lấy ra làm bình phong để phủi trách nhiệm của tờ báo một cách trơ tráo. Làm báo bây giờ thật là sướng! Cứ thử tưởng tượng tại một nhà hàng nào đó, dưới mỗi món ăn trên thực đơn lại có dòng chữ "Món ăn tùy thuộc tay nghề và lương tâm của đầu bếp" thì sẽ ra sao nhỉ?

Trước đó, cũng liên quan đến các tàu ngầm của Việt Nam, các báo mạng đua nhau "truyền tay" bài viết "Bí mật về căn cứ của "sát thủ Biển Đông" Kilo Hà Nội" của báo Petrotimes (http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/bi-mat-ve-can-cu-cua-sat-thu-bien-dong-kilo-ha-noi.html). Bài viết này giới thiệu về quân cảng Cam Ranh, nơi cư ngụ của các chú tàu ngầm Kilo, lữ đoàn 189 nhưng "thửa" đại một tấm hình vệ tinh trên internet về phán là "Căn cứ mới của kilo Hà Nội nhìn từ vệ tinh". Nực cười hơn nữa là trên tấm hình này còn ghi rõ đó là bức không ảnh chụp từ năm ... 2006.
Ảnh "Căn cứ mới của kilo Hà Nội nhìn từ vệ tinh" của Petrotimes (!)

Thực ra đó là hình ảnh vệ tinh của căn cứ hải quân Nga trên ... bờ biển Địa Trung Hải tại Tartus, Syria! Một kiểu đưa tin chộp giật, vô trách nhiệm, thiếu hiểu biết! Rất nhố nhăng!
Còn căn cứ tàu ngầm tại Cam Ranh thuộc khu vực quân cảng Cam Ranh như những hình ảnh dưới đây.
Quân cảng Cam Ranh nhìn từ trên cao.

Theo quan sát của tôi, căn cứ tàu ngầm nhiều khả năng là chỗ ngôi sao.
Cuối cùng, nếu bạn đọc nào có hứng thú tìm hiểu cách làm báo của "một thương hiệu quen thuộc đối với người xem tiếng Việt trên toàn cầu" tại Hoa Kỳ thì vui lòng tham khảo cuộc tranh luận dưới đây:

Categories:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))