• RSS
  • Facebook
  • Twitter
Comments

Sau khi bài viết "Chiến tranh biên giới phía bắc 1979: Lều báo tiếp tục đầu độc lịch sử" được đăng, Leubao.vn đã rất vinh dự được lọt vào "mắt xanh" của nhà báo (?) Đào Tuấn, một trong những nhân vật chính trong bài. Không thấy Đào Tuấn có phản hồi gì trực tiếp với chúng tôi nhưng được biết anh mang tâm sự của mình về viết trên facebook để cùng chia sẻ với bè bạn và người hâm mộ. Kể ra thì đọc các "còm men" trên nhà Đào Tuấn về việc này cũng rất thú vị mặc dù "mùi vị" của nó khá quen thuộc với chúng tôi: giống hệt đặc trưng của các trang blog của các nhà "dân chủ cuội" như Xuân Diện, Quê choa, Huỳnh Ngọc Chênh, JB Nguyễn Hữu Vinh... Tại trang Facebook của mình, Đào Tuấn cũng không nói gì về việc bài viết của chúng tôi đúng, sai thế nào mà chỉ tỏ vẻ "không thèm chấp" vì "Thật ra, họ nên chính danh thì hơn". Chúng tôi quan niệm tên - tuổi - địa vị xã hội đều là những yếu tố trang sức bề ngoài đối với việc luận phải trái, mặc dù chúng tôi cũng chẳng cần giấu diếm tên, tuổi, hình ảnh của mình làm gì. Nhưng vì Đào Tuấn và người hâm mộ của anh ta chấp vào cái "chính danh", chúng tôi xin giới thiệu bài viết dưới của blogger Beo, tức cựu tổng biên tập báo Thể thao TPHCM, một người đã rất nổi tiếng trong làng báo và giới blogger. Mời các bạn tham khảo.


Từ 17/2 đến nho trồng ở Đà Lạt - Tác giả: Beo

Ngay và luôn, chủ trương (nhấn mạnh) từ các cấp cao nhất nhà nước, năm nay để các đoàn thể nhân dân kỷ niệm (lại nhấn mạnh) 35 năm ngày khởi cuộc chiến chớp nhoáng, giữa hai quốc gia có lịch sử mối quan hệ hàng nghìn năm độc đáo đến kì lạ bậc nhất thế giới.
Điều đó đồng nghĩa, truyền thông được phép thoải mái đưa tin trong khuôn khổ: không được kích động hằn thù dân tộc và kích động chiến tranh.
Có hai gạch đầu dòng nhỏ.
- Tại sao ko là kỉ niệm cấp nhà nước: cấp nhà nước chỉ kỉ niệm ngày chiến thắng kết thúc các cuộc chiến, vào các lần thứ 5/10/15…(tại sao lại chỉ kỉ niệm vào các con số như trò chơi trốn tìm kia thì Beo chịu, không biết).
Riêng cuộc chiến này, thắng hay thua, để kỉ niệm?
- Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến này, năm nào cũng được các địa phương Bắc biên tổ chức cẩn thận, các nghĩa trang được chăm nom khá tốt (Beo đến tận nơi), không hề bị lãng quên.
Báo chí ngày này, mọi năm đều lác đác đưa tin bài, không có chuyện bị cấm đoán. (Ai cần bằng chứng làm tin, liên hệ với blogger Thiềm Thừ-đây là phóng viên viết chuẩn xác và đĩnh đạc-chín chắn nhất Việt nam hiện nay về đề tài này).
***
Phần lớn nội dung trên, Beo đã comment cho một vài bạn facebookers ngay khi loạt bài của Đào Tuấn vừa post lên trên tờ điện tử Một thế giới. Bản thân ĐTuấn cũng đã hồi âm.
Vài tiếng sau, bài bị gỡ xuống và, các cái loa cũ rích lại lu loa chửi chính phủ bài cũ rích: hèn nhát quy hàng Tàu. Thậm chí Báo Bắp Cải của chú Nguyễn Giang nhanh nhảu đoảng quy ngay, tuyên giáo hạ lệnh bóc bài. (Sau đó nhanh nhảu ăn gian thế nội dung khác chứ không nói lại cho rõ cho ra người bên bển).
***

Không như Đỗ Hùng- báo Thanh niên- sự mất dạy với Tổ quốc xuất phát từ nhận thức và có chủ đích, Đào Tuấn là chuyên gia của các chuyên gia về sự ẩu tả.
Việc cho nông dân Đà lạt trồng nho, dán luôn cái nhãn làm từ nho cho loại vang Đà lạt hay ăn theo cái tin chẳng- biết- tí- gì về cà phê dạng nguyên liệu trên BBC Việt ngữ, rồi suy diễn hươu vượn, chỉ là một dẫn chứng nhỏ. Bất cứ bài nào của Đào Tuấn (mà Beo đọc được), đều có thể chỉ ra những lỗi ẩu tả tương tự. Beo dẫn bài nho Đà lạt NÀY vì viết sai đến như thế, khó hơn cả viết đúng.

Loạt bài về cuộc chiến Việt-Trung năm 79 đăng trên Một thế giới thuộc thể tài đặc biệt nhạy cảm, vậy nhưng vẫn ẩu tả, ẩu tả như thường thấy.
Về nghề báo, cái sai lớn nhất Đào Tuấn tiếp nhận thông tin trong trạng thái đầu nóng tim lạnh, nó ngược quy chuẩn đầu lạnh tim nóng của một nhà báo chuyên nghiệp.
Cái sai về nội dung thông tin, đã có quá nhiều bạn chỉ ra rồi. Beo chỉ kể thêm một câu chuyện rất nhỏ thế này.
Viết về đề tài quân đội, nhận định thế cục một cuộc chiến, giữa vị trung tá và vị đại tá, đã là khoảng cách, cho dù cả hai cùng tham chiến trực tiếp. So với những tư liệu mà Beo đang có từ một vị tướng quân đội, thì loạt bài Đào Tuấn phạm lỗi trực tiếp chỉ trích (sai) quân đội và gián tiếp kích động hằn thù dân tộc.

Nói thêm: Vị tướng ấy có người con trai út, cậu thanh niên 21 tuổi xé bỏ giấy triệu tập nhập học tại Liên xô xung phong ra biên giới năm ấy, tận giờ vẫn nằm ở nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, giản đơn lẫn vào hàng ngàn mộ chí đồng đội khác.
Việc Một thế giới tự động gỡ bài là quyết định đúng.
Việc Đào Tuấn ứng xử trong thế giới mạng hậu gỡ bài, mập mờ đánh lận mập mờ đánh bóng, cách đánh bóng rất rẻ tiền của đám rân trủ cuội, khiến Beo nhìn thấy một nguy cơ khác từ cây bút Beo rất quý mến này: xuất hiện sự xảo trá.
Điều tối kị không chỉ riêng với nghề báo.
Nó tối kị nếu muốn làm một người lương thiện.

P/S: APEC 2006, vang Đà lạt trúng thầu gói làm nước giải khát và được nằm trong túi quà tặng nam nguyên thủ cùng với cà phê Trung Nguyên. Còn tại quốc yến, chúng nó uống vang Chi lê bà con ạ./.

© Beo

Phát biểu của một số "ủng hộ viên" của Đào Tuấn trên Facebook:



Categories: ,

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))