• RSS
  • Facebook
  • Twitter
Comments

Có lẽ không ít người Việt Nam hoặc là đại đa số đang hiểu nhầm về nước Mỹ, họ cho rằng đó là thiên đường là mơ ước của rất nhiều con người. Người Việt Nam rất hay, họ đặt ra các tiêu chuẩn để quy ước một con người thành công, và đó lại là các tiêu chuẩn Mỹ. Có vẻ sau hơn 21 năm kháng chiến chống Mỹ và gần 20 năm bị bao vây cấm vận, có lẽ với người Việt Nam lúc này, Mỹ không phải là kẻ thù mà là chân lý, là tiêu chuẩn lẽ phải và trên hết là GOD cứu thế. Điều này có thể thấy rất rõ qua nhưng cách phản ứng của người Việt Nam như sau:

- Bạn tốt nghiệp tiến sĩ ở nước nào: Mỹ, nền giáo dục Mỹ là đứng đầu thế giới.
- Bạn chữa bệnh ở đâu: Mỹ - Mỹ có hệ thống y tế tốt nhất thế giới.
- Bạn dùng điện thoại gì: Apple, vâng đó mới là đẳng cấp.
- Ở đâu có tự do dân chủ nhất: Mỹ - đất nước của tự do.
- Ở đâu con người được coi trọng nhất: - Mỹ - đất nước của nhân quyền.
- Mua vũ khí ở đâu là tót: Mỹ - ơn Mỹ hạ lệnh dỡ bỏ cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam, giờ chúng ta có vũ khí Mỹ để chống Tầu rồi.
- Nước nào hiệp nghĩa nhất: Mỹ vì Mỹ giúp Việt Nam đòi công lý cho vụ Hoàng Sa – Trường Sa, Mỹ đem dân chủ và tự do đến cho Iraq, Lybia, cho Afganistan, và cho Ucraina.
- Nguyên thủ quốc gia nào đáng ngưỡng mộ nhất: Obama, tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kì.


Thậm chí có những người còn sưu tầm đủ tiểu sử 44 tổng thống Hoa Kì.



Có lẽ cái thái độ cuồng Mỹ đã và đang ngày càng ăn sâu bén rễ vào trong người Việt Nam. Ở đây mọi người đừng nghĩ cuồng Mỹ theo kiểu dân chế độ cũ, cuồng Mỹ chính là cái văn hóa mà người Việt đang theo đuổi hiện nay. Rất nhiều nhà dân chủ, trí thức cứ hay nói rằng Việt Nam cần phải thoát Trung mà cụ thể hơn là thoát văn hóa Trung Quốc nhưng thực tế có phải Việt Nam cần thoát Trung hay không. Tôi nghĩ rằng Việt Nam liệu có bị ảnh hưởng đến mức cần thoát Trung hay không, theo tôi Việt Nam đang ảnh hưởng bởi Mỹ thì đúng hơn, bất cứ cái gì cũng lôi Mỹ ra làm tiêu chuẩn, vậy thì ảnh hưởng của Trung mấy đâu, ảnh hưởng của Mỹ mới nhiều. Vậy thoát Trung là thoát cái gì, thoát Trung để lại vào tròng của Mỹ chăng. Vì theo lý luận các vị này ta phải thoát Trung để học theo Mỹ, thế thì nếu các vị coi lệ thuộc Trung là nô lệ thì thoát nô lệ Trung Quốc rồi vào làm nô lệ Mỹ sướng hơn chăng. Cái tư tưởng nô lệ vẫn thế, có khác chăng nó chỉ biểu hiện ra bề ngoài là thay Trung bằng Mỹ thôi.

Có thể nói tâm lý cuồng Mỹ ăn theo Mỹ của người Việt Nam xuất phát từ chính những tờ báo, bộ máy truyền thông đang phản cách mạng tại Việt Nam. Một bộ phận không nhỏ phóng viên Việt Nam không biết gì ngoài tiếng Anh, chúng đua nhau dịch bài từ báo Anh Mỹ, ca ngợi không công cho Anh Mỹ mà không bao giờ biết dùng cái đầu để phân tích xem đúng hay sai. Với báo chí Việt Nam, thì dù Mỹ có giết người hàng loạt, thì vẫn là Mỹ anh hùng, Mỹ cứu thế và Mỹ đem dân chủ đến cho họ. Vâng đó là tình trạng báo chí chung hiện nay, toàn lấy tay thay óc, không não đi viết báo. Nếu không ca ngợi Mỹ ở điểm này thì cũng ca ngợi Mỹ ở điểm khác, đó là nào là ảnh khiêu dâm, ảnh nóng bỏng của các ca sĩ, người mẫu Anh – Mỹ lan truyền khắp nơi. Đọc báo mạng Việt Nam mà có khác gì tạp chí khiêu dâm đâu. Báo chí có thể lên án em Ngọc Trinh mặc đồ lót chụp ảnh quảng cáo hay làm quảng cáo khiêu dâm nhưng đừng trách em Ngọc Trinh kẻo tội nghiệp, em ý chỉ học theo những bức ảnh khiêu dâm của ca sĩ, người mẫu Mỹ mà báo chí đang hàng ngày đăng tải thôi. Tâm lý cuồng Tây, bài Á ngày càng lên cao trong chính báo chí Việt Nam, Ngọc Trinh mặc đồ lót thì bị dìm hàng, trong khi người mẫu Mỹ quảng cáo ảnh khỏa thân thì được ca ngợi là gợi cảm, là vì nghệ thuật. Tôi có một người bạn, học ở bên Mỹ cũng 4 năm khi tôi hỏi về việc người Mỹ ăn cơm có bỏ thừa cơm như người Việt Nam không thì anh ta thẳng thắn nói, bên Mỹ cũng thế thôi, cơm không hợp thì chúng nó cũng bỏ thừa hết mà, thậm chí còn nguyên 2/3 suất cơm, chẳng khác gì người Việt Nam đâu. Vâng nhưng sau khi qua thông tin báo chí Việt Nam thì sẽ là người Việt Nam mọi rợ, người Việt Nam man di, thiếu văn minh còn người Mỹ văn minh họ ăn cơm là không bỏ thừa, họ biết quý trọng bữa cơm. Vâng một tâm lý rất cuồng Mỹ và nhận xét bừa bãi. Ngạn ngữ từng có câu: “Con không chê cha mẹ khố, chó không chê chủ nghèo.” Tuy nhiên hình như với nhiều nhà báo Việt Nam, nói xấu dân tộc mình và nâng bi dân tộc Mỹ đang trở thành mốt thời thượng hay sao, dù việc nói xấu đó chưa chắc đã là đúng. Thói xấu ở đời mà rất nhiều người ghét đó chính là nịnh thằng giàu mà đạp thằng nghèo, tuy nhiên cái đáng nói ở đây là thói xấu này ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, nó phổ biến nhất ở trong cái ngành báo chí Việt Nam.
Ta có thể thấy rõ ràng qua những diễn biến tin tức gần đây, đặc biệt là trong xung đột Ucraina.

- Cùng là biểu tình chống chính quyền xong báo chí Việt Nam gọi lực lượng phát xít ở Maidan với cái tên thân thiện là người biểu tình còn những người dân ở vùng Donbass là phe li khai. Tại sao như vậy, vì dù là lực lượng phát xít và có tư tưởng cực đoan cũng như hành động hiếu chiến nhưng lực lượng này được phương Tây và Mỹ ủng hộ vì thế nên gọi là người biểu tình. Còn những người dân vùng Donbass thì là người gốc Nga, một nước Nga trong mắt báo chí Việt Nam là nơi nghèo nàn lạc hậu so với Mỹ nên đó là quân li khai.

- Còn nhớ sự kiện Crưm về với Nga vào tháng 3/2014 khi đó hàng loạt báo chí Việt Nam đã ăn theo các kênh truyền thông phương Tây như BBC, CNN gọi Nga là kẻ xâm lược trong khi không hiểu rằng việc Crưm về với Nga đó là ý chí, là nguyện vọng của người dân Crưm bởi họ vốn là những người Nga, bán đảo Crưm trước là lãnh thổ của Nga và chỉ bị đem cho Ucraina dưới thời Liên Xô cũ, nó không có một chút gì dính dáng đến lịch sử Ucraina cả. Ăn theo bè lũ báo chí là những kẻ cuồng Mỹ khi đọc báo đã không tiếc lời sỉ vả Putin là độc tài khi dùng vũ lực cưỡng chiếm Crưm. Dân Việt Nam muốn học Mỹ, muốn học dân chủ thế tại sao không cho người dân trên bán đảo Crưm được dân chủ khi họ bày tỏ nguyện vọng được trở về với quê nhà. Nên nhớ một điều nếu không có Liên Xô nhiệt tình giúp đỡ năm xưa thì có thể ngày nay Việt Nam vẫn còn ở trong hoàn cảnh bị chia cắt 2 miền giới tuyến và không có thống nhất. Sao người Việt Nam mong muốn thống nhất mà vì theo đuôi Mỹ lại cấm người Nga được thống nhất. Tâm lý sùng Mỹ đến mức sẵn sàng bán rẻ cả đạo đức của mình đi ư?
Trong khi người Việt Nam, họ sùng Mỹ như chính cái hệ thống truyền thông sùng Mỹ nên dù hiện nay Mỹ đã và đang đem bom đạn "dân chủ" đi reo rắc kinh hoàng ở Irag, ở Lybia, ở Syria, hay Ucraina thì người Việt Nam lại vẫn có những kẻ ca ngợi tổng thống Obama và nước Mỹ đang chống lại chủ nghĩa khủng bố, thiết lập và gìn giữa hòa bình thế giới. Thậm chí có những kẻ còn muốn mời Mỹ vào chiếm đóng biến Đông để đe dọa Trung Quốc hộ Việt Nam. Vâng cái nền dân chủ của Mỹ thật tốt quá đi, sau khi dân chủ Mỹ đi qua vùng nào là vùng đó chiến tranh, có bạo loạn, có bom đạn nhưng vùng đó bị hút cạn sạch tài nguyên, người dân từ đang sung sướng thành hỗn loạn và nghèo nàn đói khổ. Nếu cái dân chủ như thế, những thằng báo chí và thằng sùng Mỹ nào thích nhận thì cứ nhận chứ tôi không bao giờ dám nhận. Không hiểu đến bao giờ người Việt Nam mới hiểu ra đất nước khủng bố nhiều nhất là nước Mỹ, chính quyền khủng bố nhiều nhất là chính quyền Mỹ, nó đi đến đâu đem đến tai họa, đem đến máu và nước mắt cho người dân xứ đó, đem đến cảnh nước mất nhà tan, người thân ly tán cho nước đó.

- Người dân Việt Nam cho rằng Mỹ là nước chống khủng bố nhiều nhất chăng, phải chăng họ đang quá ảo tưởng. Mỹ mới là đất nước dung dưỡng cho khủng bố nhiều nhất. Một trong những tổ chức khủng bố đang được giới truyền thông thổi phồng lên hiện nay là nhà nước hồi giáo IS. Giới truyền thông phương Tây đang thổi phồng lên sự tàn ác của IS khi chặt đầu các con tin, các nhà báo, nhưng liệu con số đó có thấm vào đâu so với số lượng người chết vì bom đạn của Mỹ, có thể bạn thấy cái cảnh bị chặt đầu thật dã man, nhưng người chết vì bom đạn cũng dã man không kém chỉ là nước Mỹ không bao giờ quay những cái đó lên ti vi truyền thông để phơi bày tội ác của chúng. Chỉ có một điểm khác biệt, đó là giết người bằng bom đạn thì có thể giết với số lượng lớn và hàng loạt mà thôi. Còn nhớ cách đây 2-3 năm, khi mà nội chiến ở Syria nổ ra, thì IS chính là một trong những tổ chức chống chính quyền Damacus nhiều nhất, nhưng Mỹ luôn tuyên truyền đó là những người dân nổi dậy đòi tự do dân chủ. Mặc dù chính quyền Damacus đã rất nhiều lần đưa ra các bằng chứng về sự dã man của IS khi chặt đầu quân lính và thường dân Syria hay sử dụng vũ khí hóa học nhưng tất cả đều bị Mỹ bưng bít trên Liên Hợp Quốc, trên truyền thông mà tuyên truyền rằng chính quyền Syria mới là kẻ giết hại dân chúng. Vì sao, vì Mỹ đang đổ hàng tỷ USD vào để nuôi bộ máy FSA và IS nhằm lật đổ nhà nước hợp pháp ở Syria. Đã có những bài báo đứng lên tố cáo việc Mỹ tài trợ cho FSA và IS như:
http://www.breitbart.com/Big-Peace/2014/07/08/US-Backed-Moderate-Free-Syrian-Army-Factions-Join-Islamic-State-Terror-Group
http://rt.com/op-edge/183412-isis-us-syria-obama/
http://www.globalresearch.ca/isis-made-in-usa-iraq-geopolitical-arsonists-seek-to-burn-region/5387475
http://www.thedailybeast.com/articles/2014/06/14/america-s-allies-are-funding-isis.html
http://www.washingtontimes.com/news/2013/oct/13/us-allies-let-funds-flow-to-al-qaeda-in-syria/?page=all

Và giờ đây khi không kiểm soát được IS thì FSA đã quay sang gia nhập IS để chống Syria. Với Mỹ dù Syria đã nhiều lần đề cập là muốn hợp tác với Mỹ để chống IS nhưng Mỹ một mặt với tổ chức chống IS nhưng lại không cho Syria tham gia và mặt khác vẫn muốn tài trợ cho các lực lượng nổi dậy ở Syria. Cái tiêu chuẩn kép của Mỹ vẫn chỉ hướng đến mục tiêu phá vớ Syria, lật độ chế độ Syria vì những mục tiêu Mỹ đề ra về lợi ích kinh tế và địa chính trị. Nhưng các con giời bưng bô cho Mỹ vẫn ca ngợi Mỹ được thì đúng là hết thuốc chữa. Tuy nhiên có 1 đặc điểm mà tôi phát hiện ra khi các lực lượng thân Mỹ tại các quốc gia được thành lập thì chúng thường có cách khủng bố tinh thần người dân bằng cách chặt đầu những người chống đối. Chúng ta không quên những hình ảnh tội ác của bọn ngụy VNCH đã chặt đầu chiến sĩ cộng sản Việt Nam, bọn IS và FSA chặt đầu binh sĩ Syria hay quân đội chính quyền phát xít ở Kiev chặt đầu dân quân gửi về cho gia đình thì liệu câu hỏi đặt ra, chắc IS cũng là sản phẩm của Mỹ thì chúng mới có những hành động dã man giống nhau đến vậy?

- Còn một vụ nữa là vụ máy bay MH17, khi máy bay MH17 đã rơi thì hàng loạt báo chí và phương tiện truyền thông Việt Nam đã thay phiên nhau đưa tin đổ tội cho các lực lương dân quân vùng Donbass hoặc các lực lượng vũ trang của Nga. Lúc đó gần như người Việt Nam đua nhau chửi bới Putin và người dân miền Đông thì giờ dây khi mà các bằng chứng ngày chứng minh máy bay MH17 đã đang bị bắn rơi bởi một máy bay nào đó thông qua tên lửa và súng máy thì các phương tiện truyền thông và bọn cuồng Mỹ ở Việt Nam bống im re và không nhắc tới vụ MH17, dường như chúng đang để cho chìm xuống vụ MH17. Vì những mục tiêu chính trị, những kẻ tay sai của Mỹ sẵn sàng hi sinh gần 300 người dân vô tội không liên quan thì làm gì có việc Mỹ giải cứu các nhà báo của mình tại IS. Nước Mỹ sẽ luôn bỏ rơi công dân của mình cho bọn khủng bố vì chỉ có như thế nước Mỹ mới có thể tiếp tục các cuộc chiến tranh phi nghĩa phục vụ giai cấp tư sản thối nát ở cái đất nước này. Các nhà báo có lẽ đến chết vẫn không biết rằng mình là công cụ cho những bàn cờ chính trị mà họ phải làm tốt thí, cái chết của họ sẽ vẫn luôn là cái cớ cho Mỹ reo giắc thêm nhiều cái chết nữa. Một chính quyền như vậy, sẵn sàng hi sinh người dân vô tội vì mục tiêu chính trị của giai cấp thống trị nhưng vẫn có những kẻ cuồng Mỹ đến như vậy ở Việt Nam.

Cuồng Mỹ là vậy nhưng người Việt Nam lắm kẻ bài Tàu đến mức khủng khiếp, họ đưa ra cái lý luận thoát Trung, thoát hết những gì của Trung Quốc. Họ sợ Trung Quốc đến mức sợ cả con sư tử đá, và đưa ra cái việc là đòi di dời tất cả tượng sư tử đá ở các chùa chiền. Họ không hiểu tượng sư tử là tượng trưng trong Phật pháp, là ý nghĩa biểu pháp về sức nhiếp phục chúng sinh của Phật pháp, cũng giống như sư tử có sức nhiếp phục muôn loài. Tượng sư tử không xuất phát từ Trung Quốc mà nó là hình ảnh ý nghĩa trong Phật pháp, nhưng có lẽ vì không hiểu mà họ biến sư tử thành cái gì như có sức đày đọa cả dân tộc, là sự đầu độc văn hóa Trung Quốc. Nếu theo lý luận logic này của người Việt Nam có lẽ tất cả các chùa chiền ở Thái Lan, Miến Điện cũng phải gỡ bỏ tượng sư tử thôi. Lợi bất cập hại, chẳng biết thoát Trung hay không mà cái ý tưởng di dời tượng sư tử đá cuối cùng làm cho người làm nghề tạc tượng thoát giàu vì tượng sư tử làm ra, theo đặt hàng, tốn bao nhiêu mồ hôi công sức và tiền của cuối cùng lại không bán được vì không ai mua nữa. Người thợ tạc tượng ngồi khóc trên chính thành quả lao động chân chính của mình vì sự ngu dốt của lũ đòi thoát Trung. Xin lỗi Việt Nam 4000 năm nay vẫn là Việt Nam, cái mà Việt Nam tiếp thu của Trung Hoa là nền giáo dục đạo đức văn hóa Khổng Mạnh, là cái tinh túy của Trung Hoa mà cả thế giới đang cần phải học, là nền giáo dục con người và gia đình. Một món đồ tốt như vậy, người nước ngoài đang muốn học theo thì Việt Nam vì muốn thoát Trung lại từ chối. Âu cũng là sự ngu dốt không thể nghĩ bàn.

Thoát Trung, vâng thoát Trung đến mức ân nhân cũng sẽ không thèm nhìn mặt. Trong những cuộc kháng chiến của Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người Nga và người Cuba là những người có công với Việt Nam, giúp đỡ với Việt Nam nhưng giờ đây vì họ làm ăn với Trung Quốc thông qua những hợp đồng kinh tế, không ít kẻ ở Việt Nam quay ra chửi người Nga, chửi Putin là đạo đức giả, rồi chửi đến cả Fidel Castro mặc dù Fidel đã từng nói: Máu của người Cuba sẽ đổ máu cùng người Việt Nam. Một "con bò đỏ" trên facebook đã thể hiện sự ngu dốt của mình khi lên tiếng chê bai Fidel là độc tài và lũ lẫn chỉ vì ông phát biểu đồng USD và đồng EUR sẽ phụ thuộc vào đồng Rúp và Nhân dân tệ. Tất cả chỉ vì cái chữ Nhân dân tệ mà thôi, "con bò đỏ" này không hiểu rằng phát biểu của Fidel dựa trên 1 lý thuyết kinh tế cơ bản, sức mạnh của 1 đồng tiền quyết định bởi sức mạnh của 1 nền kinh tế. Trong 6-7 năm trở lại đây, khi mà kinh tế Nga và Trung Quốc ngày càng khởi sắc, nền sản xuất ngày càng phát triển thì Mỹ và phương Tây tiếp tục chìm trong khủng hoảng. Chính sự thua sút về kinh tế khiến cho đồng tiền bị suy yếu, lịch sử kinh tế đã chứng minh đồng Bảng Anh từ đồng tiền quốc tế thành phụ thuộc USD khi nền kinh tế Anh suy sụp. Cũng thế quy luật kinh tế đang lặp lai và trên cơ sở đó Fidel mới phát biểu. Tuy nhiên Mỹ và phương Tây sẽ cố gắng hết sức phá hoại quy luật này vì chúng sợ chúng mất đi khả năng bóc lột kinh tế thông qua vị thế một đồng tiền mạnh. Con bò đỏ ở Việt Nam vừa vô ơn, quên đi những sự giúp đỡ của Fidel với Việt Nam, vừa ngu dốt khi không hiểu các quy luật kinh tế để phát biểu như vậy. Tất cả chỉ vị sự bài Trung Quốc đến ngu dốt của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam. Đối với họ, ko cần biết có ơn huệ gì với người Việt Nam, chỉ cần bắt tay với Trung Quốc đều là kẻ thù của Việt Nam. Một tư duy thiển cận và thô thiển mới đáng buồn làm sao.

Kết luận lại: có thể thấy cuồng Mỹ và bài Tàu đến điên cuồng của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam đang làm hỏng tư duy của thế hệ trẻ và nó đang gây những tác hại rất lớn đến con mắt thế giới quan của người khác. Không hiểu đến bao giờ người Việt Nam mới thôi cái tư tưởng cuồng Mỹ và bài Tàu đên cuồng này để có con mắt nhìn nhận thật khách quan.
Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2014
TTCS
[...]

Categories:
Comments

Hy vọng rằng đây là giải pháp để nhiều bạn trẻ quan tâm và hiểu rõ thực sự điều gì đã xảy ra ở Hoàng Sa, ngày 19/01/1974. Hy vọng rằng không còn "lều báo" nào trơ trẽn để tiếp tục tung hô về những "anh hùng VNCH" để đầu độc dư luận như thời gian vừa qua. Hy vọng một số quan chức nhà nước chịu khó tìm hiểu mọi việc trước khi đăng đàn phán về những điều quan trọng.

Mời mọi người download ebook "Hoàng Sa 1974 - Kim giấu trong bọc" từ các link dưới đây:
1. Bản PDF:
www.mediafire.com/view/zrpzla5k4wcgxed/HOANG_SA_1974__KIM_GIAU_TRONG_BOC-_Nguyen_Thanh_Tung.pdf
2. Bản Epub:
http://www.mediafire.com/download/lcl1751emqgng71/HOANG+SA+1974_+KIM+GIAU+TRONG+BOC+-+Nguyen+Thanh+Tung.epub
3. Bản PRC:
http://www.mediafire.com/download/0pdcvsukbsfoty8/HOANG+SA+1974_+KIM+GIAU+TRONG+BOC-+Nguyen+Thanh+Tung.prc
[...]

Comments

Trước thông tin về dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) tuyến Cát Linh-Hà Đông cho biết sẽ cần 600 nhân lực khi đưa vào vận hành tuyến đường 13km vào năm 2015, không ít người thắc mắc tại sao lại cần nhiều nhân lực như thế. Và trong khi chưa được trang bị một tí kiến thức nào về đường sắt cũng như chưa tìm hiểu kỹ càng đầu đuôi thì nhiều “nhà báo” và bạn đọc đã vội vàng suy diễn tiêu cực và hồ đồ về dự án này.


Trả lời báo Đời sống & Pháp luật, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, con số chính xác là 681 người và không phải là chuyện đùa, bởi đây là con số đã được tính toán rất kỹ trên toàn bộ quy trình vận hành, bên cạnh đó, nó còn được áp dụng theo công nghệ tiên tiến nhất mà JICA (Nhật Bản) đã tư vấn.
"Theo Tiêu chuẩn về Quy phạm thiết kế Metro của Trung Quốc, thì hệ thống quản lý vận doanh của tuyến thứ nhất bình quân số lượng nhân viên quản lý là khoảng 100 người/km, còn theo tiêu chuẩn mà tổ chức JICA (Nhật Bản) – là đơn vị tư vấn cho Hà Nội về các dự án đường sắt đô thị đưa ra là 50-55 người/km. Nhưng ở đây, đối với tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, chúng ta đang sử dụng khoảng 52 người/km, thậm chí còn ít hơn gần gấp đôi Trung Quốc thì tại sao lại gọi là tốn kém được."
Ngày 13/9/2014, báo Đất Việt đã đăng bài “600 người cho 13km đường sắt, chuyện đùa đấy ạ?” của tác giả Mi An với nhiều nhận định rất “trời ơi đất hỡi” mang tính võ đoán và châm chích rất ác ý. “Nhà báo” Mi An viết: “Tôi đọc bản tin mà ngỡ như đang đọc một câu chuyện đùa. 600 người cho một tuyến đường dài hơn 10 cây số, vị chi là khoảng gần 60 người cho 1km đường sắt tuyến Cát Linh-Hà Đông. Họ sẽ làm gì ở đó nhỉ?”. Ờ nhỉ? Nhiều thật đấy! Không lẽ nhà nước hào phóng đến mức đầu tư cho một lô một lốc người ngồi chơi xơi nước hưởng lương? Nếu như thật sự “nhà báo” không biết thì chúng tôi xin cung cấp một số thông tin để nhà báo rõ.

Trước tiên, cần biết rõ một số thông số cơ bản của tuyến ĐSĐT này:
- Chiều dài tuyến: 13,05 km; đường đôi, khổ 1435mm;
- Số nhà ga: 12 (ga trên cao, cự ly bình quân giữa các ga là 1km);
- Số đoàn tàu: 13 (ban đầu là 4 toa xe, sau nâng cấp lên 6 toa xe);
- Thời gian khai thác: 18 giờ/ngày (từ 5h đến 23h);
- Tần suất chạy tàu: tối đa 2 phút/chuyến;
- Tốc độ tối đa: 80 km/h, tốc độ lữ hành 35km/h.
- Năng lực vận chuyển tối đa: 28.000 hành khách/giờ/hướng.

Với kiến thức hạn hẹp và góc nhìn phiến diện, tiêu cực, “nhà báo” này tiếp tục xỏ xiên: “Vậy vấn đề là tại sao chúng ta đi sau các nước khác lâu như thế mà lại chọn một công nghệ tiêu tốn nhiều nhân lực đến như vậy? Tại sao chỉ để vận hành 13km đường sắt mà cần tới 600 người? Họ sẽ làm gì? Bán vé? Soát vé bằng tay? Điều khiển bảng tín hiệu bằng tay? Thổi còi toe toe đuổi bắt hàng rong ở sân ga? Hay là nói cho vui, cứ 3 công nhân thì phụ trách một cái bơm, hàng ngày vác bơm ra bơm bánh tàu?”. Xin thưa với “nhà báo” rằng hiện đại đến như Úc, Trung Quốc, Đài Loan… mà nó còn phải có nhân viên phất cờ và ra hiệu lệnh an toàn cho tàu, ở Anh nó vẫn có trạm bán vé thủ công nhé. Ấy là chưa kể đội ngũ tuần tra, kiểm soát việc đi chui, vé trái tuyến… Thậm chí những ga trung chuyển ở Úc số nhân viên còn lên tới 60 đến 80 người.
Tại một ga tàu điện ở Sydney
Một số thông tin về vận tải đường sắt đô thị Sydney
- Vận chuyển 1 triệu hành khách mỗi ngày (281 triệu / năm)
- 176 ga
- 2181 toa xe
- 2885 lượt vận chuyển mỗi ngày
- 937km đường ray điện
- 10.450 lao động
- Tuyến đường sắt đầu tiên từ năm 1885.



Ngoài việc bán vé tự động thì còn bán vé online nhưng họ vẫn duy trì đội ngũ bán vé thủ công. Khi tàu ra vào ga thì luôn có nhân viên thổi còi và phất cờ trắng xanh để bảo đảm an toàn, trung bình ga lẻ họ bố trí 2 nhân viên/platform (2 platforms – thềm ga ) và 1 bảo vệ. Còn gatrung chuyển thì tối thiểu có 30-40 người. Vé tự động hay thủ công là phụ thuộc vào ý thức người đi tàu hết, mặc dù được đầu tư hiện đại nhưng vẫn xảy ra tình trạng trốn vé và lực lượng thanh tra rất đông để thu phạt. Mức phạt: Trốn vé xe bus là 100$/lần còn tàu thì 200$/lần.
Theo một chuyên gia trong ngành GTVT thì với điều kiện hạ tầng và trình độ dân trí hiện tại, chắc chắn trong giai đoạn đầu các nhà ga phải vận hành theo phương thức bán tự động, có nghĩa là các công đoạn bán vé, soát vé, điều tiết hành trình... sẽ thực hiện thủ công. Tính toán sơ bộ số lao động làm việc thường xuyên trên tuyến ĐSĐT này như sau:
- Số lái tàu: 13 (tàu) x 3 (ca) x 2 (người/ca/tàu) = 78 người;
- Nhân viên bán vé: 12 (ga) x 3 (ca) x 2 (người/ca/ga) = 72 người;
- Nhân viên soát vé: 12 (ga) x 3 (ca) x 3 (người/ca/ga) = 108 người;
- Nhân viên giám sát, điều tiết hành trình: 12 (ga) x 3 (ca) x 1 (người/ga/ca) = 36 người;
- Nhân viên bảo trì, kỹ thuật, cơ điện thường trực: 12 (ga) x 3 (ca) x 2 (người/ca/ga) = 72 người;
- Nhân viên bảo vệ: 12 (ga) x 3 (ca) x 2 (người/ca/ga) = 72 người;
- Nhân viên vệ sinh: 12 (ga) x 2 (ca) x 2 (người/ca/ga) = 48 người (chỉ tính làm việc 2 ca);

Tổng số lao động thường trực trên tuyến và các ga là: 486 người. Ngoài ra còn một xưởng bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy toa xe dự tính khoảng 30 người; hhối văn phòng (quản lý, kế toán, nhân sự, hành chính,…): 50 người. Tổng số lao động sử dụng: 566 người (tròm trèm 600 người). Nếu tuyến đi vào vận hành đầy đủ thì số lượng nhân lực sẽ như vậy hoặc có thể tăng lên chứ không ít hơn!

Vậy là đã rõ là làm sao phải cần tới 600 người cho 13km đường sắt. Giải đáp thắc mắc của báo chí, quyền Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt Nguyễn Mạnh Hùng lý giải: “Số nhân lực trên được tính toán chi tiết theo định mức chuẩn của đường sắt đô thị. Nếu Hà Nội mở thêm những tuyến khác, số nhân lực này cũng có thể đáp ứng. Ví như một hội đồng thi, dù 30 thí sinh hay 1 thí sinh tham dự nhưng cũng phải cần tới 4 cán bộ phục vụ công tác coi thi”. Ông Hùng nói có lý. Chỉ tiếc là các “nhà báo” của chúng ta không chịu tìm hiểu thực chất của vấn đề nó như thế nào. Mới hay ông bà ta nói chẳng sai “biết thì thưa thốt…”.

Đấy là nói về nhân lực. Còn về số tiền đội lên của dự án, nhà báo này trách móc: “Mong chờ biết bao nhiêu ngày tháng để có một tuyến đường sắt hiện đại trên không nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến Cát Linh-Hà Đông, đầu tư mất bao nhiêu tiền của, cái tuyến đường sắt chỉ “điều chỉnh một tý” đã mất hơn 300 triệu đô, tức là tương đương hơn 7.000 tỷ đồng ấy, chưa thấy hiện đại đâu mà nghe chừng té ra là hại điện bà con ạ”. Vậy thì nhà nước đầu tư làm gì cho mệt, cho tốn tiền của, cứ để tắc nghẽn giao thông chơi, xây đường sắt trên cao chi cho nó “ăn”.

Chưa hết: “Có câu “đắt xắt ra miếng”. Cái dự án này chắc là cũng xắt ra được vô vàn “miếng” rồi đó chứ chẳng chơi. Miếng ngon miếng ngọt thì chẳng biết về đâu nhưng cái miếng đắng cay khổ sở vất vả chịu tắc đường trong suốt mấy năm nay và sẽ còn tiếp tục chịu đựng trong vài năm tới thì chắc chắn là dân đã được hưởng no cả bụng”. Nói kiểu này chẳng khác gì chửi nhà nước là xây dựng đường sắt để hành dân. Đúng là vạ vào thân cho nhà nước thật!

Thực sự là ai cũng cảm thấy bị sốc khi nghe con số “đội lên” 300 triệu USD của dự án. Dĩ nhiên không thể nói là không có vấn đề. Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong buổi làm việc ngày 12/9, với Hà Nội, TP HCM cùng "mổ xẻ" các nguyên nhân chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư của các dự án đường sắt đô thị đã nhận định: “Đường sắt đội vốn do lỗi chủ quan". Một lý do hết sức quan trọng phải nói đến rằng đây là dự án mới, hiện đại, phức tạp lần đầu tiên chúng ta thực hiện, không có kinh nghiệm, và như Bộ trưởng nói thì "Vì thiếu người có kiến thức để nghiên cứu thấu đáo nên công tác chuẩn bị đầu tư sơ sài, đưa ra tổng mức ban đầu rất thấp".

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện chủ đầu tư cho biết tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD tương đương 8.769 tỷ đồng theo tỷ giá USD/VND lúc đó. Riêng Hợp đồng EPC trị giá 435 triệu USD là vay đối ứng. Vốn đối ứng để trả tiền VAT của Việt Nam. Theo nguyên tắc vốn ODA không cho vay tiền thuế VAT và các khoản thuế khác. Do vậy vốn đối ứng để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và trả các phí thuế. Riêng khoản giải phóng mặt bằng là rất nặng, dự án đã phải chi thêm 400 tỉ. Bên cạnh đó dự án phải bổ sung rất nhiều hạng mục như: xử lý đường dẫn depot 13,5 triệu USD; đường tránh QL 6 nhà ga Yên Nghĩa (Hà Đông) trước kia dự định làm nhà tạm nay mở rộng theo quy hoạch 1,94 triệu USD; thay đổi vỏ tàu sang vỏ Inox 3,19 triệu USD và bổ sung đào tạo chuyển giao công nghệ 2,9 triệu USD; thay đổi phương án lắp lao dầm khiến chi phí tăng lên; chi phí GPMB tăng; xử lý nền đất yếu thiết kế chưa tính hết; trượt giá giữa đồng Nhân dân tệ (CNY) và USD tại thời điểm ký hợp đồng so với thời điểm này mức trượt giá khoảng 16%, cộng với mức độ trượt giá do thiểu phát ở Trung Quốc 5 năm qua cũng vào khoảng 16% khiến mức trượt giá của dự án vào khoảng 30%.

Như vậy việc tăng là có lý do của nó chứ không phải muốn tăng là tăng để “xắt ra được vô vàn miếng” mà xơi như nhà báo này nói. Đây là số tiền chúng ta phải vay từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc, tín dụng ưu đãi hỗ trợ bên mua của Eximbank Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam chứ không phải tiền trên trời rớt xuống, không phải “ăn” được bao nhiêu là “ăn”.

Dĩ nhiên việc để cho dự án đội giá là một điều đáng tiếc và như bộ trưởng Thăng nói là “phải làm rõ trách nhiệm của Bộ ngành và các địa phương, không né tránh trách nhiệm, không đùn đẩy cho ai, không đổ lỗi cho khách quan". Vấn đề đáng quan ngại ở đây là một số “nhà báo” với cái tâm không sáng luôn cố “định hướng” cho dư luận một cách nhìn tiêu cực và xám xịt về bức tranh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Cứ như kiểu này thì không cần phải xây dựng đường sá, cầu cống gì cả cho khỏi có tiêu cực, tham nhũng!
ĐĐK - Thái Phạm
[...]

Categories: ,
Comments

Thời gian gần đây, việc một số tờ báo đăng tải thông tin sai sự thật ảnh hưởng tới vai trò, uy tín của giới báo chí trong xã hội, đã bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, có người lại đặt hiện tượng này trong quan hệ với cái gọi là tự do ngôn luận. Vậy trên thực tế, sự thật có đúng như họ bao biện?

Tháng 8-2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt hành chính sáu tờ báo, trang thông tin điện tử vì đăng tải thông tin sai sự thật, không trích dẫn nguyên văn, nguồn tin chính thức gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Trong khi việc xử phạt nhận được sự hoan nghênh, đồng tình của đông đảo bạn đọc, thì có người lại cho rằng án phạt này ảnh hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thậm chí cho rằng, các sai phạm kể trên là loại lỗi mà báo chí truyền thông hiện đại không thể tránh khỏi, cần được thông cảm! Các trang BBC, Dannews cũng thể hiện quan điểm tương tự qua cách đặt nhan đề cho mấy bài báo có liên quan tới sự kiện mà họ đăng tải. Không khó nhận ra đây chỉ là thứ lý lẽ bao biện cho hành vi bịa đặt, dựng chuyện (fabricate) của một số người được gọi là "nhà báo" ở Việt Nam hiện nay.


Tiếp cận từ bất cứ góc độ nào thì tự do báo chí, tự do ngôn luận cũng không đồng nghĩa với việc nhà báo dẫn nguồn tin thiếu chính xác, bịa đặt ra câu chuyện hay xào xáo, sao chép thông tin của các tờ báo khác. Trong các nền báo chí tiến bộ trên thế giới, việc dựng chuyện (fabricate) và đạo bài (plagiarism) là hai lỗi lầm nghiêm trọng và không thể dung thứ. Vì thế, thường thì khi nhà báo nào có hành vi liên quan tới hai lỗi trên sẽ bị tòa soạn sa thải ngay lập tức. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với nhiều hệ lụy khác như: buộc xin lỗi công khai tới bạn đọc, trả lại giải thưởng báo chí mà mình từng nhận. Nghiêm trọng hơn, nếu bị cá nhân hoặc tổ chức nào khởi kiện vì hành vi dựng chuyện ảnh hưởng xấu tới danh dự của họ, thì nhà báo và tòa soạn sẽ phải hầu tòa, sẽ phải bồi thường những khoản tiền không nhỏ. Chưa kể sự nghiệp báo chí của người viết có thể vĩnh viễn bị chôn vùi, tên tuổi trở thành "tấm gương xấu" trong một khoảng thời gian dài. Ðiều này không hề là ngoại lệ ngay cả với nền báo chí Hoa Kỳ vốn có tiếng là ủng hộ các hành động "tự do quá trớn" và trên lý thuyết là quốc gia không có luật báo chí!

Theo tổng kết của polotico.com, journalism.about.com về danh sách 10 nhà báo tai tiếng vì "dựng chuyện", có tới ba người từng được đề cử hoặc được nhận giải Pulitzer - giải thưởng báo chí cao quý nhất của Mỹ. Những người này sau đó đã không thể tiếp tục công việc, thậm chí phải trả lại giải thưởng kèm lời xin lỗi công khai. Nhà báo được giải Pulitzer đầu tiên "dính chàm" là Louis Seibold. Năm 1921, Seibold thực hiện một phỏng vấn giả mạo với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson. Thời điểm đó, Woodrow Wilson rơi vào trạng thái hôn mê, Seibold không còn cách nào khác ngoài việc viết ra một bài phỏng vấn tưởng tượng với sự giúp đỡ của phu nhân tổng thống và một số người khác. Ðiều đó đã làm cho ông ta không tránh khỏi bia miệng của thế gian, ngay cả khi đã mất. Tiếp theo, là trường hợp nữ nhà báo Janet Cooke, người bị thu hồi giải thưởng Pulitzer được trao năm 1981 vì có thiên phóng sự "bịa đặt". Cooke viết một bài báo nhan đề Thế giới của Jimmy, tường thuật cuộc sống của lũ trẻ da mầu nghèo khổ giữa nạn buôn bán ma túy và đăng trên tờ Bưu điện (Post). Ðây là một bài báo cảm động, ngoại trừ việc tất cả những gì Cooke viết ra hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng. Thực tế, không có một đứa trẻ 8 tuổi nào có tên là Jimmy có cuộc sống như vậy dù sau đó có một vài người tìm cách bào chữa. Từ đó, Cooke bị coi là "một kẻ nói dối bệnh lý"! Trường hợp tai tiếng khác được nhắc đến là Jack Kelley, phóng viên nước ngoài kỳ cựu của tờ thời báo nổi tiếng Nước Mỹ ngày nay (USA Today) từng năm lần được đề cử giải Pulitzer. Năm 2004, ông bị chính đồng nghiệp cáo buộc ít nhất đã có hành vi bịa đặt trong tám phóng sự của mình và "đạo bài viết" của vô số trang tin khác. Nhiều nhà báo còn cho rằng hàng trăm bài viết từ trước của Jack Kelley đều ít nhiều ăn cắp thông tin, có lời lẽ vu khống, bịa đặt? Nguy hiểm hơn, Jack Kelley vốn là phóng viên chiến trường đã lừa dối người đọc Mỹ về tình trạng ở các nước như Cuba, Parkistan, Afghanistan, Ai Cập, Nga, Nam Tư... Dù thanh minh không hề làm sai bất cứ điều gì hay có ăn cắp thông tin của người khác, dưới con mắt của nhiều đồng nghiệp, Jack Kelley vẫn là "kẻ đáng xấu hổ vì phản bội niềm tin của công chúng". Không có mặt trong danh sách tai tiếng trên, Narciso Contreras, phóng viên ảnh tự do từng đoạt giải Pulitzer cũng bị hãng AP ngừng hợp tác vì đã chỉnh sửa một vài chi tiết trong những bức ảnh chiến trường Syria của mình. Cho dù các chỉnh sửa này không ảnh hưởng nhiều tới nội dung những bức ảnh, hãng AP vẫn kiên quyết chấm dứt quan hệ về công việc với Contreras. Họ tuyên bố rằng: Uy tín của AP luôn được đặt lên cao nhất, mọi hành động vi phạm đạo đức báo chí (dù nhỏ nhất) đều không thể được chấp nhận. Trước đó, Contreras cũng đã phải lên tiếng xin lỗi vì hành động của mình và mong muốn nhận được sự tha thứ từ độc giả.

Ngay cả các tờ báo "lá cải" ở Mỹ vốn coi chuyện bịa đặt là phương thức sinh tồn để lôi kéo sự chú ý của độc giả cũng từng phải trả giá đắt cho các bài viết tưởng chừng vô thưởng, vô phạt. Tờ Hoàn cầu (Globe) từng hai lần phải ra hầu tòa và nộp phạt vì phóng viên Mike Barnie. Mike được biết đến là người chuyên xuyên tạc lời của người khác. Năm 1973, Hoàn cầu mất 40.000 USD sau khi Mike bị cáo buộc là đã phịa thêm lời vào các bài phỏng vấn. Năm 1991, phóng viên này tiếp tục đem lại rắc rối cho tòa soạn sau khi tự ý thêm thắt vào lời của một giáo sư thuộc Ðại học Havard. Mike Barnie đã viết rằng vị giáo sư thích phụ nữ châu Á vì người châu Á biết "phục tùng"; rút cuộc, Hoàn cầu phải đền 75.000 USD! Năm 2004, Carl Cameron làm cho tờ Fox News cũng bị bẽ mặt khi bịa ra chuyện Thượng nghị sĩ John Kerry là một "người mắc bệnh yêu bản thân thái quá khi thường xuyên chăm sóc da mặt, móng tay". Thực tế, John Kerry là một người ưa chải chuốt; tuy nhiên, những "câu nói" Cameron viện dẫn là của ông John Kerry lại không có bằng chứng! Việc tương tự cũng diễn ra với chính đối thủ của Kerry khi đó là Tổng thống đương nhiệm George Bush. Tập đoàn truyền thông CBS buộc phải xin lỗi George Bush sau màn dựng chuyện tai tiếng khi Dan Rather - phóng viên của CBS, "chế tạo" ra một bản ghi "giả". Theo nguồn tin dối trá đó, George Bush được cho là nhờ quan hệ gia đình với bang Texas nên đã "trốn" được việc tham gia chiến tranh Việt Nam. Ðây là một bài báo ác ý nhằm hạ thấp uy tín của Tổng thống Bush. Và các sai lầm ngớ ngẩn khi "chế tạo" bản thảo của Rather đã biến thành một trò cười và thảm họa báo chí, ảnh hưởng tới uy tín của CBS.

Vài năm lại đây, trước sự bùng nổ của mạng xã hội, nhiều tập đoàn truyền thông ở Mỹ cũng nhanh chóng "thiết quân luật" đối với phóng viên dưới quyền khi họ sử dụng hay hoạt động trên website cá nhân, blog, facebook, twitter,... Mỗi một dòng tin nhắn hay nguồn tin xuất hiện trên các trang cá nhân của nhà báo đều đồng nghĩa với việc anh ta phát ngôn thay cho tờ báo nên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các câu chữ, đoạn video, bức ảnh được đăng tải. Năm 2010, tờ Bưu điện Washington tuyên bố đình chỉ công việc của bình luận viên bóng bầu dục nổi tiếng Mike Wise sau phát ngôn "đùa cợt" của ông trên twitter. Số là bình luận viên này đưa ra trên trang cá nhân thông báo: Tiền vệ Ben Roethlisberger của đội Pittsburgh Steelers chỉ bị đình chỉ năm trận đấu tại NFL (giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ) vì hành vi sai trái thay vì sáu như công bố của ban tổ chức giải. Gần như ngay sau đó, Mike Wise đã xóa bình luận và xin lỗi vì trò đùa của mình. Nhưng vì quá trình chia sẻ trên twitter diễn ra quá nhanh, tin tức lập tức tới lãnh đạo Bưu điện Washington. Họ yêu cầu Mike Wise xin lỗi công khai và bị đình chỉ công việc trong một tháng. Nhưng mọi việc chưa dừng lại, nhiều phản hồi của độc giả mong muốn Wise phải bị đuổi việc. Thậm chí, một vài bình luận rất gay gắt còn cho rằng nếu Bưu điện Washington không đuổi Mike thì không còn là một tờ báo đáng tin nữa!

Từ các sự kiện xảy ra trong báo chí Mỹ, có lẽ một số người tại Việt Nam nên định nghĩa lại hai chữ "tự do" mà họ đang nhầm tưởng. Tự do báo chí, tự do ngôn luận tại bất kỳ quốc gia, dù tiến bộ đến mức nào trên thế giới cũng phải dựa trên nền tảng của sự trung thực, tôn trọng sự thật. Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của báo chí chính là sự thật. Nhà báo là người làm việc để bảo vệ, phụng sự cho chân lý ấy. Cho nên, thật ngạc nhiên khi có người chống chế, bao biện cho hành động đạo bài, chế bài, xuyên tạc, bịa đặt, dựng chuyện là xuất phát từ sự thiếu hiểu biết hay chưa thể kiểm chứng thông tin! Nói thế nào thì các hành động đó đều chung một bản chất, là dối trá. Ðáng tiếc, nếu ở nhiều nước phương Tây, cụ thể là ở Mỹ, người phát hiện hành vi đạo văn, bịa đặt lại chính là các nhà báo, thậm chí trong đó có người là đồng nghiệp của người đạo văn, dựng chuyện, thì ở Việt Nam, trong vài vụ việc mới đây, dường như người trong cuộc lại dửng dưng trước hành vi đăng tin sai sự thật? Sự việc chỉ trở nên rõ ràng khi dư luận phân tích, làm sáng tỏ tính chất giả mạo của bức thư. Ðến hiện tại, các cá nhân liên quan trực tiếp tới việc đăng tải bức thư trên vẫn im lặng, không có bất kỳ lời xin lỗi trước độc giả, cũng chưa có thông báo kỷ luật chính thức với những tác giả dựng chuyện? Cung cách làm việc như vậy không thể tồn tại trong một nền báo chí chuyên nghiệp. Dù chưa thể kết luận về xu hướng báo chí với các tác giả hành nghề bằng cách bịa chuyện, ăn cắp thông tin trên mạng đang giữ vai trò chi phối một số địa chỉ báo chí thì các sự kiện - hiện tượng tiêu cực trong báo chí gần đây cũng là sự cảnh báo khi mỗi nhà báo xem nhẹ vai trò xã hội - nghề nghiệp của mình, và xã hội lơi lỏng vai trò của luật pháp, thiếu hình thức kỷ luật, cơ chế xử phạt nghiêm khắc, cụ thể với báo chí.

TRẦN VIỆT QUANG
(Theo báo Nhân dân)
[...]

Categories:
Comments

Một trong những luận điệu lâu nay các tổ chức, cá nhân có thái độ thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam thường rêu rao là ở Việt Nam không có tự do ngôn luận và tự do báo chí. Rêu rao như thế, nhưng sự thật thì, họ đã cố tình tảng lờ một thực tế là ngay cả ở phương Tây, nơi vẫn được gọi là "thế giới tự do", tự do ngôn luận và tự do báo chí cũng chỉ là điều không tưởng.
Hình ảnh không nhất thiết liên quan đến bài viết!



Khi đánh giá thực chất tự do ngôn luận, tự do báo chí ở phương Tây, không thể bỏ qua một câu nói được trích dẫn rất nhiều: "Tự do báo chí là tự do phổ biến những ý kiến riêng của 200 người giàu có". Ðọc hay nghe câu này, những ai chưa biết tác giả, sẽ dễ cho rằng, đây là ý kiến của người không am hiểu vấn đề hoặc là nhìn nhận chủ quan. Nhưng dòng chữ đó được viết ra từ ngòi bút một người nổi tiếng, một nhân chứng lịch sử, ông là Paul Sethe - công dân CHLB Ðức, nhà báo danh tiếng, đồng thời là nhà văn và nhà nghiên cứu khoa học xã hội. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ông là một trong năm người sáng lập tờ báo danh tiếng Frankfurter Allgemeine Zeitung (báo Frankfurt khái quát) - hiện là một trong những nhật báo lớn nhất ở CHLB Ðức. Sau này ông viết bình luận - phê bình cho các tờ báo danh tiếng khác trong khu vực sử dụng tiếng Ðức như Die Welt (Thế giới), Die Zeit (Thời gian), tạp chí Stern (Ngôi sao). Ðể giải thích tại sao lại đưa ra một đánh giá như vậy, ông viết: "Bởi vì việc xuất bản những tờ báo và tạp chí luôn luôn đòi hỏi một lượng lớn tư bản (từ ông sử dụng trong tiếng Ðức là Kapital - HNT), nên nhóm người làm ra các cơ quan báo chí sẽ thường xuyên nhỏ đi. Qua đó sự phụ thuộc của chúng ta ngày càng lớn, càng nguy hiểm hơn". Nhưng ông cũng biết, trong báo chí ở Ðức còn có những "ốc đảo mà ở đó luồng gió tự do còn phảng phất". Một điều thú vị là nhiều người không biết, câu nói bất hủ đó ông viết với tư cách là một bạn đọc gửi tạp chí nổi tiếng Spiegel (Tấm gương), và ở đó lần đầu câu nói này được in ra. Cho đến nay, câu nói của Paul Sethe được xem là ý kiến khá chân xác về mối quan hệ giữa tự do báo chí và "Kapital". Ðánh giá của ông là kết quả từ sự quan sát tự do báo chí trong cuộc sống hằng ngày, nhưng để đánh giá toàn diện về tự do báo chí trước tiên phải xem xét các quy định pháp lý liên quan đến tự do báo chí của một quốc gia.

Quy định pháp lý về tự do ngôn luận và báo chí ở các nước phương Tây về cơ bản là giống nhau, đôi khi cả về hoàn cảnh lịch sử. Thí dụ, theo 10 Ðiều bổ sung đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ, có hiệu lực từ năm 1791, thì Quốc hội Mỹ không được phép ban hành bất cứ văn bản nào hạn chế tự do ngôn luận và báo chí. Nhưng theo một Ðạo luật của năm 1798 thì sẽ là tội phạm nếu viết, in, phát biểu và phổ biến những văn bản sai sự thật, cố ý xúc phạm hay chống lại chính quyền. Ðể truy cứu trách nhiệm hình sự vì vi phạm lĩnh vực này, Ðiều 2385 Chương 115 Bộ luật Hình sự Mỹ ghi rõ: Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng, tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hay bạo lực.

Còn ở Pháp, trong tiến trình Cách mạng 1789, tự do báo chí đã được đề cập, cụ thể là trong Ðiều 11 Tuyên bố dân quyền và nhân quyền. Về sau, tinh thần của Ðiều 11 cũng là một trong các cơ sở cho sự ra đời của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và Hiệp ước nhân quyền châu Âu năm 1950. Một đạo luật về tự do báo chí cũng được ban hành trong Nền cộng hòa thứ ba vào ngày 29-7-1881. Ðạo luật 1881 cũng nêu rõ các giới hạn trong tự do báo chí vì sự lạm dụng tự do, cụ thể là đưa ra các định nghĩa về tội phạm báo chí. Về cơ bản, cho đến nay đạo luật này vẫn còn giá trị. Ở Pháp cũng như ở các nước phương Tây khác, tự do báo chí trước tiên không phải là vấn đề văn bản pháp lý liên quan, mà là việc thực thi. Mấy năm trước, khi Tổng thống N.Xác-cô-di còn đương nhiệm, một cuộc cải cách đã được thực hiện, theo đó việc lựa chọn các giám đốc của một số đài phát thanh và truyền hình do tổng thống quyết định. Những năm qua, một số nhà báo đã gặp khó khăn với công an và cơ quan tư pháp. Trong nhiều cuộc biểu tình, một số nhà báo bị bắt, các hình ảnh họ chụp hay thu được bị tịch thu. Nhưng bê bối lớn nhất là việc phanh phui cơ quan tình báo Pháp do thám, nghe trộm điện thoại của các nhà báo làm việc cho nhật báo Le Monde năm 2011. Các phương tiện truyền thông cho rằng, trong việc này, Chính phủ Pháp đã cố ý nói dối và vi phạm tự do báo chí có hệ thống (!?).

Nhìn sang một nước khác - I-ta-li-a, theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế thì tình hình tự do báo chí trong các năm gần đây khá phức tạp. Thị trường báo chí được chia thành bốn nhóm, gồm: nhóm Editoriale L'Espresso (La Republica), nhóm Ri-dô-li với chủ sở hữu chính là gia đình Ác-nen-li Phi-át (La Stampa), nhóm các nhà xuất bản độc lập (II Giorno) và nhóm Béc-lu-xcô-ni. Nhiều người lo ngại trước "tiến trình Béc-lu-xcô-ni hóa" toàn bộ hệ thống truyền thông ở I-ta-li-a. Về phần mình, các chính phủ ở I-ta-li-a cũng tìm cách gây áp lực với báo chí. Thí dụ, năm 2011 một dự thảo luật được đưa ra bàn bạc, theo đó thì nhà báo (rất khác với các cá nhân khác) có thể bị phạt tù vì tội vu khống. Ðặc biệt là ở I-ta-li-a nhiều nhà báo đã bị đe dọa đến tính mạng, nếu họ viết về tội phạm và hoạt động của ma-phi-a.

Ở CHLB Ðức, theo quy định của Ðiều 5 Ðạo luật cơ bản (tức Hiến pháp) thì mọi người có quyền thể hiện quan điểm của mình qua hình ảnh, lời phát biểu, bài viết trên sách báo, hay phát tán qua phát thanh, truyền hình; vì tự do báo chí là một phần của tự do ngôn luận. Trong đó cũng ghi rõ "không có sự kiểm duyệt", nhưng điều đó không có nghĩa, người viết hoàn toàn tự do, không cần phải quan tâm tới các quy định pháp lý. Theo các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp CHLB Ðức, các quy định cụ thể về tự do báo chí lại thuộc về thẩm quyền của các tiểu bang. Vì vậy, mỗi tiểu bang đều có Luật Báo chí (Pressegesetz) riêng. Cơ sở pháp lý trực tiếp nhất của Luật Báo chí là Hiến pháp tiểu bang. Vì thế, Luật Báo chí không chỉ ghi cụ thể các quyền lợi, trách nhiệm mà cả giới hạn của báo chí phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của khu vực mình. Thí dụ, Ðiều 1 Luật Báo chí ở tiểu bang Ba-va-ri-a ghi rõ: Tự do ngôn luận và báo chí được bảo đảm qua các Ðiều 110, 111, 112 Hiến pháp Ba-va-ri-a. Cần lưu ý, trong khoản 1 Ðiều 110 của Hiến pháp Ba-va-ri-a viết về tự do ngôn luận và báo chí, song trong khoản 2 lại ghi rõ: Chống lại các loại văn chương bẩn thỉu và độc hại là nhiệm vụ của Nhà nước và các cơ quan địa phương. Luật Báo chí của các tiểu bang tuy có một số điểm khác nhau, nhưng có một điểm rất giống nhau, như ở Tiểu bang Ba-va-ri-a, điểm đó được ghi trong Ðiều 117 của Hiến pháp: Sự hưởng thụ tự do cho mỗi người đều phụ thuộc vào việc tất cả mọi người thực hiện nghĩa vụ trung thành với Nhân dân, Hiến pháp, Nhà nước và Luật pháp.

Ðể cụ thể hóa giới hạn về quyền tự do báo chí, có nhiều quy định cụ thể được ban hành trong các bộ luật của Liên bang. Bên cạnh Công an hình sự liên bang và tiểu bang, ở CHLB Ðức còn có lực lượng của các cơ quan bảo vệ Hiến pháp cấp liên bang và tiểu bang. Ðây là các cơ quan tình báo đối nội. Trong các cơ quan này, có một lực lượng không nhỏ hằng ngày chuyên đọc sách báo, tin tức do các cá nhân và tổ chức phát tán trên mạng để thu thập tin tức và bằng chứng, khi cần thiết sẽ phục vụ cho các thủ tục xét xử hình sự. Ðể ngăn ngừa những mối nguy hiểm từ các phương tiện truyền thông đối với thanh, thiếu niên, một cơ quan thanh tra liên bang đã được thành lập. Trừ các nhật báo và tạp chí chính trị, các ấn phẩm còn lại đều có thể bị cơ quan này kiểm duyệt và xử lý theo quy định.

Một vấn đề mà lâu nay người ta vẫn tranh luận sôi nổi khi nói về tự do báo chí ở phương Tây là sự đánh lừa dư luận bằng phương tiện truyền thông. Cho đến nay đã có nhiều bằng chứng cụ thể về hiện tượng này, như đánh lừa bằng cách không đưa tin hoặc đưa tin sai sự thật. Ðể phát hiện các chiến dịch đánh lừa dư luận bằng phương tiện truyền thông, người ta lục lại các bài báo viết về những cuộc chiến tranh trong các thập kỷ qua và so sánh với các dữ liệu sau này mới thu thập được hay mới công bố và giải mã, trong đó có cuộc chiến xâm lược Việt Nam. Như vậy, sự hiểu biết về tự do ngôn luận, tự do báo chí ở phương Tây sẽ giúp chúng ta nhìn nhận và đánh giá khách quan về tự do báo chí ở Việt Nam. Một sự thật không thể phủ nhận là tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói chung, tự do ngôn luận, báo chí nói riêng, đã liên tục được cải thiện, phát triển trong các thập niên vừa qua. Trên cơ sở đó, không thể chấp nhận hiện tượng một số cá nhân tự cho mình là "nhà báo độc lập", rồi đưa ra ý kiến thiếu xây dựng. Bởi không thể coi là nhà báo, dù là "nhà báo độc lập" (!), khi chỉ đưa ra các tin tức và bình luận sai sự thật theo kiểu "bới bèo ra bọ" để nói xấu chính quyền, phủ nhận những thành tựu mà chính họ đang được thụ hưởng.

HỒ NGỌC THẮNG (CHLB Ðức)
Theo báo Nhân dân
[...]