• RSS
  • Facebook
  • Twitter
Comments

Sau khi ra "Lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”, dù đã có nhiều sự phản đối từ người dân trên các diễn đàn mạng xã hội (không bị "chọn lọc" và "điều hướng" bởi các báo) nhưng có vẻ ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn không hề hay biết điều đó (vì có báo nào dám đăng đâu mà biết!). Hoặc cũng có thể ông Tùng cũng biết nhưng chẳng hề bận tâm mà lý do vì sao thì có lẽ chỉ ông ấy biết. Do đó, ông Tùng tiếp tục đăng đàn trên báo mạng Vnexpress để tuyên bố: "Binh sĩ ngã xuống ở Hoàng Sa hay ở Gạc Ma đều là những tấm gương hy sinh vì dân tộc".

Nhận thấy đây là một sự nhập nhèm giữa đúng - sai, phải - trái, tốt - xấu,.. và là một sự cổ vũ to lớn cho phong trào xét lại lịch sử đang rộ lên trên một số tờ báo hiện nay, tôi đành tiếp tục phải nói về vấn đề này, những mong sẽ "giải độc" cho những ai đang bị choáng ngợp bởi những lời lẽ ngọt ngào và bức bình phong "nhân dân".

VNCH là chính thể bất hợp pháp và phi dân tộc
Trước hết, cần phải thống nhất lại một số điều về bản chất các chính thể tại Việt Nam từ 8/1945 đến 30/04/1975 như sau: VNDCCH là chính thể duy nhất hợp pháp trên đất nước Việt Nam vì 1) Lãnh đạo nhân dân giành chính quyền từ tay thực dân Pháp & phát xít Nhật; 2) Tiếp quản chính thức đất nước từ tay triều Nguyễn; 3) Lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc xâm lược lần 2 của Pháp; 4) Lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh bại sự xâm lược của Mỹ và chính quyền tay sai.
Nếu ông Đặng Ngọc Tùng và các "lều báo" không đồng ý với điều cơ bản trên đây, vui lòng tìm đọc lại lịch sử hoặc đề đạt ý kiến phản đối lên Bộ Chính trị và lãnh đạo Đảng - Nhà nước.
Như vậy chính thể Việt Nam Cộng Hòa mà tiền thân của nó là Việt Nam Quốc gia hoàn toàn là một chính quyền tiếm danh, được lập lên bởi các thế lực ngoại bang và là công cụ chống lại cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam. Sự tồn tại của chính thể này chỉ có một mục tiêu duy nhất là phục vụ cho lợi ích của ngoại bang tại Việt Nam và cùng với đó là gây thiệt hại cho đất nước, cho dân tộc về mọi mặt: con người, tài nguyên, cơ hội phát triển hòa bình, sự chia rẽ,... Tóm lại, các chính thể phi nghĩa này là kẻ thù của dân tộc. Vùng lãnh thổ miền Nam Việt Nam bấy giờ dù do chính quyền VNCH quản lý nhưng thực chất là thuộc địa của Mỹ, do Mỹ nắm quyền quyết định. Chính quyền VNCH chỉ là những kẻ làm thuê, tay sai cho ngoại bang như chính những lời "thú nhận" sau đây của các vị "tổng thống" VNCH:
"Biên giới Hoa Kỳ không ngừng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mà kéo dài, ở Đông Nam Á, tới sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17 của Việt Nam, hình thành một biên giới của 'thế giới tự do', cái mà chúng ta đều trân trọng." - Ngô Đình Diệm (Trong bài diễn văn đáp từ Lyndon Johnson).

"Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!" hay "Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng!" hay "Nếu họ (Hoa Kỳ) muốn ám sát tôi thì cũng dễ thôi. Rồi sau đó cứ việc đổ cho Việt Cộng hoặc là do âm mưu đảo chính" - Nguyễn Văn Thiệu.

Thân phận người lính VNCH
Vì là một chính quyền phi nghĩa, phi dân tộc nên đương nhiên VNCH bị người dân khắp miền Nam vùng dậy "đồng khởi" ngay từ những năm đầu của thể chế này. Đội quân khổng lồ hơn 350.000 quân của VNCH (thời điểm đầu những năm 1960) với quân trang, vũ khí hiện đại nhưng với cái đầu rỗng về lý tưởng của những kẻ đánh thuê đã không thể nào "bình định" được miền Nam VN trong vòng 18 tháng như kế hoạch Staley-Taylor đặt ra. Trái lại, riêng trong 2 năm 1963-1964 đã có tới 16 vạn quân đào ngũ, riêng 6 tháng đầu năm 1965, thêm 87 ngàn nữa bỏ hàng ngũ. Và như thế, Mỹ đành phải đổ quân vào Việt Nam để trực tiếp tham chiến. Nhưng với thân phận là lính đánh thuê của thuộc địa, người lính VNCH vẫn chỉ là lá chắn sống cho lính Mỹ, đặc biệt là khi đội quân thiện chiến của Mỹ bị sa lầy tại Việt Nam và bộ máy chiến tranh Hoa Kỳ phải giở trò "thay màu da cho xác chết" (Việt Nam hóa chiến tranh). Họ nào khác gì những kẻ đánh thuê đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, Phillipine,... chiến đấu không phải cho tổ quốc mình mà thậm chí khốn nạn hơn, họ phải chiến đấu để chống lại chính tổ quốc mình, bắn giết đồng bào mình. Số phận của họ đã được người dân miền Nam đúc kết qua các câu thơ như:
"Rớt tú tài anh đi trung sĩ
Em ở nhà lấy MỸ sinh con
bao giờ hết chuyện nước non
Anh về anh có MỸ con anh bồng"
hay lời bài hát "Tấm thẻ bài" sau đây:
"Sau cuộc chiến này còn chi không anh?
Còn chi không anh?
Hay chỉ còn lại tấm thẻ bài
Đã mờ mờ mang tên anh.
….
Anh đã đi, đã đi vào vùng biển đời người
Anh ngủ yên, ngủ yên như cỏ úa
Anh ơi sau cuộc chiến này
Có còn chi để lại
Hay chỉ còn tấm thẻ bài mang tên anh"

Khoác trên người những bộ quân phục oai hùng cùng đủ loại vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới bấy giờ nhưng đạo quân khổng lồ với cái đầu rỗng và đôi chân đất sét đã nhanh chóng tan rã khi cơn sóng cách mạng tràn về, chỉ 2 năm sau khi đạo hùng binh Hoa Kỳ cuốn gói khỏi Việt Nam. Vậy mà giờ đây người ta ca ngợi một số người trong đạo quân phản dân tộc đó là "tấm gương hy sinh vì dân tộc" chỉ với một lý do duy nhất là họ đã bỏ xác tại Hoàng Sa trong một trận đấu súng xứng đáng được ghi nhận là ê chề và nhục nhã nhất trong lịch sử hải quân nhân loại.

"Vì dân tộc"?
Tôi không rõ ông Tùng căn cứ vào tiêu chí gì để nói rằng các binh sỹ của VNCH, một chế độ phi dân tộc - phản dân tộc, đã chết tại Hoàng Sa là "tấm gương hy sinh vì dân tộc" bởi ngay cả cái tiêu chí đầu tiên là "vì dân tộc" thì đã là một chuyện khôi hài rồi. "Vì dân tộc" nên những người lính ấy lên tàu ra Hoàng Sa, Trường Sa để tuần tiễu ngăn chặn đường tiếp tế trên biển cho cách mạng giải phóng dân tộc mình, lượn lờ các vùng duyên hải để nã pháo vào các làng mạc hoặc bất kỳ chỗ nào nghi có "Việt cộng"(?!). Nếu ông Tùng và các "lều báo" còn chưa tin thì tôi xin trích dẫn ra đây một mẩu chuyện trong vô số những câu chuyện huyền thoại về đoàn tàu không số (tiền thân lữ đoàn 125), có liên quan đến một "diễn viên chính" của "vở kịch" Hoàng Sa - 1974, soái hạm HQ-5.
Theo kế hoạch, ngày 12/2/1972, Tàu 653 xuất phát nhằm thẳng hướng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếp tục hành trình theo kế hoạch, Tàu 653 hướng về phía Nam Côn Đảo. Nhưng đến ngày 18/2/1972, nhận được một bức điện từ Sở chỉ huy Đoàn 125 cho biết: Tàu HQ 05 của Hải quân Sài Gòn đang tuần tra tuyến Hòn Khoai - Côn Sơn, đề nghị cho tàu ngụy trang và kiên trì đi theo hướng quay ra miền Bắc. Sau khi nhận lệnh, các chiến sĩ tăng cường ngụy trang tàu và triển khai công tác sẵn sàng chiến đấu. Tất cả các loại súng DKZ, B41, AK, 12,7 ly đều được lắp đạn và bố trí sẵn. Nhưng khi cho tàu quay ra, tàu địch vẫn bám sát, cố tiếp cận với mục đích bắt tàu ta phải đầu hàng. Chúng dùng mọi cách: O ép, kêu gọi đầu hàng, dùng vũ lực… nhưng không dám tấn công vì chúng biết tàu của ta là tàu “nguy hiểm”, nếu tấn công tàu sẽ nổ. Thấy tàu ta không động tĩnh gì mà cứ thẳng tiến ra Bắc, tàu HQ 05 thay đổi hướng đi bằng cách chặn đầu ép tàu ta đi theo chúng nhưng trong liên tục 5 ngày, các thủy thủ thay nhau lái, canh địch và tiếp tục đi theo kế hoạch: thẳng hướng ra Bắc. Khi ra tới vĩ tuyến 17, biết không thể thắng được ý chí chiến đấu của ta, địch mới cho tàu quay lại. Đến trưa ngày 25/2/1972, tàu của ta về cập cảng an toàn, kết thúc chuyến đi đầy cam go, thử thách. Đó là một chuyến đi để lại rất nhiều kinh nghiệm, dù bị địch phát hiện và áp sát trong nhiều ngày, nhưng nhờ ý chí, sự quyết tâm, tàu của ta vẫn cập bến an toàn.
(Trích "Tàu Không số - Những câu chuyện huyền thoại")

Có thể một số người cho rằng những người lính này đã không có nhận thức đầy đủ về tình trạng đất nước mình bấy giờ, không biết rằng mình chỉ là tay sai của tay sai của đế quốc, mà chỉ nghĩ rằng đất nước của họ là vùng đất của Việt Nam cộng hòa quản lý nên việc họ chống lại quân Trung Quốc cũng có thể coi như là xuất phát từ tinh thần chống ngoại xâm. Điều này cũng khả dĩ có chút hợp lý nên xem như chấm cho họ một vài điểm "vì dân tộc". Nhưng như thế có đủ để lấy họ ra làm "tấm gương" cho hậu thế?

Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan,.. và ngay cả người đã đoạt được thiên hạ là Gia Long Nguyễn Ánh tất nhiên đều có thể đưa ra lý do để biện giải cho hành vi "cõng rắn cắn gà nhà" của mình là "vì dân tộc", "vì đất nước",... Nhưng bao thế hệ nay, người dân Việt chẳng bao giờ coi đó là những "tấm gương hy sinh vì dân tộc" cả. Việt Nam đâu thiếu những tấm gương rạng ngời về đức "hy sinh vì dân tộc" mà phải ép mình đi tìm chút le lói nơi "tấm gương" đã rạn nứt thành muôn phần?
Ngoài ra, nếu xét theo tiêu chuẩn "thiếu nhận thức" kiểu này, "không cần biết anh là ai, không cần biết anh từ đâu, không cần biết anh ngày sau (và ngày trước)" mà chỉ căn cứ vào việc "bùm chéo" vào quân ngoại bang xâm lược thì xem ra ông Đặng Ngọc Tùng và những người đồng quan điểm còn có khối vị "anh hùng" để mà tri ân, vinh danh, làm gương đấy. Ví dụ như trong Chiến dịch Đông Dương lần thứ nhất, 9/1940, quân Nhật từ Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam, tấn công các căn cứ quân Pháp và thuộc địa, cũng đã có kha khá lính khố đỏ (người Việt Nam, bắn quân Nhật xâm lược) "hy sinh vì dân tộc" đó thôi. Có lẽ nơi chín suối, họ đang chờ đợi đến lượt mình được ông Tùng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và báo Lao Động "tri ân" đó!

"Vì dân tộc" xem ra là không ổn rồi. Bây giờ xem xét đến khía cạnh "kiên cường, anh dũng, hy sinh". Hy vọng là các "tấm gương" của ông Tùng sẽ có thêm điểm!

"Hi sinh" ư?
Hy sinh là chết vì một mục đích hoặc lý tưởng cao cả như "vì nhân dân", "vì đất nước", "vì sự nghiệp chung của dân tộc" hay đơn giản là "chết khi làm nhiệm vụ", tất nhiên là "nhiệm vụ" do nhà nước giao phó. Sự "hy sinh" là do chính thể hoặc nhân dân hoặc cả hai cùng ghi nhận. Những người lính VNCH chết trận này có thể được chính thể VNCH ghi nhận là "hy sinh" vì họ chết khi thực hiện nhiệm vụ của mình nhưng Nhà nước CHXHCN Việt Nam mà công nhận sự "hy sinh" của họ thì thật là lố bịch, bởi (1) họ không thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào do chính thể này giao phó và thậm chí (2) họ còn thực hiện các nhiệm vụ để chống lại chính chính thể VNDCCH, tiền thân của CHXHCN Việt Nam.
Như vậy ông Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam có lẽ đã mượn danh "nhân dân" để ca ngợi sự "hy sinh" của những người lính này. Trong lịch sử cũng có nhiều trường hợp là kẻ thù của chính thể đương thời nhưng lại được nhân dân tôn vinh và ghi nhận sự hy sinh, chẳng hạn như trường hợp các võ tướng nhà Tây Sơn như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu,... Vậy những người lính VNCH này có gì để được nhân dân tôn vinh ngoài việc bỏ xác tại Hoàng Sa? Phải chăng cứ chết tại thánh đường là đồng nghĩa với tử vì đạo?

Về "động cơ" để họ có mặt tại Hoàng Sa thời điểm tháng 1/1974 thì vì đây là nhiệm vụ của họ, được chính quyền VNCH cử ra Hoàng Sa để chống lại việc xâm lấn của Trung Quốc. Trước đó thì Hoàng Sa cũng là vùng hoạt động của các chiến hạm này nên cũng chẳng thể nói rằng họ là những chiến binh vì căm thù quân xâm lược nên xung phong ra đánh đuổi. Như ở trên đã nói, họ là những người lính không lý tưởng, mơ hồ về thế cuộc, lại ở phía đối lập với dân tộc, nên thật khó tin rằng họ sẽ sẵn sàng hy sinh bản thân mình vì một điều gì đó giữa biển khơi. Nhưng giả sử như họ thực sự có một tinh thần chống ngoại xâm (giả thiết rằng họ bị tẩy não nên không biết mình cũng đang phục vụ cho một kẻ ngoại xâm khác) thì họ, những chiến binh kiên cường và anh dũng ấy, đã ở đâu khi lần lượt Đài Loan, Trung Quốc, Philippine, Malaysia,.. chiếm hàng loạt đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa trước đó? Hãy nghe Domingo Tucay Jr, đại tá về hưu của hải quân Philippines, nay là cư dân Viriginia, kể lại việc họ đã chiếm một lúc 6 hòn đảo nổi, trong đó có Thị Tứ (lớn thứ 2 ở Trường Sa), Bến Lạc (lớn thứ 3), Song Tử Đông (lớn thứ 5) một cách dễ dàng như sau: Họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng thì "Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ" (nguồn tại đây: http://www.abs-cbnnews.com/global-filipino/07/11/11/secret-mission-1970-put-ph-troops-spratlys). Từ 1956, Đài Loan cũng đã chiếm đảo Ba Bình (lớn nhất quần đảo Trường Sa) và Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm (lớn nhất nhì ở quần đảo Hoàng Sa).

Như vậy, việc những người lính này có mặt ở Hoàng Sa chẳng qua cũng là một nhiệm vụ bình thường của họ, như việc họ phải tìm và diệt các tàu không số của "Bắc Việt", phải càn quét, bắn phá các vùng duyên hải phía dưới vĩ tuyến 17 (trong các nhiệm vụ này có lẽ họ chỉ giỏi ở nhiệm vụ thứ 3!). Cũng cần nói thêm là trong thời chiến tranh (1954 - 1975) thì các anh chàng lính thủy VNCH thuộc loại là sướng nhất: tàu to súng lớn chỉ có việc đi bắt nạt ngư dân và con buôn bên cạnh nhiệm vụ ngăn chặn những chiếc tàu "chíp hôi" vận chuyển vũ khí cho cách mạng miền Nam, vòng ngoài lại có các siêu chiến hạm của hạm đội 7 Hoa Kỳ bảo kê, chiến hạm của "Bắc Việt" thì vừa nhỏ vừa yếu lại chẳng bao giờ vượt qua vĩ tuyến 17 nên xem như hải quân VNCH không có đối thủ, làm vương làm tướng một cõi với mức độ thiệt hại thấp nhất trong các lực lượng tham chiến. Vì "tinh ăn mù làm" như vậy nên trong trận hải chiến, dù chủ động bao vây và tấn công trước 4 con tàu nhỏ của Trung Quốc, các "thiện xạ" của đội quân "anh hùng" này đã không tài nào tiêu diệt được mục tiêu. Để rồi hàng chục năm sau, các vị ấy lấy lý do không bắn hạ được tàu Trung Quốc vì nó ... quá nhỏ (!?) và khi những kịch bản "bi tráng" hào nhoáng bị bóc tẩy, những vị "anh hùng" lại chuyển sang dè bỉu, đấu tố lẫn nhau về ... nghiệp vụ!

Thật ra thì những người lính này hoàn toàn có thể có được một trận đánh ra trò với những gì mình có và giành được sự tôn trọng của nhân dân. Nhưng họ đã không thể làm được điều đó vì trình độ nghiệp vụ yếu kém của mình và nhất là số phận họ đã được những kẻ chóp bu định sẵn như là những con tốt thí cho một nước cờ tàn. Đại tá, nhà văn, nhà báo quân đội Nguyễn Trần Thiết, người đã từng có mặt tại cả hai chiến trường quan trọng nhất, chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh với tư cách phóng viên chiến trường đã kể lại trong ký sự - tiểu thuyết “Dương Văn Minh - tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn” như sau:
Sáng hôm sau, đoàn xe của Nguyễn Văn Thiệu rầm rầm rộ rộ với đủ nghi thức tiền hô hậu ủng, tiến về căn cứ hải quân. Nguyễn Hữu Hạnh viện cớ bận việc không đi theo. Tuy nhiên, anh vẫn chăm chú theo dõi việc Thiệu làm. Trong một mệnh lệnh viết tay tại chỗ, Nguyễn Văn Thiệu chỉ định thiếu tướng Trần Văn Chơn, tư lệnh hải quân, chịu trách nhiệm tổ chức hành quân đổ bộ lên các đảo nhỏ, đuổi hết những người Trung Quốc ra khỏi đảo.

Nguyễn Hữu Hạnh hết sức ngạc nhiên. Tại sao Thiệu có thể chuyên quyền độc đoán tới như vậy? Vận mệnh của quốc gia, tình trạng bao con người sẽ ngã xuống chỉ vì quyết định liều lĩnh, bốc đồng của Thiệu trong chốc lát sao? Muốn đuổi những người Trung Quốc là dân đánh cá ra khỏi đảo thì cần gì phải sử dụng tới uy quyền của một Tổng Thống? Trường hợp những người chiếm đảo là lính Trung Cộng, thì một bản mệnh lệnh của Tổng Thống viết tay là một kiểu chơi ngông, không lường hậu quả sẽ đến, không dự trù phản ứng của đối phương thì sẽ gặt hái được thất bại nhục nhã vì thua trận, nướng quân.
Cái mảnh giấy viết tay đó chính là hợp đồng bán nước cuối cùng của Thiệu. Một chế độ được dựng lên bởi ngoại bang thông qua các hợp đồng bán nước thì chuyện "nướng" thêm vài tên lính cho "chuyện làm ăn" thì có đáng kể gì. Đó là hậu quả tất yếu của những kẻ "lầm đường lạc lối" chứ làm gì có cái gọi là "hi sinh" ở đây? "Hải chiến Hoàng Sa" đơn giản lắm, có thể tóm lược thế này: những kẻ chóp bu của băng đảng VNCH bị ông chủ Mỹ ép phải cắt một phần đất hương hỏa cho tay hàng xóm. Nhưng để tránh sự chống đối của những người trong giòng tộc, sự kiện này cần phải được ngụy trang dưới vỏ bọc bị đánh cướp. VNCH cử 4 tên đàn em ra ngăn cản sự xâm lấn của tay hàng xóm, sau đó, tên dẫn đầu và tay chân thân tín của hắn đẩy 2 tên còn lại xông vào đánh trước. Hai tên đàn em thấy phe mình cơ bắp, to khỏe hơn hẳn đối thủ nên hùng hổ lao vào khí thế. Khi trận chiến đang giằng co, 2 tên đằng sau rút súng bắn thẳng vào 2 đồng bọn của mình đang vật nhau với tay hàng xóm, rồi co giò chạy. Nhưng "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", một trong 2 kẻ bị bắn đã may mắn thoát chết và vác tấm thân tàn cùng viên đạn oan nghiệt trở về, để rồi mấy chục năm sau kể cho chúng ta biết về sự thật của trận đánh.

TƯ DUY ẤU TRĨ

"Những người ngã xuống ở Hoàng Sa hay Gạc Ma đều là tấm gương hy sinh vì dân tộc. Họ đáng được trân trọng", Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng chia sẻ.
Điều này thì đúng. Chúng tôi không phản bác điều này.

Nhưng cái đầu của ông Đặng Ngọc Tùng chỉ nghĩ được vậy thôi sao? Một TWUV mà chỉ hiểu biết lịch sử hạn hẹp vậy thôi sao.

Ông chắc đã dược lớn lên và học lịch sử thì ít nhất ông phải biết là hàng ngàn đời dân ta giữ biển đảo, bao thế hệ con em đất Việt ngã xuống vì sự toàn vẹn lãnh Hải của Việt Nam. Vậy, vì cái gì, hay vì suy nghĩ hạn hẹp mà lại chỉ nghĩ cho một thời kỳ ngắn ngủn như vậy hơn nữa cách hành văn của bài báo và cách đạt vấn đề mắc rất nhiều lỗi không thể cho phép của một nhà báo, một tờ báo.

Chính vì cái tư duy ấu trĩ ấy mà ông đã mắc hàng loạt sai lầm khi cho đăng bài báo và phát động kê gọi đóng góp xây đên:

Thứ nhất: Muốn xây đền thì không phải ông muốn là làm, cho dù ông là ai. Phải có sự phê duyệt, cấp phép của các cơ quan chủ quản, của Bộ chủ quản và phải có ý kiến cho phép của nhà nước. Không thể tùy tiện muốn xây là xin đất, là thiết kế, là quyên góp, là xin tiền, là đặt tên tùy tiện.

Thứ hai: Cách phát động và cách đặt vấn đề thực hiện của ông chính là sự tùy tiện sỉ nhục Quốc thể và bôi nhọ Chính thể. Nhà nước không làm được việc này hay sao mà ông lại phải dùng chiêu trò xin tiền quyên góp này. Nhân dân sẵn sáng đống góp cho việc làm ân nghĩa này những không phải cho một đề án chưa chuẩn bị thấu đáo, chưa đủ độ chín của người đứng ra. Vấn đề đặt ra ở đâym lời kêu gọi của ông mang tính ngẫu hứng cá nhân mà không được cân nhắc, tính toán thiệt hơn cho đất nước.

Thứ Ba; Ngôi đền ấy phải được xây, nhưng phải là Đền cấp quốc gia và là nơi để tưởng niệm tất cả những con dân đất việt chứ không chỉ cho hai thời điểm mà ông nêu ra một cách thiếu cân nhắc như trong bài viết.

Thứ tư: Nhân dân chỉ đồng ý với việc cần thiết xây ngôi đền. Nhưng hoàn toàn không đồng ý với cách làm của ông. Đến lúc này chúng tôi thấy ông không hội đủ đủ các yếu tố về nhân cách và hiểu biết để đứng ra phát động việc này theo kiểu “lá cái”, theo kiểu “ăn xin” như thế. Ông phải được kiểm điểm trước Trung ương, phải xin lỗi nhân dân về cách làm và tư duy hạn hẹp của mình. Đồng thời ông phải rút ngay ra khỏi đề án này. Không thể để ông bôi nhọ lịch sử bằng hành động vấy bẩn lên ngôi đên linh thiêng ấy! Ông đừng tự ái! Lịch sử nghiêm khắc như vậy đấy chứ không thể tùy tiện như trong vườn nhà ông.

(Huan Tran Dinh)
Ông Tùng tôn vinh những người đã chết là "hi sinh vì dân tộc" thì ông cũng cần phải tôn vinh tất cả những người lính VNCH tham chiến ở Hoàng Sa, bao gồm những kẻ đã bắn đồng đội và bỏ chạy bởi lẽ đó chính là những người đã dẫn đầu đoàn tàu ra "nghênh chiến" với Trung Quốc, đã phát lệnh tấn công. Không có họ sẽ không có hải chiến, sẽ không có người chết và có lẽ cũng không mất toàn bộ Hoàng Sa vào tay Trung Quốc. Họ chỉ khác 74 vị kia là họ không chịu chết! Không lẽ ông Tùng vứt bỏ hết "công lao" của họ chỉ vì họ chẳng chịu chết hay sao? Mà tôn vinh toàn bộ lực lượng VNCH tham chiến rồi thì ông Tùng cũng cần tôn vinh Nguyễn Văn Thiệu cùng bộ sậu của ông ta vì đã "kiên quyết bảo vệ đất nước" trước sự xâm lăng của ngoại bang. Chẳng phải chính ông Thiệu là người ra lệnh cho hải quân VNCH xuất quân đó sao? Và cứ theo cái vòng luẩn quẩn đó, chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ được đọc những thông tin lịch sử kiểu thế này: "Được sự giúp đỡ của các chiến sĩ biệt động thành các cánh quân ta đã nhanh chóng tiến vào trung tâm thành phố tiêu diệt các chiến sĩ còn ngoan cố không chống trả và tiến thẳng đến dinh Độc lập cắm cờ" hay "trong trận chiến đó, các anh bộ đội cụ Hồ đã tiêu diệt xyz các anh bộ đội cụ Diệm"..v...v...

"Anh dũng, kiên cường" ư?
"Hi sinh vì dân tộc" thì không phải rồi nhưng liệu 74 tử sĩ này có không đức tính "anh dũng, kiên cường" như ông Tùng hằng ca ngợi? Trong các bài trước chúng tôi cũng đã chứng minh rằng chẳng thể đào đâu ra được những mỹ từ đó khi nhìn vào màn trình diễn của quân đội VNCH tại Hoàng Sa.
Nay cũng xin tổng hợp lại một số lời kể của người trong cuộc dưới đây.

- "Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xảy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã nhảy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả." - Lời kể của ông Lê Văn Thự, hạm trưởng HQ-16.

- "Các binh sĩ thuộc Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) sau khi bị hỏa tiễn của Hải quân Trung Cộng bắn trúng hầm chỉ huy và bị chìm, trong khi đó tàu của Hải quân Trung Cộng đi ngang qua chứng kiến tình trạng này nhưng họ không đến bắt mà bỏ đi như lời khai của các binh sĩ của Hộ tống hạm này, sau khi được cứu vớt và về đến đất liền: “Chúng tôi có thể sắp bị bắt làm tù binh. Tôi ngoắc thủy thủ đoàn trên tàu của Trung Cộng, thủy thủ đoàn cũng ngoắc lại nhưng không đến cứu"."

- "Chúng ta xác-nhận là đối phương sợ chết, vì vậy Sĩ Quan Chỉ huy địch đã ẩn trốn ở hậu-diện." - hồi ký của tướng TQ Ngụy Minh Sâm, biên tập bởi A. Churchill trong quyển A Collection of Voyages and Travels. Cựu sĩ quan Sài Gòn Nguyễn Văn Thành của trang "Dân chủ ca" cũng xác nhận thông tin này bằng câu: "Người Việt-nam, qua lịch-sử, rất can-đảm. Sĩ Quan chỉ huy ẩn trốn khi đụng giặc, nằm trốn ở hậu-diện rất ít. Hải-Chiến Hoàng-Sa chỉ là một vết đen đơn-độc".

- "Tôi bỗng nhìn lại về phía trước, khẩu đại bác 40 ly đôi đang chĩa mũi lên trời mà nhả đạn liên tiếp. Tôi chỉ tay cho Hạm trưởng (Lê Văn Thự - TL), rồi như một phản ứng kỳ diệu, tôi chạy xuống hai lần cầu thang ngoài trời, hấp tấp leo lên cạnh xạ thủ chiều cao. Anh ta đang chũi đầu xuống như để tránh đạn nhưng chân phải thì đạp liên hồi, trông chẳng khác gì một người điên...." - Trung úy Ðào Dân, tốt nghiệp khóa 18 SQHQ/NT, "chiến đấu" trên tàu HQ-16 cùng trung tá Lê Văn Thự.

- "Tại Hoàng-Sa, giặc Tàu cũng hèn thôi." - Trung úy Hồ Hải, SQ Trưởng ngành Vô Tuyến Điện Tử kiêm Mật Mã của HQ5 kiêm SQ Truyền tin cho Bộ Chỉ Huy Hành Quân. Như vậy thực ra 2 bên chẳng ai anh hùng cả, không có quyết chiến quyết liệt gì cả, cả 2 bên đều bịa đặt để đề cao bản thân.

- Là người trong cuộc, không chịu nổi hiện tượng "tự sướng" sống sượng và lố lăng quá đáng của những "đồng đội", năm ngoái (2013), trung úy Hồ Hải đã phải lấy làm xấu hổ cho họ: "Đã 39 năm trôi đi, các bạn nào đã bắn bạn, mà nay qua những bài viết "lạm phát" còn hăng-hái bắn nhiều, bắn hăng-hái hơn bao giờ hết lúc cuối đời, đã trốn chạy mà còn bịa đặt không xấu-hổ. Các anh vẫn kiên-quyết giết thêm đồng-đội HQVN của mình nữa hay sao...
... Tụi Tàu Cộng nói láo thật, nhưng chúng ta có thấy nhiều tên Tàu nào nói láo, bịa đặt "không thành có" quá đáng và lộ liễu như mấy câu này không? Thật xấu hổ vô cùng với ngay cả đồng bào Việt Nam ta."

Chỉ là sự "tự sướng" nhố nhăng!
Hiện tượng "tự sướng" nhố nhăng này hiện nay không còn quanh quẩn trong sân chơi của đám cựu binh VNCH nơi viễn xứ mà còn được bày biện trang trọng và ê hề trên các mặt báo của nền "báo chí cách mạng" trong nước. Lấy ví dụ như bài báo "Điều chưa từng kể về trận tử thủ trên đảo Hoàng Sa" trên Dân trí, bất cứ ai đã từng tìm hiểu nghiêm túc về "hải chiến Hoàng Sa" sẽ không khỏi phì cười ngay khi nhìn vào chữ "tử thủ" trên tiêu đề bài báo. Bài báo ghi lại lời kể của ông Võ Hà, một sĩ quan, đại đội phó công binh trên đảo Hoàng Sa. Theo lời kể của ông này thì những người lính Trung Quốc cứ như thể đám zombies (xác sống) trong phim Mỹ vậy: "Khoảng 10h sáng ngày 20/1, Trung Quốc cho canô chở lính đổ bộ vào đảo. Chiến thuật “biển người” tiếp tục được áp dụng, họ cho hàng trăm lính với nhiều súng ống, có cả lính thổi kèn xung phong dàn hàng ngang chạy vào từ cầu tàu Lệ Thủy - đường tiếp cận duy nhất. Chúng tôi cứ nhắm súng bắn vào từng hàng người, nhưng lính Trung Quốc đông quá, hết lớp này ngã xuống là lớp khác lại xông lên. Chẳng mấy chốc đã áp sát lô cốt phòng thủ của tôi.".

MIG21, MIG23 "rải thảm" đâu? Pháo hạm đâu? Tên lửa đâu? mà Trung Quốc phải "nướng quân" vì một nhúm lính VNCH trên đảo vậy? Nực cười hơn nữa là ông ta mô tả lính Trung Quốc chẳng khác gì cách tuyên truyền bịp bợm, ngu dân và lố bịch kiểu "Việt cộng có đuôi": "Chúng tôi tận mắt nhìn thấy họ (những binh sĩ sống phía Trung Quốc) lột áo quần của những xác người là đồng đội họ và ném xuống biển". Lính Trung Quốc "máu lạnh" với đồng đội như vậy nhưng lại đối xử với những kẻ đã giết quân mình "hết lớp này đến lớp khác" chẳng khác gì ... thượng khách! Thiếu tá Hồng, cấp trên trực tiếp của ông Hà, kể với tờ nhật báo Viễn Đông rằng: "Họ cho chúng tôi ăn uống theo quy chế tù binh chiến tranh đã được quốc tế qui định, như tôi mang cấp bậc Thiếu tá thì để tôi ở một phòng riêng, bốn Trung úy thì cứ hai ông một phòng, như vậy chúng tôi có ba phòng ở liền nhau, còn ông Kosh người Mỹ một phòng riêng.". Các tù binh còn được dẫn đi tham quan nhiều nơi khác trên đất Trung Hoa!

Tất nhiên, cũng như ông Thiếu tá Hồng, ông Vũ Hà cũng không tiếc lời ca ngợi về tinh thần chiến đấu của bản thân và đồng đội. Thậm chí ông Hà còn "anh dũng" hơn ông Hồng vì ông Hà "là người tử thủ đảo từ đầu cho đến khi bị bắt" trong khi ông Hồng thì "nghĩ trong lòng rằng không bao giờ tôi đầu hàng, giả sử nếu cùng lắm bên Không quân ta phải thả bom trên đầu, tôi cũng chịu vì đó là chuyện bình thường của quân đội; vì tôi và anh em trên đảo sẽ được cứu nên tôi tìm cách ẩn trốn vào một bụi cây rậm rạp trên đảo, do đó khi chúng đã bắt hết các anh em, chúng kiểm soát danh sách và biết rằng còn thiếu một viên Thiếu tá là tôi, cả một Tiểu đoàn lính Trung Cộng dàn hàng ngang lùng sục làm sao mà tôi thoát được, và tôi bị chúng bắt sống lúc xế trưa". Có lẽ vì "chém gió" hăng quá nên lúc thì ông Hà nói "Tôi không nhớ rõ lắm nhưng có thể dưới 20 người phía Việt Nam đã chết" nhưng lúc lại nói "Tôi xác nhận có người chết bên phía Việt Nam trên đảo nhưng không nhớ rõ số lượng lắm và một số bị thương vì tôi là người trực tiếp trên đảo cho đến khi bị bắt"(!). Nhưng dẫu sao, theo lời kể của ông Hà thì có vẻ như ông Đặng Ngọc Tùng còn nợ các tử sỹ trên đảo Hoàng Sa một lời tri ân. Họ cũng "anh dũng chiến đấu và hi sinh vì dân tộc" đó thôi!
Lính VNCH bị Trung Quốc bắt tại Hoàng Sa
Tuy vậy, như tôi đã nói, tất cả đều là những trò tự sướng trơ tráo của những kẻ một thời theo giặc kiếm ăn nay lại được nâng đỡ, bơm thổi bởi đám "lều báo". Hãy xem những gì mà tài liệu của quân đội Mỹ, dựa trên báo cáo của Gerald E.Kosh, người Mỹ duy nhất có mặt trên đảo Hoàng Sa mà blogger Thiếu Long cho là đóng vai trò của người quan sát sự bàn giao Hoàng Sa vào tay Trung Quốc, ghi nhận dưới đây:
  • "Vào ngày 20 tháng 1, trong số 48 quân nhân VNCH phòng thủ đảo chỉ có 20 lính địa Phương Quân là trang bị vũ khí (súng trường M16), không có sẳn vị trí hay kế hoạch phòng thủ." → Tức là cả đảo có 48 lính VNCH và tất cả sau đó đều bị bắt làm tù binh chứ chẳng có ai "hi sinh" cả!
  • Lúc 11.30 giờ, các chiến hạm TC bắt đầu pháo kích lên đảo Hoàng Sa theo đúng như cách thức đã tấn công đảo Cam Tuyền. Tác dụng của những viên đạn bắn ra từ CH.X lại một lần nữa cho thấy là của loại đại bác 105ly. Một điều hơi lạ là mặc dù chiến hạm TC bắn dọn đường liên tục với mức độ vừa phải trong gần một tiếng đồng hồ nhưng đã không gây ra tổn thất nhân mạng nào về phía VNCH cũng như không có một cơ sở nào bị hư hại.
  • Lúc 12.30 giờ, chấm dứt đợt tác xạ dọn đường, cuộc đổ bộ tấn công lên đảo Hoàng Sa bắt đầu. Mặc dù Kosh không quan sát được những diễn tiến hạ bè và người cùng cách thức đổ bộ lên đảo nhưng chắc là cũng giống hệt như cách thức tấn công lên đảo Cam Tuyền. Lực lượng tấn công được ước tính khoảng 2 đại đội chỉ chạm trán với tràng đạn M16 lẻ tẻ từ lính phòng thủ.
  • Ông Kosh đã lưu ý đến việc không thấy súng đại liên (thông thường cơ hữu của Tiểu đội) và máy truyền tin đơn vị (thường cơ hữu của Trung đội). Điều này cho thấy là TC tin tuyệt đối vào sự chính xác về tình báo của họ và đã thấy trước là sẽ không có thể xảy ra sự kháng cự đáng kể nào từ phía VNCH.
  • Sự kiện phía VNCH chịu tổn thất rất ít về nhân mạng cho thấy là quân đồn trú đã bị áp đảo và họ chỉ kháng cự yếu ớt, ngoài ra mặc dù TC quyết tâm dùng vũ lực để chiếm lấy Hoàng Sa nhưng họ chỉ sử dụng một lực lượng vừa đủ để đạt mục tiêu của họ mà thôi.

★★★

Sự thật là như thế, vậy mà sau đám "lều báo" muốn tô vẽ lịch sử theo mục đích cá nhân của họ, bây giờ một ông Ủy viên BCH trung ương Đảng lại "hồn nhiên" kêu gọi nhân dân bằng chính những lời bịp bợm đã bị người trong cuộc lật tẩy. Cứ cho là ông không biết rõ về vấn đề này, tất cả chỉ là do "thằng trợ lý" nó trình lên thì thử hỏi, với vai trò là một lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước như vậy, trước một vấn đề "nhạy cảm" như vậy, không lẽ ông chỉ máy móc làm theo "hướng dẫn" của cấp dưới?

Ông Tùng cùng đồng sự có thể "khuất mắt khôn coi" để bỏ qua những thông tin mà chúng tôi cũng như những người tìm hiểu một cách nghiêm túc về sự kiện Hoàng Sa đưa ra, và giữ lấy cho mình sự tôn trọng tinh thần "hi sinh vì dân tộc" của những người lính VNCH. Đó là quyền cá nhân của các ông ấy. Tuy nhiên, xin đừng lấy cái danh nghĩa "nhân dân" hay kể cả "tổng liên đoàn lao động Việt Nam" dù rằng ông đang là người đứng đầu tổ chức này để làm bình phong cho hành động của mình. Nếu các ông cho rằng việc "vinh danh, tri ân" các "anh hùng Hoàng Sa" là đúng đắn thì tại sao các ông không tự làm chương trình riêng cho họ mà phải nhập nhèm núp bóng vong linh các chiến sĩ HQNDVN tại Trường Sa? Như vậy các ông sẽ biết chính xác thế nào là "nguyện vọng của nhân dân" đối với các "vị anh hùng Hoàng Sa" của mình!

Nhân dân và Nhà nước Việt Nam từ lâu rồi chẳng hề nhắc đến tội lỗi và cũng chẳng hề thù hằn các cá nhân từng phục vụ cho ngụy quân ngụy quyền. Ngày 30/04/1975 chẳng hề có cuộc đấu tố hay "tắm máu" nào cả thì đến bây giờ lại càng không. Thế nhưng chính những lời lẽ, hành động như của ông Tùng lại khơi gợi lại vết thương về sự chia rẽ trong lòng dân tộc vốn đã ngủ yên từ lâu rồi. Nó cũng chẳng khác gì quan điểm lạ lùng của ông nhà văn "đổi màu" Nguyên Ngọc: "Chúng ta tôn vinh các bà mẹ Việt Nam anh hùng từng có nhiều con hy sinh trong chiến tranh, là đúng thôi. Nhưng có lẽ cũng đừng làm quá. Còn có hàng triệu bà mẹ khác, có con đi lính cho chính quyền miền Nam và đã ngã xuống. Mình làm quá, các bà mẹ ấy sẽ tủi thân.". Các ông làm vậy là lợi dụng lòng trắc ẩn của nhân dân để xóa nhòa đi ranh giới thiện - ác, chính - tà và tô vẽ lịch sử theo ý nghĩ chủ quan của mình. Các ông trương ra tấm bảng "hòa hợp dân tộc" nhưng chính điều đó lại gây ra sự chia rẽ. Chúng tôi, những người chưa bao giờ nhận được một đồng lương từ ngân sách nhà nước, đã chẳng tiếc công tiếc sức để chống lại sự xuyên tạc lịch sử của đám "lều báo", một biểu hiện của cái mà Đảng CSVN gọi là "diễn biến hòa bình", trong khi đó một ông Ủy viên BCH Trung Ương Đảng lại mơ hồ về lịch sử, chính trị và có những phát ngôn, không biết vô tình hay cố ý, hỗ trợ cho "diễn biến hòa bình" trên mặt trận truyền thông như vậy! Đáng lo lắm thay!
[...]

Comments

Ngày 10/3/2014, Tổng LĐLĐ và Báo Lao Động đưa ra “Lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa””. Trong đó có đoạn viết:
"40 năm trước, ngày 19.1.1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 74 sĩ quan, thủy thủ quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo và hy sinh, vĩnh viễn nằm lại ở vùng biển Hoàng Sa…
…Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” để tri ân các chiến sĩ đã ngã xuống vì Hoàng Sa, Trường Sa, để lịch sử không quên, tôn vinh những người con đất Việt đã anh dũng hy sinh bảo vệ tổ quốc và thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc….”.

Ngay sau khi lời kêu gọi được đưa ra, đã tạo được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, bởi ý thức chủ quyền nói chung và chủ quyền biển đảo nói riêng đã ăn sâu trong tâm thức mỗi người dân nước Việt. Song điều đáng nói ở đây là, lời kêu gọi đó đã tạo ra rất nhiều những ý kiến trái chiều, và đặt ra những câu hỏi lớn về cách làm cũng như mục đích thực sự của chương trình này… Rất nhiều người đã gửi các ý kiến tham gia qua mục góp ý hoặc gọi điện trực tiếp đến cho báo Người Lao động, nhưng thật tiếc những ý kiến đó đều không được đăng tải hoặc trả lời rõ ràng.

Trước hết phải nói rằng, người Việt Nam từ trước đến nay luôn có tấm lòng tri ân, hướng đến những người đã ngã xuống vì sự nghiệp thống nhất, độc lập và toàn vẹn của Tổ quốc. Chính vì vậy, trên mảnh đất hình chữ S, đặc biệt là khu vực phía Bắc, chúng ta vẫn còn những nghĩa trang mang dấu ấn của các Liệt sỹ người nước ngoài như Trung Quốc, Triều Tiên đã hi sinh trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vì vậy, những người Việt Nam dù ở bên này hay bên kia chiến tuyến đã ngã xuống trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm là việc nên làm. Nhưng sự tri ân đó nên thực hiện như thế nào? Vị trí của những người đó nên được nhìn nhận như thế nào trong lịch sử và hiện tại thì cần phải có một cái nhìn chính xác, cụ thể, rõ ràng. Tránh đánh đồng, phủ nhận, viết lại lịch sử hay vô tình khoét sâu vào nỗi đau của nhân dân Việt Nam.

Vào đầu tháng 1/2014, một số báo chí Việt Nam như: Tuổi trẻ, Thanh niên, Vnexpress.net, Vietnamnet.vn… đồng loạt đưa tin về trận “Hải chiến Hoàng Sa” 40 năm trước. Hầu hết các tư liệu này được lưu trữ và sử dụng làm Tài liệu: "Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa" - Tổng cục chiến tranh chánh trị, Cục tâm lý chiến, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 1974 và của ông Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc, nhưng lại “vô tình hoặc cố tình” bỏ quên, hoặc đưa xuống bài thứ yếu (báo Thanh niên) bài viết của ông Lê Văn Thự (thuyền trường tàu HQ 16) về sự thực cuộc “Hải chiến Hoàng Sa” mà ông ta là người trực tiếp tham gia. Theo đó, cuộc Hải chiến Hoàng Sa khác hoàn toàn những gì mà tài liệu của “Cục chiến tranh tâm lý VNCH” và ông Hà Văn Ngạc viết.

Ông Lê Văn Thự có viết: “Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xảy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã nhảy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả.”. Thậm chí, trong bài viết của mình ông Thự còn nói rõ tàu của ông Hà Văn Ngạc còn “bắn lạc” vào tàu của HQ 10 và HQ 16 (!?)

Như vậy, phải chăng cuộc chiến năm 1974 khác xa hoàn toàn những gì mà báo chí Việt Nam đăng tải trong những ngày đầu năm 2014? Khác xa với những ngôn từ cao đẹp như “kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo” mà người ta đang dành cho những người lính VNCH trên con tàu HQ 10? “Sự kiên cường chiến đấu” là sự việc “nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên nhảy xuống biển” hay là chết vì bị trúng đạn của chính “chiến hữu” của họ? Việc thiếu cẩn trọng trong thẩm định tài liệu, thiếu kiến thức lịch sử, thậm chí đòi viết lại, suy diễn lịch sử đã khiến truyền thông làm sai lệch hình ảnh cuộc chiến, dẫn đến lời kêu gọi có phần hào hùng kia? Có thể so sánh hình ảnh của cuộc chiến năm 1974 với vòng tròn Gạc Ma năm 1988 hay không? Trách nhiệm làm sai lệch lịch sử sẽ thuộc các nhà báo đã đăng những bài viết đó hay của ai? Việc đưa thông tin không đầy đủ trong trận “Hải chiến Hoàng Sa” vào thời gian vừa qua chứng minh sự “không trung thực” “tư tưởng xét lại” của một số nhà báo trong thời gian gần đây. Thậm chí, có nhà báo của báo Lao Động, trên trang cá nhân của mình còn gọi những người lính VNCH là “anh hùng liệt sỹ” và mong muốn có một ngôi đền thờ chung các Anh hùng liệt sỹ Gạc Ma với những người lính VNCH. Với suy nghĩ cào bằng giá trị như vậy; phải chăng nhà báo này muốn đánh đồng, muốn xét lại lịch sử, phủ nhận tội ác trong chiến tranh Việt Nam?

74 người đã chết đó, bao nhiêu người thực sự chiến đấu, bao nhiêu người bị đạn của chính "chiến hữu" của họ bắn vào, bao nhiêu người sợ hãi nhảy xuống biển mà chết? Rồi những người khác tham chiến, họ được quyền đòi hỏi "công trạng" của họ bởi họ cũng tham gia. Rồi một ngày nào đó lực lượng hải quân VNCH cũng đòi hỏi “công ơn” của họ? Lời kêu gọi vội vàng, không xem xét kỹ lịch sử dễ dẫn đến ngộ nhận, sai lệch về bản chất, bản lĩnh chiến đấu, đánh đồng hi sinh giữa những người lính Gạc Ma năm nào và những người lính Hải quân VNCH. Đây là vấn đề nhạy cảm của lịch sử. Trước khi có lời nói phải xem xét kỹ càng tất cả các yếu tố. Không quên họ, nhưng cũng không quá đáng để hàng vạn Liệt sỹ chống Mỹ, Liệt sỹ Biên giới phía Tây Nam, Biên giới phía Bắc đang nằm đâu đó trong góc rừng tủi hờn, để “Vòng tròn bất tử Gạc Ma” phải là ánh sao chói lọi trong lịch sử đấu tranh gìn giữ biển đảo của Tổ quốc. Sau 40 năm, đã đến lúc cần có những đánh giá cụ thể, khoa học về trận Hải chiến Hoàng Sa giữa lực lượng Hải quân VNCH và Hải quân Trung Quốc. Cần tìm rõ sự thật ẩn giấu sau cuộc chiến này để đưa trận Hải chiến Hoàng Sa về đúng vị trí của nó trong lịch sử đấu tranh giữ gìn biển đảo của Tổ Quốc.

Thực tế, rất nhiều người dân, và đặc biệt là các cựu chiến binh của thời ký kháng chiến chống Mỹ, các chiến sỹ QĐNDVN tại ngũ, trong đó có những người lính đã, và đang ngày đêm canh giữ Trường Sa thể hiện sự băn khoăn, bức xúc khi đọc những nội dung thể hiện sự lẫn lộn trong đánh giá lịch sử (“kiên cường”, “công ơn to lớn”…) giữa sự hy sinh của 64 chiến sỹ Hải quân QĐND Việt Nam (bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988) với 74 binh sỹ VNCH tử trận ngày 19/1/1974… Có chiến sỹ trẻ Trường Sa đã cay đắng gửi về cho bạn bè thế này: “Tôi và đồng đội sắn sàng hy sinh cho Tổ Quốc - Tổ quốc Việt Nam XHCN, nhưng nếu chết, tôi không thể vào cái đền thờ lẫn lộn như thế!”

Thử hỏi rằng, với những dư luận như vậy, báo Lao Động có tiếp nhận hay không mà lại đưa tiếp dòng tin gây “nhằm tri ân các chiến sĩ đã ngã xuống vì Hoàng Sa, Trường Sa”. Một Cựu chiến binh Biên giới phía Bắc đã bức xúc nói: “Nếu đã gọi 74 người đó là chiến sĩ thì sẽ có hàng triệu người khác sẽ đòi họ cũng là chiến sĩ. Và khi đó sẽ không còn ngụy nữa mà sẽ là chiến sĩ Cộng sản bắn giết chiến sĩ Cộng hòa. Thế là phải viết lại lịch sử”. Nên nhớ rằng, họ ở một chế độ đối nghịch, thậm chí trước khi xảy ra Hải chiến Hoàng Sa họ cầm súng, dùng tàu để tấn công những đoàn tàu không số giải phóng miền Nam. Chúng ta tưởng nhớ, tri ân họ ở góc độ lịch sử, chứ không tri ân ở góc độ thể chế chính trị. Lịch sử cần điều chỉnh chính xác, nhưng không thể lấy lý do “Hòa giải dân tộc” để đặt ngang hàng như vậy.

Bản thân tôi ủng hộ việc ghi nhận, giúp đỡ đối với thân nhân và binh sỹ VNCH tử trận trong hải chiến Hoàng Sa song cần phải rõ ràng, vậy nhưng lời kêu gọi của TLĐLĐ đã không thể hiện được điều đó. Gây lên những phản ứng dữ dội không đáng có trong dư luận vừa qua. Không thể lấy lý do “hòa giải, hòa hợp” mà gây ra những hệ lụy phản tác dụng, khi “hòa giải” được một nhóm người mà có thể gây ra sự mất lòng tin cho hàng triệu người đã chịu những mất mát trong các cuộc chiến tranh vì độc lập và thống nhất Tổ Quốc!
© Trọng Nghĩa (Viethaingoai.net)
[...]

Categories: ,
Comments

Trong "Lời kêu gọi" dưới đây tác giả Nguyễn Biên Cương không đề cập đến những phát biểu của ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, mà chỉ nhắn nhủ với các "lều báo" và "zân chủ gia". Tuy nhiên, về đề tài thì rõ ràng liên quan mật thiết đến những gì ông Tùng đã làm gần đây. Chúng tôi tự hỏi không biết ông Tùng sẽ nghĩ gì khi đọc bài viết này vì theo so sánh thì những phát ngôn và hành động của ông trên báo chí gần đây cũng chẳng có gì khác biệt với 2 đối tượng mà tác giả bài viết nhắn nhủ.

Đừng nịnh Mỹ bằng cách chạy tội cho VNCH - Tác giả: Nguyễn Biên Cương

Đó là một sai lầm chiến lược.

Ta có thể dễ hiểu, cảm thông cho những Việt kiều gốc VNCH, vì hận thù thể chế, chính thể, vì danh dự, thể diện….mà chạy tội, bao biện cho bản thân và chế độ ngụy quyền ấy. Đó là chưa kể họ nhờ “chính sách nhân đạo” của Mỹ mà có chỗ dung thân nên họ “ăn cây nào rào cây đó”, trở thành người Mỹ, mang quyền lợi, bảo vệ lợi ích cho Mỹ là điều dễ hiểu. Hạnh phúc gì bằng khi được nhúm người Việt trong nước chạy tội, chữa nhục cho mình!

Những đối với các zân chủ gia, biểu tình viên, một số lều báo, vì muốn thay đổi thể chế chính trị hiện nay, muốn nghiêng về Mỹ, muốn Mỹ bảo kê cho Việt Nam chống lại Trung Quốc thì việc chạy tội cho VNCH là sai lầm chiến lược.

Những năm gần đây rộ nên các zân chủ gia này đã “luồn lách” cửa đi cho mình bằng dấy lên chiến dịch tẩy chay Trung Quốc, tưởng niệm, vinh danh 74 tử sĩ VNCH hy sinh năm 1974, xem đây là cơ sở để hòa giải dân tộc, tăng cường sức mạnh đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm. Lý lẽ thoạt nghe tưởng như rất thuyết phục. Ấy thế nên những thành phần vọng Mỹ này đã thành công phần nào trong khi khiến một số báo chí lớn hưởng ứng, dư luận nhân dân không phản ứng, có vẻ như dễ dàng chấp nhận. Bởi 74 tử sĩ ấy, dù phục vụ quân đội nào, dù chết trong hoàn cảnh nào nhưng là chết do bảo vệ chủ quyền đất nước, chẳng có lý do nào để phủ nhận họ, làm tổn thương đến linh hồn của họ .

Nhưng cái nhìn với lịch sử thì lại khác. Người ta sẽ dễ dàng nhìn thấy động cơ bên trong của những hành động khoác cái vỏ nhân đạo, nhân văn bề ngoài khi so sánh hai hành động tưởng niệm 74 tử sĩ VNCH với 64 liệt sỹ QĐNDVN cùng hy sinh vì chủ quyền biển đảo. Một bên thì khuyếch trương thái quá, thực chất mượn cớ để quảng bá, khoe lực lượng đối lập trong nước, một bên thì làm cho lấy lệ, làm để chữa ngượng cho mình vì đã chót nống vấn đề này. Dù cách thức khéo kéo che đậy đến đâu, nhưng không giấu nổi dã tâm. Và tôi phải khẳng định rằng đừng nên tiếp tục chạy tội cho VNCH, nếu tiếp tục các anh chị càng thúc đẩy nhanh hơn sự thất bại, lạc loài của mình:

- VNCH rõ ràng là đội quân được Mỹ tạo dựng, nuôi dưỡng, nhưng khi trở nên vô dụng thì Mỹ bán đứng. Nó đã biến mất hoàn toàn dấu vết trên lãnh thồ Việt Nam cùng với sự ra đi, bại chiến của Mỹ. Cả thế giới ngày này đều biết đến Việt nam qua cuộc chiến tranh chống Mỹ oanh liệt, mỗi khi Mỹ định gây chiến ở đâu là lại nhắc đến Việt Nam như một lời đe dọa, cảnh tỉnh hòng cản chân Mỹ.

VNCH là quân đội tiếp tay cho Mỹ trong khoảng 20 năm chiến tranh đã tàn sát ít nhất 3 triệu người Việt (không thua gì con quỷ Nazi Đức về tội diệt chủng), cả hai miền chịu cảnh bị tàn phá bởi 7 triệu tấn bom đạn, bị tiêu diệt mầm sống với 77 triệu lít chất độc Da Cam hoàn toàn có xuất xứ “made in USA”). Cùng với lính ngụy VNCH, Mỹ còn trả tiền cho 400 000 lính đánh thuê Nam Hàn là tội phạm hình sự, tử tội sang Việt Nam tàn sát người Việt. Bởi vậy việc bào chữa cho VNCH, phục dựng cái thây ma này là điều ngu xuẩn tệ hại, không bao giờ chiếm được lòng tin đông đảo dân chúng, bất kể họ đang có bất bình với khiếm khuyết của chế độ hiện hành đến đâu.
Ngay cả khi đã an phận tại "xứ sở tự do" gần 40 năm, tàn dư ngụy quyền vẫn không mất đi não trạng nô lệ.

- Thực ra thân Mỹ là tốt, tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ kiềm chế, đối trọng với Trung Quốc và các cường quốc khác là quá tốt. Hồ Chí Minh từng muốn bắt thân với Mỹ nhưng thất bại. Nhưng việc phục dựng VNCH để chạy tội cho Mỹ, thể hiện sự sùng bái Mỹ, mong Mỹ bảo kê chống Trung Quốc lại là cái ngu thế kỷ. Chính sách ngoại giao, quốc phòng của Mỹ là lưỡng chuẩn, Mỹ không đời nào làm gì mà không có lợi cho họ. Người Việt cũng như các dân tộc trên thế giới không ngu đến mức, chưa nhận ra điều này. Đúng như Tổng thống Nga Putin nói, bản chất con bài dân chủ của Mỹ là:

"Tại một nơi nào đó ở Mỹ, nhân viên tại phòng thí nghiệm ngồi một chỗ và tiến hành thí nghiệm trên những con chuột mà không rõ về hậu quả mà họ đang làm".

Con đường tồn vong duy nhất đối với nước nhỏ như Việt Nam khi đứng giữa các anh lớn là đừng để biến thành công cụ cho bên nọ đánh bên kia, thân phận sẽ không hơn con tốt thí trên bàn cờ quốc tế, y như VNCH, trở thành con bài thỏa hiệp, đi đêm, mua chuộc lợi ích khi hết vai trò. Ukraina là bài học cho bất kỳ nước nhỏ nào không muốn bị xé tan hoang thành nhiều mảnh.

- Lợi dụng người chết cho mưu đồ chính trị vốn được xem là kỵ húy về tâm linh, thủ đoạn chính trị không lành mạnh này khiến đông đảo người Việt sẽ thấy rõ sự bế tắc đường lối hoạt động, sự yếu kém năng lực của nhóm tự xưng là LỰC LƯỢNG CHÍNH TRỊ ĐỐI LẬP, vậy thì ai dám mạo hiểm đặt lòng tin vào họ?

HÃY DỪNG VIỆC LẠM DỤNG 74 TỬ SĨ VNCH LẠI ĐI, các lều báo, zân chủ gia!
© Nguyễn Biên Cương
[...]

Categories: ,
Comments

Những ngày gần đây, sau khi Leubao.vn đi tiên phong trong việc phê phán "Lời kêu gọi ủng hộ chương trình “nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa”" của ông Đặng Ngọc Tùng đăng trên báo Lao Động, dư luận trên các mạng xã hội đã có nhiều phản ứng về lời kêu gọi này. Chúng tôi liên tục nhận được nhiều bài viết, nhận xét đồng quan điểm cũng như những lời động viên từ bạn đọc. Gần đây nhất, chúng tôi được tác giả An Nam gửi cho một bài viết là một "Thư gửi ông Đặng Ngọc Tùng và tòa soạn báo Lao Động" đã được gửi cho tòa soạn báo Lao Động trước đó. Chúng tôi xin đăng lại dưới đây. Mời các bạn tham khảo.

☀☀☀
Ngày 10.3.2014 báo Lao Động đăng tải lời kêu gọi ủng hộ chương trình “nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” của ông Đặng Ngọc Tùng - uỷ viên trung ương Đảng.- chủ tịch liên đoàn lao động Việt Nam.

Kêu gọi ủng hộ, tri ân những người đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc vì hoà bình và an ninh tổ quốc hôm nay là việc làm thiết thực, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nhưng trong lời kêu gọi của ông Đặng Ngọc Tùng hàm chứa nhiều vấn đề mập mờ của lịch sử với những lời lẽ không thể chấp nhận được:

“40 năm trước, ngày 19.1.1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 74 sĩ quan, thủy thủ quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo và hy sinh, vĩnh viễn nằm lại ở vùng biển Hoàng Sa.
Máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Ghi nhận công ơn to lớn đó, chia sẻ nỗi đau của những người mẹ, người vợ, người con có người thân đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa (1974)”
“tri ân các chiến sĩ đã ngã xuống vì Hoàng Sa, …., để lịch sử không quên, tôn vinh những người con đất Việt đã anh dũng hy sinh bảo vệ tổ quốc và thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc.”
“hỗ trợ cha, mẹ, vợ, con, thân nhân của những người lính đã hy sinh trong hai trận chiến Hoàng Sa (1974)…."

Chẳng nhẽ một uỷ viên trung ương Đảng như ông Tùng và ban biên tập báo Lao động lại không nhận thức được vấn đề này. Cùng lúc kêu gọi ủng hộ tri ân những cán bộ chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam hi sinh ngày 14.3.1988 tại Trường Sa và 74 quân nhân của Việt Nam Cộng Hoà tử trận tại Hoàng Sa trong trận giao chiến với Trung Quốc. Đó là một sai làm nghiêm trọng. Phải chăng ông Tùng và các vị trong toà soạn báo Lao Động đang mù mờ về lịch sử dân tộc hay các ông đang cố ý lập lờ đánh lận con đen.

Sau hiệp định Giơnevơ (1954), Mỹ nhảy vào miền nam Việt Nam và nặn ra chính thể Việt Nam Cộng Hoà – một chế độ phản động đi ngược lại với lợi ích của dân tộc Việt Nam. Quân đội VNCH là đội quân lính đánh thuê cho Mỹ tại miền Nam. 21 năm dưới sự chỉ đạo của Mỹ và nguỵ quyền Sài Gòn, quân lực VNCH đã chĩa súng vào cách mạng Việt Nam. Hàng triệu người Việt chân chính đã phải đổ máu vì họng súng của quân bán nước (VNCH) và quân cướp nước (Mỹ). Không thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định Giơnevơ, chúng ra sức chiếm giữ miền nam, từ nam vĩ tuyến 17 trở vào bao gồm trong đó cả Hoàng Sa.

Ngày 19.1.1974 lợi dụng lúc dân tộc Việt Nam đang chiến tranh chống Mỹ - nguỵ ở miền nam, Trung Quốc đem quân tiến đánh VNCH để chiếm Hoàng Sa. Một cuộc chiến đấu ngắn ngủi giữa quân lực VNCH và quân giải phóng Trung Quốc đã diễn ra. Đó là cuộc chiến đấu giữa đội quân lính đánh thuê bán nước và quân cướp nước. Hàng Sa chính thức mất vào tay Trung Quốc từ ngày đó. Vào thời điểm đó, VNCH đang đối phó với 2 kẻ thù cùng lúc: cách mạng Việt Nam và quân cướp nước Trung Quốc.

Chính vì vậy không nên nhầm tưởng, 74 quân nhân của quân lực VNCH đã chiến đấu hi sinh vì tổ quốc, thực tế là chúng chiến đấu cho chế độ phản động VNCH ở miền nam, chiến đấu cho chủ Mỹ. Tiếc thay trong sự kiện này Mỹ đã thả VNCH vì đã bắt tay với Trung Quốc.

21 năm chiến đấu trong mưa bom bão đạn, hàng triệu người Việt Nam đã ngã xuống mới có ngày 30.4.1975. Hôm nay tại sao ông Tùng và báo Lao Động lại kêu gọi ủng hộ tri ân những người lính của chế độ VNCH? Mới mấy chục năm đã vội quên quá khứ rồi sao? Hay mọi sự qua rồi, thì chúng ta nên thực hiện “hoà hợp”, phải cào bằng giá trị lịch sử? Các vị đang đánh đồng xương máu của những người chiến đấu cho chính nghĩa, cho dân tộc và xương máu của những kẻ chiến đấu cho bọn phản quốc. Trắng - đen, phải - trái, chính- tà cần được khẳng định rõ ràng, chứ không được lập lờ và bẻ cong lịch sử !

Trên một tờ báo chính thống, đại diện cho tiếng nói của người lao động Việt Nam lại xuất hiện lời kêu gọi chứa đựng những nội dung không rõ ràng về mặt nhận thức, có dấu hiệu phản bội quá khứ. Từ nhận thức sai sẽ dẫn đến hành động sai. Vô cùng thất vọng trước lời lẽ của chủ tịch liên đoàn lao động Viêt Nam và toà soạn báo Lao Động

Đề nghị ông Đặng Ngọc Tùng và toà soạn báo Lao Động xem xét lại bản thân, cải chính lời kêu gọi trên, cũng như định hướng lại chương trình tri ân này.

© An Nam ( Nghệ An)
[...]

Comments

Việc ông Đặng Ngọc Tùng, chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phát động “Lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”” để xây dựng đền tưởng niệm 64 chiến sĩ trong trận Gạc Ma (huyện đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa) và hỗ trợ cha, mẹ, vợ, con, thân nhân của những người lính đã hy sinh trong hai trận chiến Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) đang gặp khó khăn trên báo Lao Động ngày 10/3/2014 đang gây nhiều trái chiều bức xúc trong dư luận.

Khách quan mà nói, đây là sáng kiến thiết thực, tri ân những người con bỏ mình vì chủ quyền đất nước, ghi dấu ấn, nhắc nhở các thế hệ con cháu về hy sinh, mất mát của Tổ quốc, về cuộc đấu tranh trường kỳ khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Nhưng điều tôi và nhiều người không hề đồng tình là ý đồ lồng ghép hai sự kiện giữa Hoàng sa 1974 với Trường sa 1988 như thể sự cào bằng, đánh đồng bản chất 2 sự kiện chỉ vì ý nghĩa “hòa giải dân tộc”.


Ai cũng biết, Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm do bị Mỹ bán đứng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hèn nhát, bạc nhược của binh lính và cấp chỉ huy lúc đó. Một quân đội được trang bị mạnh hơn hẳn Trung Quốc mà nhanh chóng đầu hàng, buông xuôi, tệ hại đến mức không bắn địch mà bắn vào nhau rồi mạnh ai lấy chạy tám phương tứ hướng, chạy sang cả Philippin, bỏ mặc hai tàu bị cháy, bỏ lại tòan bộ người nhái trên đảo (hồi ký của Trung tá Lê Văn Thự đã bày tỏ hối hận về điều này)... Với một đội quân như thế thì người ta chỉ thấy thương cho 74 tử sĩ kia, tội nghiệp cho họ đã đi phục vụ một chế độ tay sai hèn nhát, khi không được Mỹ bảo kê là tự sát, tan tác. Thế nên mấy chục năm sau, những tướng tá ngụy, mỗi người một phách, tựu chung vẫn nói xấu nhau, kẻ thì BAO BIỆN, kẻ thì TRANH CÔNG, ĐỔ LỖI...

Sự kiện Trường Sa 1988 khác hẳn, các binh sỹ hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ thành công các đảo Colin và Len đao, mất đảo Gạc Ma trong khi đối phương mạnh gấp nhiều lần. Các tàu của ta năm 1988 đeo bám trận địa đến cuối cùng. Trong đó tàu của Vũ Huy Lễ bị hỏng nặng vẫn cố hết lực ủi lên bãi để làm công sự chiến đấu, sau đó đưa xuồng ra cứu đồng đội bị chìm... Nhờ đó mà ta giữ được 2 đảo, Trung Quốc chỉ chiếm được một đảo và không dám lấn tới nữa. Thế nên, những chiến sỹ từng tham gia cuộc chiến này đều không hối tiếc, hối hận, không có người nói xuôi, kẻ nói ngược.
Nguyễn Xuân Diện "múa" phụ họa.
Đọc kỹ phần sau của bài báo, chúng ta nhận rõ chân tướng của sự “hòa giải” này. Phải chăng những người chủ xướng ý tưởng nghe có vẻ đầy nhân văn, tình nghĩa này thực chất là lợi dụng xương máu của những người lính đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo làm phương tiện đạt mục đích vực dậy cái thây ma chế độ VNCH. Họ khai thác hai sự kiện đó để rồi đánh đồng bản chất, cào bằng xương máu của các chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam với đội quân làm tay sai cho ngoại bang, phản bội lợi ích dân tộc.

Việc đánh đồng giữa hai sự kiện cùng 1 lúc người lính quân đội VNCH chẳng khác nào là sự nhục mạ những người lính đã nằm lại ở Gạc Ma đến nay chưa tìm thấy xác, làm tổn thương những cựu tù từng bị giam dưới thời chế độ VNCH đến nay vẫn còn sống và làm tổn thương những bà mẹ có con em hi sinh trong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà đến nay nhiều gia đình vẫn chưa đón được hài cốt của con họ về với quê hương. Hành động đó còn làm tổn thương hàng ngàn cựu binh, thanh niên xung phong trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, chống xâm lược ở biên giới phía Bắc, Tây Nam.

Sự ngụy biện núp dưới khái niệm "Hoà giải", thực chất không hơn hành động “bán nước” là mấy, sẵn sàng đánh đổi xương máu, danh dự của triệu triệu người hy sinh cho độc lập, thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm và tay sai ngụy quyền cho hai chữ HÒA GIẢI được sao?
Những loạt bài báo những ngày vừa qua núp dưới chiêu bài "hòa giải" chắc hẳn không ngoài mục đích vực dậy thây ma VNCH.
"Anh hùng liệt sỹ nào hy sinh" ở Hoàng Sa năm 1974 vậy Đào Tuấn?
Hiện nay những thế lực sống ở bên ngoài lãnh thổ và cả một số người trong nước muốn tỏ rõ chính kiến của mình bằng việc lợi dụng những chính sách của nhà nước về xoá bỏ hận thù tiến tới hoà hợp dân tộc để nhân đấy kích động quấy rối với mục đích tìm danh phận cho những người lính Sài Gòn đã ngã xuống trong trận chiến ở Hoàng Sa năm 1974. Nếu như thoạt nghe thì có lý nhưng suy ngẫm sâu xa thì đây cũng là âm mưu của một số kẻ thèm muốn quyền lực nhân cơ hội này để kích động chia rẽ nhằm đục nước béo cò, họ định đánh đồng những người lính QĐNDVN, là những người đã "đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào" với những người lính VNCH, những kẻ tồn tại chỉ với một mục đích duy nhất là chết thay cho lính Mỹ.

Nếu mà chuyện lính VNCH chết ở Hoàng sa được vinh danh thì biết đâu có ngày họ còn đòi chế độ cho những thương phế binh Sài gòn, điều mà cho đến nay vẫn còn những cán bộ chiến sĩ của đoàn quân chiến thắng vẫn chưa được thụ hưởng. Lịch sử hiện đại  sẽ ghi nhận những trang viết về những trận chiến chống xâm lăng của dân tộc trong đó có thời chống thực dân xâm lược Pháp, đế quốc Mỹ và quân xâm lược Trung quốc. Và chúng ta, những con dân nước Việt luôn có một lòng tự hào dân tộc nhưng chúng phải được đặt đúng nơi đúng chỗ. Chúng ta không cho phép những kẻ lơi dụng chiêu bài dân chủ kích động chia rẽ làm suy yếu đất nước, có lợi cho những phần tử xôi thịt đang ngấp nghé tìm cơ hội ngoi lên. Dân tộc này, đất nước này với 4000 năm dựng nước và giữ nước sẽ mãi mãi là một dân tộc anh hùng không có một thế lực nào có thể khuất phục nổi./.

© Linh Nguyễn (bài viết có sự tham khảo ý kiến của một số cựu chiến binh)

[...]

Categories: ,
Comments

Tiếp theo mưu đồ tái phục dựng và rửa mặt, chạy tội cho cái thây ma VNCH qua loạt bài về “hải chiến Hoàng Sa” vừa qua của một loạt lều báo, nay Báo Lao động, một tờ báo đại diện cho lợi quyền của người lao động, cho giai cấp công nhân đã “quay trở lại và còn … tệ hại hơn xưa” khi phát ra lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” (BLĐ, số 53/2014, ngày 10/3/2014). Thoạt nghe tên chương trình thì thấy rất hay ho. Nhưng hãy xem “lời kêu gọi” này viết gì:


"Đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.
Ngày 14.3.1988, Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến không cân sức, 64 cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và anh dũng hy sinh. 
Ông Đặng Ngọc Tùng


40 năm trước, ngày 19.1.1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 74 sĩ quan, thủy thủ quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo và hy sinh, vĩnh viễn nằm lại ở vùng biển Hoàng Sa.

Máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Ghi nhận công ơn to lớn đó, chia sẻ nỗi đau của những người mẹ, người vợ, người con có người thân đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) là việc làm rất cần thiết của cả cộng đồng và xã hội.".

Thú thật đọc đến câu “74 sĩ quan, thủy thủ quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo và hy sinh, vĩnh viễn nằm lại ở vùng biển Hoàng Sa” thì tôi không thể nào tiêu hóa nổi. Không lẽ nào Báo Lao động không nghe, không thấy, không biết đến hàng loạt bài viết vừa qua của cộng đồng mạng, của những người có lương tâm, trách nhiệm với lịch sử vạch trần cái bi hài kịch “chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa” của “quân lực VNCH” hay sao? Ai mà không biết rằng “quân lực VNCH” đã rất “kiên cường chiến đấu” khi đem 4 chiếc tàu to ra đánh với mấy cái tàu cùn của Trung Quốc nhưng chỉ có 2 chiếc thực sự tham chiến, 2 chiếc còn lại lượn lờ và còn bắn “nhầm” cả vào “phe ta” đến nỗi bị thua tan tác, 2 chiếc dông thẳng sang Philippin, 1 chiếc lê thân tàn về cảng còn 1 chiếc bỏ mình dưới biển sâu? Ai mà không biết rằng VNCH đã “kiên cường” nghe lệnh quan thầy Mỹ cấm máy bay xuất kích để tái chiếm Hoàng Sa? Chưa kể đến chuyện còn có nhiều chi tiết chứng tỏ rằng VNCH và Mỹ đã dàn cảnh để "bán" Hoàng Sa cho Trung Quốc, theo sự đi đêm của Trung Quốc và Mỹ trước đó.

Về cái gọi là “sự kiên cường” của VNCH thì đã rõ. Tiếc thay, Báo lao động, một tờ báo của giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong của Đảng lại có thể làm được cái việc là “ăn theo”, đánh đồng và nhập nhằng giữa hai sự kiện Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988, giữa sự hy sinh anh dũng của những chiến sỹ hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam (kết quả là bảo vệ được 2/3 bãi đá và ngăn quân TQ không dám lấn tới) với cái chết của những người cầm súng cho giặc ở Hoàng Sa (kết quả là mất luôn cả quần đảo) qua cái luận điệu “máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam”. Lại càng kinh ngạc hơn khi chương trình này lại do đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trực tiếp phát động kêu gọi.

Bạn đọc có quyền đặt câu hỏi rằng “những lời trên bài báo kia có phải là do đồng chí Tùng nói/viết ra hay là sự lồng ghép của những kẻ tráo trở mang danh nhà báo?”. Báo Lao động trước đây đã phát động chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa”. Đây là một chương trình rất hay và thiết thực góp phần bảo vệ biển đảo của tổ quốc, được đông đảo nhân dân, đặc biệt là công nhân viên chức, lao động nhiệt tình hưởng ứng. Tuy nhiên đối với chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” thì nhất thiết phải xem lại. Tri ân các anh hùng liệt sĩ là một việc rất tốt và đáng hoan nghênh. Nhưng tri ân phải đúng nơi đúng chỗ. Góp tiền xây dựng đền tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma và ủng hộ gia đình của các liệt sĩ đang gặp khó khăn thì được chứ không thể vì cái này mà nhập nhằng, “ăn theo” vào để hỗ trợ cho gia đình của những người lính đã một thời cầm súng cho giặc, đánh thuê cho Mỹ là không thể chấp nhận được.

Chúng tôi, những người công nhân đã và đang đồng hành cùng tờ Báo lao động hàng ngày cảm thấy rất bức xúc và lo lắng khi tờ báo đại diện cho giai cấp của mình, không biết vô tình hay cố ý, đã tiếp tay cho những mưu đồ đen tối bằng việc cào bằng lịch sử, nhập nhằng công tội, thật giả bất minh…, làm cái cớ cho những thằng tâm thần hô hào phải xây dựng cả đền thờ cho “74 chiến sĩ quân đội VNCH đã ngã xuống để giữ Hoàng Sa năm 1974” và nguy hại hơn là đến một lúc nào đó chúng lại cho làm cả phim và viết sách để tôn vinh lực lượng này.
Nguyễn Xuân Diện "múa" phụ họa.
-----
© Đất Đối Không
[...]

Comments

[Cập nhật: Sau khi bài viết này được đăng và nhận được sự đồng tình của nhiều bạn đọc, ngày 11/03/2014 báo Lao Động đã lẳng lặng thay đổi hình ảnh bia chủ quyền trên poster nhưng nội dung vẫn không đổi.].

Trên báo Lao Động số 53, ngày 10/03/2014, có đăng bài viết Lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”, trong đó có nói rằng:
"Đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.

Ngày 14.3.1988, Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến không cân sức, 64 cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và anh dũng hy sinh.
40 năm trước, ngày 19.1.1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 74 sĩ quan, thủy thủ quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo và hy sinh, vĩnh viễn nằm lại ở vùng biển Hoàng Sa.
Máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Ghi nhận công ơn to lớn đó, chia sẻ nỗi đau của những người mẹ, người vợ, người con có người thân đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) là việc làm rất cần thiết của cả cộng đồng và xã hội.".


Những tưởng sau những loạt bài về sự kiện Hoàng Sa - 01/1974 với luận điệu sai trái nhằm rửa mặt cho cái thây ma VNCH, bị dư luận nhân dân phản đối và những người có tâm huyết với lịch sử và sự thật đưa ra những lý luận và dữ liệu thuyết phục để vạch trần bản chất thì những kẻ cơ hội và lều báo sẽ có một chút liêm sỉ để câm lặng một thời gian. Nhưng không. Như những con đỉa dai dẳng đói, chúng chẳng bao giờ chịu ngừng nghỉ cái vòi của mình khi chưa no bụng máu. Lần này, "ăn theo" sự kiện Trường Sa 1988, những kẻ nào đó đã núp dưới bóng của tờ báo Lao Động để lồng vào "lời kêu gọi" những luận điệu quen thuộc như trên.

Tôi không tin rằng ông Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - lại không phân biệt được sự hy sinh bất khuất của những chiến sỹ HQNDVN ở Gạc Ma với cái chết của những người cầm súng cho giặc ở Hoàng Sa. Bất kỳ ai có tìm hiểu một cách nghiêm túc về sự kiện Hoàng Sa đều thấy rằng:
1. Chẳng có cái gì gọi là "kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo" cả khi mà: 4 tàu to lớn hiện đại với hỏa lực áp đảo của VNCH đã "tưởng bở" khép vòng vây và tấn công phủ đầu 4 con tàu "ghẻ" của Trung Quốc nhưng kết quả là quân ta bắn quân mình và soái hạm HQ-5 kéo theo con tàu mạnh nhất HQ-4 bỏ chạy sang tận Philippine, bỏ mặc 2 đồng đội là HQ-16 "lết" tấm thân tàn về Đà Nẵng và cái xác HQ-10 cùng đám thủy thủ tàu bơ vơ giữa vòng vây tàu Trung Quốc.
2. Chẳng có cái gì gọi là "kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo" khi mà toàn bộ quân đồn trú của VNCH trên các đảo còn lại của Hoàng Sa đều nhanh chóng xuôi tay đầu hàng một cách bình an vô sự và được đưa đi "du lịch" trên đất Trung Quốc, được đối đãi tử tế với cơm ngon và quà lưu niệm khi được trao trả về cho VNCH.
3. Chẳng có cái gì gọi là "kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo" khi mà sau khi ngỡ mình mạnh hơn, ra tay đánh trước nhưng lại bị thiệt thân (vì sự phản phé của"đồng đội") thì: "Các binh sĩ thuộc Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) sau khi bị hỏa tiễn của Hải quân Trung Cộng bắn trúng hầm chỉ huy và bị chìm, trong khi đó tàu của Hải quân Trung Cộng đi ngang qua chứng kiến tình trạng này nhưng họ không đến bắt mà bỏ đi như lời khai của các bĩnh sĩ của Hộ tống hạm này, sau khi được cứu vớt và về đến đất liền: “Chúng tôi có thể sắp bị bắt làm tù binh. Tôi ngoắc thủy thủ đoàn trên tàu của Trung Cộng, thủy thủ đoàn cũng ngoắc lại nhưng không đến cứu".".

Ngoài ra còn vô số chi tiết chứng tỏ rằng Mỹ ngụy đã dàn cảnh để "bán" Hoàng Sa cho Trung Quốc, theo sự bắt tay của Mỹ và Trung Quốc trước đó (có thể đọc trong loạt bài về Hoàng Sa của chúng tôi). Vậy mà, giờ đây báo Lao Động, Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, của một chính thể được dựng xây và gìn giữ bởi bao xương máu của các anh hùng liệt sỹ lại trơ tráo cào bằng giá trị xương máu bằng sự lươn lẹo của ngôn từ: "Máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam". Những người lính trên con tàu Nhật Tảo kia không phải chiến đấu vì Việt Nam mà vì lệnh của Mỹ và của những kẻ bán nước cho đế quốc. Họ ăn lương Mỹ, dùng tàu Mỹ, súng Mỹ để càn quét các vùng duyên hải và canh giữ vùng trời, vùng biển cho Mỹ, ngăn chặn đường tiếp tế trên biển của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Có ai dám chắc rằng bàn tay họ chưa từng nhuốm máu các chiến sỹ giải phóng quân và thậm chí cả những người dân quê hương họ?

Ông Tùng chắc chắn phải biết những điều đó và có nghĩa vụ phải biết. Vậy thì, chúng tôi rất thắc mắc là những lời trên bài báo kia có phải là do ông Tùng nói / viết ra hay là sự lồng ghép của những kẻ tráo trở mang danh nhà báo? Tri ân những anh hùng liệt sỹ là điều cần thiết và là điều Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ quên nhưng lợi dụng truyền thống cao đẹp này để thực hiện những mưu đồ đen tối, bôi đen lịch sử, xóa nhòa ranh giới thật- giả, tốt - xấu,... là điều phải cực lực lên án. Báo Lao Động tiếc thay lại vô tình (hy vọng là thế) tiếp tay cho những điều như thế. Cũng chính bởi những cái tâm đen đã làm vẩn đục chương trình nên ngay cả cái poster quảng bá cũng thể hiện sự "thô thiển, tăm tối" như sự đánh giá của nhiều người. Thật khó hiểu là tại sao người ta có thể thiết kế và chấp nhận một cái poster với hình ảnh bia chủ quyền Việt Nam bị "đục khoét" nham nhở như vậy. Phải chăng là như lời giải thích của một bạn đọc trên Facebook rằng (đây là) "sản phẩm của những não trạng uất hận, kìm nén, bị ức chế kinh niên"?

Phải chăng vì "u ám" như vậy nên "lời kêu gọi" đã nhanh chóng được sự hưởng ứng phụ họa của các thành phần cơ hội và thần kinh chính trị như Nguyễn Xuân Diện hay sự "trở về từ chiến tranh biên giới phía Bắc" của Đào Tuấn? Nhắc đến Đào Tuấn, chúng tôi lại nhớ đến bài viết "Tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet" của anh này, trong đó dẫn lời ông Hồ Quang Lợi - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - "nêu kinh nghiệm "Tổ chức nhóm chuyên gia" đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên Internet trong việc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch", từ đó khai sinh ra khái niệm "dư luận viên" mà nhiều người trong chúng tôi được "dán mác" hơn một năm nay mà chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao. Đây cũng là một bài học cho các lãnh đạo nhà nước khi làm việc với "quyền lực thứ tư", nhất là khi loại quyền lực này đã và đang bị "kền kền hóa".
Nguyễn Xuân Diện "múa" phụ họa.
"Anh hùng liệt sỹ nào hy sinh" ở Hoàng Sa năm 1974 vậy Đào Tuấn?

Nhìn những gì trong "lời kêu gọi" trên báo Lao Động và những sự kiện mà chúng tôi đã phân tích trước đây, chợt rùng mình khi nghĩ đến chuyện Đảng CSVN luôn kêu gọi nêu cao cảnh giác chống Diễn biến hòa bình nhưng thực tế thì "chất độc" của Diễn biến hòa bình đã lan tràn trên các phương tiện thông tin đại chúng đó thôi. Dù gì thì chúng tôi vẫn tin rằng những lời lẽ "cào bằng giá trị xương máu" trên tờ Lao Động này không phải do ông Tùng nói ra!

TƯỢNG ĐÀI CAM RANH
Tượng đài Tưởng niệm các quân nhân Liên Xô/Liên bang Nga, Việt Nam hy sinh vì hòa bình ổn định khu vực, cạnh Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh, hiện cũng là nơi tưởng niệm các chiến sỹ HQNDVN hy sinh tại Trường Sa năm 1988. Mời các bạn xem một số hình ảnh của nhà báo Thiềm Thừ về đài tưởng niệm này.

[...]

Comments

Đợt tháng 01 vừa qua là mùa nở rộ các bài báo về sự kiện Hoàng Sa nhân dịp 40 năm quần đảo này bị chiếm đóng bởi Trung Quốc. Hầu hết các bài báo này đều thuộc loại "nghe hơi nồi chõ", viết sai sự thật và gần như chỉ "nhai lại" các luận điệu tự sướng và che mắt thiên hạ của đám tàn quân ngụy quyền đang ru rú nơi "miền đất hứa". Chúng tôi đã có rất nhiều bài viết để bóc trần sự thật của sự kiện Hoàng Sa - 01.1974 cũng như vạch rõ sai trái của các bài báo này. Và cho đến giờ, chúng tôi vẫn chưa thấy được bất cứ tài liệu, bài viết nào khả dĩ có thể bác bỏ các dữ liệu, lý luận mà chúng tôi đưa ra. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, chúng tôi lại phát hiện một loạt bài rất lạ kỳ về sự kiện Hoàng Sa, đăng trên tờ Petrotimes. Đó là loạt 4 bài viết của tác giả Võ Hà (tổng hợp), gồm:
1. Sự kiện Hoàng Sa qua báo chí năm 1974 (Kỳ 1)
2. Hải chiến Hoàng Sa: Thái độ của các nước lớn (Kỳ 2)
3. Điều khó hiểu về tù binh trong hải chiến Hoàng Sa (Kỳ 3)
4. Những vấn đề cần suy ngẫm sau sự kiện Hoàng Sa 1974 (Kỳ 4)


Lạ kỳ vì loạt bài này, không giống như tất cả các bài báo khác mà chúng tôi phê phán, đã gần như là "nhai lại" chính xác những gì chế độ ngụy quyền Sài Gòn và những kẻ chống cộng cực đoan ở Hải ngoại phun ra, kể cả cách gọi Trung Quốc là Trung Cộng. Thử hỏi trên thế giới này có quốc gia nào là Trung Cộng hay không? "Cộng" là cách gọi mang hàm ý xấu, có tính miệt thị của đám tay sai ngoại bang với não trạng bị nhồi nhét bởi sự thù hằn đối với những nước theo chủ nghĩa Cộng sản, như: Việt Cộng, Trung Cộng, Nga Cộng,..., dù rằng "Cộng sản" có thể là một trong những tư tưởng tốt đẹp nhất mà loài người có thể nghĩ ra. Vậy mà tờ Petrotimes, một tờ báo của tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cứ tỉnh bơ gọi Trung Quốc là "Trung Cộng" như thể họ đang là một cái loa chống cộng của quá khứ 40 năm về trước vậy. Chẳng hiểu vai trò của Ban Biên Tập báo này cũng như các cơ quan chủ quản ở đâu?

Chúng tôi thấy không cần thiết lại phải ngồi phản bác lại từng chi tiết trong loạt bài kỳ lạ này vì mọi điều đều quá rõ ràng trong loạt bài về Hoàng Sa của chúng tôi. Do đó, chỉ xin điểm lại một số "ý tưởng" không nuốt nổi của tác giả Võ Hà sau đây:

1 - Chính quyền VNCH quyết tâm bảo vệ quần đảo Hoàng Sa đến cùng (sic).
Có lẽ đó là "quyết tâm bằng mồm" của các vị đứng đầu chính quyền ngụy quyền. Bởi thực tế thì sao? Bốn tàu hiện đại và hỏa lực áp đảo thì tự bắn nhau và bỏ chạy. Lực lượng không quân thứ 4 thế giới thì chỉ đứng ngó và bày tỏ quyết tâm trên mặt đất!
Và Võ Hà dựa vào cái quyết tâm bằng mồm ấy để phán rằng: "Căn cứ vào bối cảnh tình hình VNCH lúc bấy giờ rõ ràng cho thấy, những phản ứng và biện pháp trên của chính quyền VNCH là những nỗ lực tới cùng. Hơn nữa, chính quyền đã có một kế hoạch liên hoàn để bảo vệ các quần đảo khác của mình." (sic).

2 - Quân lực Trung Quốc mạnh hơn, có hỏa tiễn,...
Vấn đề này chúng tôi đã chứng minh nhiều lần: thực tế quân lực của VNCH là áp đảo và "tiên hạ thủ". Nhưng không thể chiến thắng vì những trò mờ ám đằng sau, dẫn đến quân ta bắn quân mình.
Trong bài viết của Võ Hà cũng có 2 chi tiết bộc lộ sự thật về cái gọi là "tinh thần anh dũng" của ngụy quân Sài Gòn trong trận hải chiến và gián tiếp khẳng định HQ-4 và HQ-5 chẳng hề có công lao gì (nếu không nói là tội đồ) trong trận chiến này. Đó là:

Các binh sĩ thuộc Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) sau khi bị hỏa tiễn của Hải quân Trung Cộng bắn trúng hầm chỉ huy và bị chìm, trong khi đó tàu của Hải quân Trung Cộng đi ngang qua chứng kiến tình trạng này nhưng họ không đến bắt mà bỏ đi như lời khai của các bĩnh sĩ của Hộ tống hạm này, sau khi được cứu vớt và về đến đất liền: “Chúng tôi có thể sắp bị bắt làm tù binh. Tôi ngoắc thủy thủ đoàn trên tàu của Trung Cộng, thủy thủ đoàn cũng ngoắc lại nhưng không đến cứu".

Trước hết là đối với các chiến sĩ chiến đấu trở về nhưng không bị bắt làm tù binh, thì ngày 30-1-1974, “Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt về tới Sài Gòn và được đón tiếp trọng thể tại bến Bạch Đằng với sự tham dự của nhiều thân nhân thủy thủ đoàn. Đề đốc Trần Văn Chơn, Tư lệnh Hải quân VNCH đã trao Anh dũng Bội tinh cho Trung tá Lê Văn Thự, Hạm trưởng HQ-16 cùng một số sĩ quan, hạ sĩ quan và đoàn viên thủy thủ. Các nữ sinh cũng choàng vòng hoa chiến thắng và sau đó các thân nhân thủy thủ đoàn được mời lên thăm chiến hạm".

3 -VNCH muốn trao tù binh "đường đường chính chính" và tặng thưởng nồng hậu cho tù binh được trả về nhằm nêu cao tính "chính nghĩa" của mình (sic).
Thật là khó hiểu nếu liên hệ giữa việc bị đánh bại rồi được trao trả tù binh với sự "chính nghĩa"! Đây là một sự "vụng chèo khéo chống", rửa mặt cho cái chế độ bán nước hại dân đã bị chôn sâu dưới lòng đất từ 40 năm trước. Chẳng lẽ Trung Quốc không thể tuyên bố rằng lính VNCH đã xâm nhập trái phép vùng lãnh thổ của mình nên bị đánh bại, bị bắt? Chẳng phải từ trước đó họ đã tuyên bố đây là lãnh thổ của họ hay sao? Chẳng lẽ Trung Quốc không thể thủ tiêu toàn bộ đám tù binh đó nếu họ muốn "ỉm" sự việc này đi thay vì bỏ công sức ra "tuyên truyền" và "cho ăn khá"?
Tất cả nhóm tù binh do Trung Quốc trao trả, tại trại dưỡng quân Lê Văn Duyệt, Sài Gòn.
Thiếu tá Phạm Văn Hồng tươi cười khoe bức tranh “Gấu Trúc” do Trung Quốc tặng lúc trao trả tù binh.
[...]

Categories: ,
Comments

Ngô Di Lân là một chàng trai Việt kiều ở Bắc Âu khá nổi bật trong giới trẻ Việt với nhiều thành tích trong học hành và hoạt động xã hội. Gần đây Lân càng được biết đến nhiều hơn ("gây sốt" - theo ngôn ngữ lều báo) sau khi có một "thư ngỏ" gửi bộ trưởng giáo dục Việt Nam, đăng tải trên Vnexpress. Trong bài viết, Lân bày tỏ sự quan ngại về cách thức giáo dục của Việt Nam so với phương pháp giáo dục của Phương Tây, trong đó nhấn mạnh về "tư duy phê phán" (critical thinking). Nội dung thể hiện trong bài viết thì không hề có gì mới lạ nhưng cũng rất đáng khuyến khích và khen ngợi đối với một thanh niên rất trẻ như Lân. Tuy vậy, đối với các "lều báo", những gì Lân nói có vẻ như đã được coi là "chân lý" nên thay vì thực hiện chức năng phản biện của báo chí nhất là đối với những thông tin mình đăng tải thì họ chẳng làm được gì ngoài việc ăn theo sự kiện, như vẫn thường làm đối với mọi sự kiện, kiểu như: Gặp 9x điển trai gây 'sốt' với bức thư gửi Bộ trưởng giáo dục. Điều này có vẻ như trái ngược với cái gọi là "tư duy phê phán" mà họ đang ca ngợi.

Để giúp đỡ lều báo hiểu thế nào là thực hiện "tư duy phê phán", chúng tôi xin giới thiệu một phần bài viết "Về Cái Sự Trăn Trở Của Sinh Viên Ngô Di Lân" của ĐBQH kiêm blogger Hoàng Hữu Phước ngay dưới đây. Bài viết của ông Hoàng Hữu Phước có thể chưa hẳn là chuẩn mực về một số vấn đề (như đặt nặng vấn đề chính trị, nghi ngờ về sự liên quan giữa đám chống cộng hải ngoại với bài viết của Ngô Di Lân bên cạnh lối trình bày rối rắm đặc trưng của ông) nhưng về cơ bản ông đã có những giải đáp thích hợp về các vấn đề Ngô Di Lân đặt ra. Các bạn có thể đọc nguyên bài tại đây: http://hhphuoc.blog.com/?p=318#

Về Cái Sự Trăn Trở Của Sinh Viên Ngô Di Lân - Tác giả: Hoàng Hữu Phước

... Theo sự thật lịch sử thì những cái mà cháu cho là rất hay về giáo dục của Âu Tây đã luôn ưu việt, luôn tiến triển, luôn phát triển, và luôn tốt từ nhiều trăm năm nay chứ không phải đợi cháu qua “bển” du học rồi mới “phát hiện”, mừng quá cởi truồng chạy bay ra ngòai đường hét toáng lên “Eureka! Eureka!” như nhà toán học kiêm nhà vật lý học kiêm kỹ sư cơ khí kiêm nhà phát minh kiêm nhà thiên văn học Hy Lạp Archimedes của những năm 200 trước Công Nguyên. Rất nhiều người Việt Nam du học và tất nhiên họ biết thế nào là cái hay của nền giáo dục ở Âu Mỹ. Ở Việt Nam Cộng Hòa (là "nước" mà chưa chắc cha mẹ cháu đã được sinh ra tại đó), thiên hạ hàng hàng lớp lớp du học (ở Mỹ và Anh là chủ yếu) và trở thành các nhà quản lý quốc gia, các giảng sư đại học, các giáo sư trung học, v.v., tập trung nhiều nhất ở Sài Gòn, tức là nơi mà nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Thế mà chẳng ai trong số họ từng ra sức truyền bá cái hay ho đó để đòi áp dụng tại Việt Nam Cộng Hòa cả. Phải chăng những nội các dưới quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đứa bầy tôi cúc cung tận tụy của Mỹ, lại muốn chống Mỹ nên đã ra sức chống lại các cải cách giáo dục theo hướng Mỹ hóa? Sự thật là: họ biết cái ưu thế của người Việt và muốn duy trì phát huy cái ưu thế đó. Ta vốn là người Việt duy nhất biết những sự thật về có hay không có cái gọi là “đa đảng” của Việt Nam Cộng Hòa [3] nên nay Ta tiết lộ luôn cho cháu và những cháu du học sinh hay chuẩn (bị) du học sinh rõ thế mạnh ấy, tức điều đơn giản kiểu quả trứng của Columbus mà chưa người Việt nào trên thế gian này từng nghĩ đến, đó là: người Việt mạnh về suy nghĩ tường tận, thấu đáo, chi tiết rất sâu và rất sắc; còn người Âu Mỹ mạnh về nhận biết và xử lý trên quy mô rất bao quát và rất nhanh. Hai thế mạnh khác nhau nhất thiết cần đến hai phương pháp học tập khác nhau. Kiểu đề thi trắc nghiệm mà đem áp dụng ở Việt Nam thì chỉ là tai họa vì người Việt không có khả năng thiên phú để học thật rộng cộng với thi thật tốc độ ở bậc tiểu học và trung học. Kiểu đề thi viết lập luận dông dài sâu sắc ngập tràn ý tứ mà đem áp dụng ở Mỹ thì chỉ là tai họa vì người Mỹ chỉ phải rèn cho có khả năng này ở bậc thạc sĩ trở lên mà thôi. Đây là lý do vì sao du học sinh Việt Nam luôn học giỏi hơn thiên hạ vì nhờ kiểu học ở Việt Nam họ đã tôi luyện và trau giồi biến khả năng tự nhiên của dân tộc tính trở thành siêu tuyệt ngay từ tiểu học và trung học, thích ứng với các yêu cầu của bậc thạc sĩ và tiến sĩ, tức là cái kỹ năng mà học sinh-sinh viên Âu Mỹ chưa hề có ở bậc tiểu học và trung học. Làm gì có chuyện “nhờ học bên Tây với phương pháp Tây mà học sinh Việt trở nên giỏi giang ở lớp cao cấp” mà tưởng bở! Đây cũng là lý do vì sao cách nay 20 năm, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã phải yêu cầu Bộ Giáo Dục Mỹ phải cải cách thi cử, gia tăng phần viết sau khi phải mãi đích thân đứng phát phần thường hoài cho toàn học sinh gốc Việt, dẫn đến các thay đổi sâu sắc ngay trong các kỳ TOEFL trên thế giới vốn trước đó chỉ tập trung cho nghe và nói. Khi cháu ca cẩm về kiểu giáo dục ở Việt Nam và ra vẻ như Chính phủ Việt Nam là thủ phạm đã làm cho nền giáo dục Việt Nam trì trệ, Ta cần cho cháu biết một sự thật khác là trong khi Nhà Nước Việt Nam luôn đầu tư lớn vào giáo dục, luôn tha thiết hiện đại hóa giáo dục, luôn nổ lực khuyến khích cải cách giáo dục theo gương các cường quốc Âu Tây, thì chính Ta mới là người đơn độc lẻ loi muốn duy trì cái “thế mạnh đặc trưng ưu việt” của người Việt chẳng hạn qua việc Ta phủ nhận giá trị của cách ra đề thi trắc nghiệm và khinh miệt gọi nó là cách ra đề của những trường học biếng lười, kém cỏi, và không năng lực; cũng như Ta khai sinh định đề “muốn giỏi tiếng Anh (tức ngoại ngữ), trước hết phải thật giỏi tiếng Việt” từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước để các sinh viên của Ta lấy đó làm kim chỉ nam, và để ta đả phá kiểu phát ngôn hoàn toàn sai của những kẻ không biết gì và chẳng có trình độ đủ cao về tiếng Anh luôn mồm rêu rao rằng muốn giỏi tiếng Anh phải học từ lúc lên năm lên sáu, v.v.[4]
Ngô Di Lân

Nói đến sự thật về cái sai ngây ngô kém cỏi của cháu, Ta xin nêu năm vấn đề sau:

1- Cháu nói tầm bậy tầm bạ về Khổng Giáo vì cháu chỉ là sinh viên đại học và chưa biết thế nào là trình độ còn rất thấp của một cử nhân [5] trong khi cháu vẫn còn xa mới đến ngày đội mão nhận bằng cử nhân. Khi học leo được đến bậc thạc sĩ thí dụ về ngành kinh doanh quốc tế, rất có thể cháu mới sẽ được biết rằng Việt Nam và tất cả các siêu cường kinh tế Âu Mỹ đều có chung một quan điểm kinh doanh về “nhập gia tùy tục”. Bất kỳ du khách Âu Mỹ nào đến thăm các đền thờ Hồi Giáo đều không dám mang giày dép bước vào. Bất kỳ người đàn ông nào trên thế giới đến các điểm công cộng như sân bay, bến cảng các nước Hồi giáo đều không dám ngồi vào các băng ghế, vì đó là nơi dành riêng cho phụ nữ là giới mà đàn ông Hồi giáo cực kỳ tôn kính tôn trọng tôn vinh. Bất kỳ doanh nhân Âu Mỹ nào đến thị trường khổng lồ Trung Quốc đều phải học, biết, và phải thực hiện các việc như “quà cáp”, “lì xì”, “Mianzi”, “Guanxi”, quỳ lạy khấu đầu, chọn cho mình một tên tiếng Hoa thay vì dịch nghĩa tên tiếng Anh của mình, và … Confucianism tức Đạo Khổng để biết thế mạnh kinh doanh của đối tác Trung Quốc là từ đâu để theo đó mà đáp ứng để tồn tại trong cạnh tranh, thậm chí Confucianism tồn tại luôn trong hoạt động kinh doanh của siêu cường Nhật Bản và Hàn Quốc. Là một chú nhóc chưa học xong đại học, cháu đừng ngu dại mở miệng nói bất kỳ điều gì mang tính công kích những điều vĩ đại thuộc trí tuệ miên viễn của nhân loại. Cháu đã sai vì ở Việt Nam, Ta là người duy nhất dám nói (trong phần tự giới thiệu chính kiến trên các trang xã hội như LinkedIn) rằng Ta theo khuynh hướng chính trị cộng sản chủ nghĩa thiên Khổng, thậm chí còn viết blog rằng giá như Đảng Cộng Sản Việt Nam trọng Khổng thì đất nước đã tốt hơn – nghĩa là ta biết sức mạnh tinh thần khủng khiếp của tư tưởng Khổng giáo và tiếc ở Việt Nam nó đã trở thành quá khứ. Cháu thấy đó, ở một xứ sở có tự do ngôn luận tuyệt vời chính danh chính đạo chính đáng như Việt Nam thì ý kiến cá nhân của Ta là của thiểu số nhưng vẫn được nêu lên bình thường và được tôn trọng.

2- Cháu nói tầm bậy tầm bạ về tư duy phê phán và về sách giáo khoa. Cháu chỉ cần đọc bài Ta viết về các vị Thầy Cô của Ta (như Cô Trương Tuyết Anh [6]) sẽ hiểu cái tư duy phê phán của Ta ở đại học năm 1977 cao vời vợi và bùng nổ hơn hỏa sơn như thế nào dưới sự ủng hộ của các nhà giáo tài hoa đó. Nhà Nước Việt Nam không ngăn cản tư duy phê phán (xin nhấn mạnh: năm 1977 là thời gian mới thống nhất đất nước, không là thời gian của cái gọi là “mở cửa”, vậy mà Ta đã được đánh giá cao về các bùng nổ ấy). Như Ta đã nói trong nhiều bài viết khác [7], chính những nhà-giáo-không-thích-hợp-với-nghề-giáo đã làm cho chất lượng giáo dục không ra làm sao cả vì họ không có trình độ cao như Cô Trương Tuyết Anh của Ta, không dám bùng nổ như Ta, không dám có tư-duy-phê-phán-trong-giáo-dục-và-sư-phạm như Ta và các nhà giáo chân chính khác, và do đó không có cái tinh thần trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp như Ta và các nhà giáo chân chính khác. Những kẻ không thích hợp như thế luôn đổ lỗi cho đồng lương thù lao thấp. Còn bọn chống chế độ thì luôn đổ lỗi cho Nhà Nước. Cháu hãy đọc hết mấy bài viết của Ta ở http://hoanghuuphuocteachers.blog.com để biết rằng đối tượng cháu nên gởi lời khuyên về giáo dục không phải là Ông Bộ Trưởng Giáo Dục, và hãy tự hỏi rằng liệu cháu khi học “thành tài” ở nước ngoài có dám tình nguyện về Việt Nam làm nhà giáo, chấp nhận đồng lương ít ỏi, dành tất cả cho sự nghiệp giáo dục của nước Việt Nam hay không. Nếu không dám, thì cháu lại ngu đến độ nghĩ rằng cháu có quyền nói về lĩnh vực giáo dục à? Hay là cháu giống như bọn con nít [8] sẵn sàng làm ngành giáo dục chỉ trong trường hợp được thỉnh về làm Bộ trưởng Giáo dục để vinh thân phì gia cho xứng với bằng cấp hải ngoại của cháu? Khi đã không thể có một lý tưởng cỏn con hay tâm huyết tí tẹo nào về giáo dục, cháu đừng làm trò cười cho thiên hạ với những trăn trở của cháu nữa.

3- Cháu nói tầm bậy tầm bạ về Steve Jobs vì cháu lẫn lộn giữa chính sách giáo dục quốc gia với quyết định thuần túy cá nhân của bất kỳ ai muốn quyết định con đường sự nghiệp riêng của mình. Steve Jobs quyết định, và Steve Jobs thành công. Hàng trăm triệu người Mỹ khác quyết định, và hàng trăm triệu người Mỹ ấy thất bại. Chỉ khi nào có hàng trăm triệu người Mỹ thành công như Bill Gates và hàng trăm triệu người Mỹ khác thành công y như Steve Jobs, cháu mới có thể quy chụp rằng đó là nhờ vào nền giáo dục Mỹ. Nhờ sao được mà nhờ đối với kẻ như Bill Gates đã từ bỏ con đường đại học? Nếu cháu cũng từ bỏ việc học đại học thì hãy nói đến tinh thần tự do của cháu và cái tinh túy giáo dục của Âu Mỹ – nhưng hãy nhớ rằng ngay cả khi cháu quá khôn để không theo Bill Gates và chỉ dám nêu tên Steve Jobs thì kiểu lập luận của cháu chỉ dẫn đến nội hàm rằng cái tinh túy giáo dục của Âu Mỹ là…đừng đi học làm gì!

4- Cháu nói tầm bậy tầm bạ về Trung Quốc vì việc họ có cái “thế kỷ ô nhục” gì đó là chuyện của họ, và chỉ có kẻ ngu mới la toáng lên rằng Trung Quốc nó có cái thế kỷ ô nhục như thế nên Việt Nam phải học mà tránh cái thế kỷ ô nhục ấy. Mỹ có cái chiến bại ô nhục ở Việt Nam thì đó là chuyện của họ, và chỉ có kẻ đần mới la toáng lên rằng Mỹ nó có cái chiến bại ô nhục như thế nên Việt Nam phải học mà tránh cái chiến bại ô nhục ấy. Đừng nên lập luận chuyện đại sự vì nó đòi hỏi (a) thuật hùng biện, (b) kiến thức, (c) tri thức, (d) kinh nghiệm sống, (e) sự khôn ngoan, (f) sự tinh thông tâm lý và phân tâm, và (g) nền tảng vững chãi của hành trạng tư duy nghiêm túc. Cháu chưa có bất kỳ thành tố nào trong bảy thành tố phải có này của nhà biện thuyết. Ta đã nhờ may mắn mà có những thành tố này từ nhỏ nhờ làm lãnh đạo lớp liên tục tử năm đầu tiên bậc tiểu học, nhưng ta vì “khiêm nhường nội tại”[9] mà chờ đến khi gần 60 mới bắt đầu “phát biểu chính kiến”về giáo dục[10] , và ta ngạc nhiên khi cháu chả có gì sất mà lại cả gan lập luận với lãnh đạo nhà nước kiểu nhơi lại đồ phế thải của kẻ cùng đinh mạt hạng thất học ở hải ngoại.

5- Cháu nói tầm bậy tầm bạ để tự tôn vinh cháu: đây là chân lý, là sự thật toát lên từ bài viết trăn qua trở lại trên giường của cháu. Nhiều người thân trong gia đình Ta ở Mỹ, nhiều người tốt (người Mỹ gốc Việt) mà Ta quen bên Mỹ, và nhiều phụ nữ người yêu của Ta mà số phận đã đưa họ rời xa Việt Nam, đều nói với Ta rằng hãy cho thân nhân nhỏ tuổi qua Mỹ du học vì giáo dục tốt lắm, ai qua “bển” học cũng giỏi cả. Ta luôn hỏi họ một câu, và tất nhiên tất cả đều không trả lời được. Câu hỏi của Ta là: xin hãy cho Ta những cái tên người Việt nào học ở Mỹ đã trở thành danh nhân, vĩ nhân. Không bất kỳ ai cho Ta được ngay cả một cái tên. Song, Ta lại cho họ một cái tên: Trần Chung Ngọc. Cháu hãy hỏi Ông Google sẽ biết vị tiến sĩ Trần Chung Ngọc ấy đã là gì ở Việt Nam Cộng Hòa, đã là gì ở Mỹ, đã là gì ở Singapore, v.v. Và con người lớn lao này trong hàng ngàn bài viết blog của mình đã luôn bảo vệ Việt Nam, chưa bao giờ lên tiếng phê phán hệ thống giáo dục Việt Nam, chẳng bao giờ chê bai chính phủ cộng sản Việt Nam. Cháu là một sinh viên, chưa biết có lấy được bằng cử nhân không, chưa biết có sức học lên thạc sĩ không, chưa biết có lấy được cái bằng tiến sĩ hay không, và suy ra, cháu hoàn toàn không có đủ trình độ tri thức, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm nghiên cứu, để có quyền cho bất kỳ lời khuyên nào về giáo dục của đất nước Việt Nam với giọng điệu kẻ cả mà nghe ra thì rất quen thuộc, cứ như của loài nhai lại từ bã ọe ra của bọn chống Cộng, và cứ như để thế giới biết hai điều rằng (1) Chính phủ Việt Nam dỡ ẹc nên một nhóc tì học chưa đến nơi đến chốn cũng phải ra tay dạy cho Chính phủ ấy biết thế nào là giáo dục, và rằng (2) tôi, Ngô Di Lân, là ngôi sao sáng vì đang đi du học mà đã có khả năng dạy một Chính phủ về chính sách giáo dục, ca ngợi Âu Mỹ để bảo đảm lấy điểm cao từ nay cho đến lúc tốt nghiệp.

Lời khuyên của Ta dành cho cháu là hãy cố gắng ngậm miệng lại, dành thời gian nghiên cứu học thuật thâm sâu để tận dụng năng lực trời sinh dành cho đa số người Việt để mà có cái thâm thúy trong cạnh tranh học tập với lớp để luôn đứng đầu lớp; và hãy cố gắng ghi nhớ một điều rằng ngay cả khi cháu có mười hai bằng cấp tiến sĩ thì cháu vẫn là con số zero to tướng với mọi người, vì rằng dự một khóa gì đó ở Liên Hợp Quốc, đứng chụp hình trước tòa nhà Liên Hợp Quốc, thì có ra chi, so với người có khả năng trở thành vị đại sứ Việt Nam đứng uy nghi dõng dạc đường bệ trong tòa nhà Liên Hợp Quốc để đanh thép và hùng biện với nắm đấm vung lên bảo vệ thành công danh dự Việt Nam, quyền lợi Việt Nam, chính phủ Việt Nam, chính sách Việt Nam, đập tan nát bất kỳ sự xúc xiểm xúc phạm xảo biện nào của bất kỳ đại siêu cường nào đối với Việt Nam. Hãy ngậm miệng lại và dành thêm hai mươi nhăm năm để trở thành con người như vậy cho đất nước này. Còn đi ra nước ngoài học rồi khen ngợi cái hay của người thì chỉ giống như tất cả mọi người nghèo hèn ở tất cả các nước nghèo khổ đói khát khi nhìn thấy cái hotdog hay hamburger rồi nước bọt nhểu xuống ướt cả cằm và ngực áo mà thôi. Trước cháu đã có vô số người đi du học và đã biết quá rõ về cái hay, cái đẹp của hệ thống giáo dục ở các nơi đó rồi. Còn nếu cháu biết mình sẽ vì kiếm job mà xin nhập quốc tịch nước ngoài thì bây giờ đừng lên mặt dạy Chính phủ Việt Nam điều cũ rích nữa vì cháu sẽ đâu được xem là người Việt [11] và e là người nước ngoài có học thức cao hơn cháu sẽ đánh giá thấp về cháu.

Nếu bức thư trăn trở đó là do chính cháu viết chứ không phải do một tên chống Cộng hèn hạ nào mớm ý cho, thì cháu hãy viết lại nguyên văn bằng tiếng Anh rồi gởi lại cho Ta để Ta sẽ cho cháu biết cháu cần phải học lại tiếng Anh như thế nào để có thể với lên bằng được Ta, để Ta tin là cháu sẽ có bằng cử nhân và sẽ đủ giỏi để kiếm được một giốp (job) ở hải ngoại, và nhờ vậy may ra với lên được cái bằng cấp giống như của danh nhân Trần Chung Ngọc, để rồi chính phủ Singapore cũng sẽ mời cháu làm cố vấn như họ đã từng mời danh nhân Trần Chung Ngọc vậy.

Hãy làm cho toàn thế giới biết rõ rằng nhờ có cái gốc Việt vững chãi và cái gốc gia đình vững chãi mà cháu đã phát huy được cái sở trường dân tộc tính, tiến ra hải ngoại tiếp thu cao nhất học thuật nước ngoài để đứng trên đầu của họ để họ biết lễ độ trước cháu và trước Việt Nam.

Còn la toáng lên để thế giới biết cháu lớn lên từ một đất nước có nền giáo dục chả ra chi, trong một gia đình yếu (do không có học vấn để cung cấp thông tin đúng, thông tin đủ, thông tin sâu, thông tin sắc về thế mạnh người Việt), dẫn đến nghi vấn về những lỗ khuyết tri thức nhận thức nơi cháu – vì những gì thu nhận được lúc tuổi còn thơ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình thành nhân cách và bản lĩnh sau này của một con người – thì e đó là việc làm của kẻ đại ngu, cháu ạ...
(Xem tiếp tại đây: http://hhphuoc.blog.com/?p=318#)
[...]