• RSS
  • Facebook
  • Twitter
Comments

Sau khi xem bài viết "Làm báo về lịch sử, đến báo Chính phủ, VTV, VOV cũng sai!", bạn đọc Hau Doan có phản ánh với chúng tôi về một sự việc tương tự như sau:
"Hôm nay e tới bảo tàng Bến Nhà Rồng thì thấy bức ảnh này với phụ đề phong trào phản chiến. A gửi tới bác lều báo giúp e tìm hiểu lại. Hình như nó cũng giống dạng bức ảnh trong đoạn film mà leubao mới nhặt sạn."
Bức ảnh mà bạn Hau Doan nhắc đến như dưới đây.
Bức ảnh tại bảo tàng Bến Nhà Rồng chú thích: "Phong trào phản chiến của binh sĩ và nhân dân Mỹ"



Bức ảnh tại bảo tàng Bến Nhà Rồng chú thích: "Phong trào phản chiến của binh sĩ và nhân dân Mỹ" nhưng người xem chẳng hề cảm nhận được chút nào sự "phản chiến" trong tấm ảnh này. Dường như người chú thích cho tấm ảnh này chỉ căn cứ vào lá cờ Việt Nam trong tay những người lính Mỹ mà chẳng chú ý đến biểu hiện trên gương mặt, trang phục khi làm nhiệm vụ và cả những dấu hiệu "chiến thắng" (Victory) hình chữ V hợp bởi 2 ngón tay của họ.

Thực tế, việc nhân dân Mỹ và thế giới cũng như một bộ phận lính Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam là một trong những lý do dẫn đến chiến thắng ngày 30/04/1975 của quân dân ta. Nhưng chắc chắn hình ảnh về họ không giống như bức ảnh tại viện bảo tàng đã trưng ra.
Biểu tình chống chiến tranh Việt Nam tại Boston, Mỹ, 1970 với lá cờ nửa xanh, nửa đỏ của CHMNVN
Trong các phong trào phản chiến, người ta có thể giương cao những lá cờ của lực lượng được ủng hộ còn trong tấm ảnh mà bảo tàng đưa ra, những người lính đang "trưng", "khoe" lá cờ như một chiến tích. Trong một trận chiến, lá cờ biểu trưng cho sức mạnh của các bên và là "ngôi sao dẫn đường" cho những chiến sỹ theo sau. Khi lá cờ được cắm trên đỉnh căn cứ của đối phương cũng là biểu tượng cho sự chiến thắng hoàn toàn. Người chiến sỹ cầm cờ là người chiến sỹ dũng cảm và khi người này ngã xuống thì sẽ có người khác tiếp lấy lá cờ để tiến về phía trước. Do đó, chiếm được lá cờ của đối phương và trưng ra như một chiến lợi phẩm là cách mà quân đội các nước, nhất là phương Tây, thường sử dụng để "khoe" chiến công của mình.

Chúng ta có thể thấy "truyền thống" này đã có từ rất lâu rồi qua một số ảnh minh họa từ thời thế chiến thứ 2 dưới đây:
Lính Anh khoe lá cờ chiếm được của quân Đức
Lính Mỹ khoe chiến lợi phẩm trong trận Iwo Jima với Nhật Bản
Quay trở lại cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta, cũng có không ít hình ảnh lính Mỹ chụp với những cờ của quân dân ta cùng với kiểu cách trong tấm ảnh của bảo tàng, nhưng chẳng ai có thể nói những người lính đó đang "phản chiến" cả.
Lính thủy đánh bộ Mỹ với lá cờ (dường như) của Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, lấy từ nóc trụ sở tỉnh Thừa Thiên trong chiến dịch Mậu Thân, 1968
Lính trung đoàn 26, sư đoàn bộ binh số 1 của Mỹ khoe lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
Lính không quân Mỹ khoe lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cạnh chiếc trực thăng UH-1
Lính đánh thuê New Zealand thuộc đại đội Victor 4 cũng khoe cờ MTDTGPMNVN
Vẫn là lính đánh thuê New Zealand thuộc đại đội Victor 4 khoe cờ Đảng Cộng sản!

Đặc biệt, trong bức ảnh dưới đây, lực lượng "biệt hải" của VNCH và các cố vấn Mỹ cũng chụp ảnh cùng lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (hoặc Cộng hòa Miền Nam Việt Nam). Phải chăng họ cũng đang "phản chiến"?
Cũng qua bức hình này, ta thấy phục trang của họ giống hệt những người trong bức ảnh của bảo tàng.

Đội "biệt hải" của VNCH cùng các cố vấn Mỹ với lá cờ của MTDTGPMNVN. Trang phục rất giống với những người lính trong ảnh của bảo tàng.
Vậy những người trong bức ảnh của bảo tàng là ai và sự thực về bức ảnh đó là gì?

Theo tìm hiểu của tôi, những người này thuộc lực lượng UDT/SEAL, tức Đội phá hoại dưới nước (Underwater Demolition Team) của lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ (SEAL) mà "quân nhục VNCH" gọi văn hoa là "biệt hải".
Cụ thể, họ là những thành viên của Đội "biệt hải" số 1 thuộc trung đội Alpha (SEAL team one, Alpha platoon), còn có biệt danh là "The Dirty Dozen", hoạt động tại khu vực Nhà Bè, Rừng Sác từ năm 1966.
Dưới đây là một số hình ảnh của lực lượng này tại Việt Nam.
SEAL Team One với "chiến lợi phẩm": cờ và một buồng chuối!
Trung đội Alpha chiếm được cờ và các vật dụng y tế của quân kháng chiến
Một "chiến công" khác của lực lượng Alpha?
SEAL Team 2 và một lá cờ MTDTGPMNVN tại Mỹ Tho năm 1967
Và cuối cùng, dưới đây là nguyên bản của tấm ảnh trong bảo tàng, chụp The Dirty Dozen của tác giả Donald P. "Chip" Maury, một thành viên của đội này.

Vậy mong bạn Hau Doan và bất cứ bạn nào đến bảo tàng nay hay các bảo tàng có ảnh tương tự, hãy góp ý với họ về việc này để kịp thời chỉnh sửa lại.
© Nguyễn Thanh Tùng
Thông báo: Sau khi bài viết này được chuyển đến những người có trách nhiệm để tìm hiểu lại, Lãnh đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đã có phản hồi như sau:
"Sau khi nhận được sự góp ý của mọi người về nội dung bức ảnh đang trưng bày tại Bảo tàng, chúng tôi đã kiểm tra và cho tháo gỡ bức ảnh trên khỏi đai trưng bày để điều chỉnh cho đúng và phù hợp. Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh xin chân thành cảm ơn sự góp ý kịp thời của mọi người. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm và thận trọng hơn trong việc sử dụng nguồn tư liệu cho công tác trưng bày".

Trước đó, trang facebook "Mạng lưới Bảo tàng Việt Nam - Viet Nam Museum Network" đã có một số phản hồi trên trang của họ như sau:
- Bác Triệu Hiển có bình luận như sau:

Nếu quả thực đây là bức ảnh bị chú thích nhầm, thì là một điều đáng tiếc và cần phải gỡ xuống ngay.
Đối với các hình ảnh trưng bày trong bảo tàng cần phải biết được : ảnh đó chụp sự kiện gì? Ở đâu? bao giờ? những ai trong ảnh? thậm trí (nếu có thể) còn phải xác định tác giả của bức ảnh đó. Nếu trong hồ sơ ảnh tư liệu có đầy đủ các thông tin trên thì không bao giờ bị nhầm lẫn khi đưa ra trưng bày trong BT hoặc triển lãm.
Bức ảnh mà bạn Hau Doan nêu trong bài báo thì ngay cả chú thích cũng không được ghi là "nhân dân phản chiến",việc phản chiến chỉ có các binh sĩ thực hiện, còn nhân dân chỉ phản đối chiến tranh mà thôi.
Mong các BT, nhất là các BT loại hình lịch sử - xã hội thường sử dụng nhiều ảnh tư liệu trong trưng bày phải cẩn trọng khi chọn ảnh và viết etiket.
Chúc các bạn đồng nghiệp có nhiều niềm vui trong kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh.

- Qua kiểm tra sơ bộ thì thông tin như phản ánh về bức ảnh là đúng, tức đây không phải là bức ảnh về binh lính Mỹ phản chiến, mà là ảnh chụp biệt đội SEAL (lực lượng thuộc Hải quân Mỹ) số 1 (biệt hiệu là the Dirty Dozen: Vietnam Style) đang trưng cờ Việt Nam như là chiến lợi phẩm. Một số thông tin trao đổi của thành viên lực lượng này có thể xem tại đây, trong đó có bức ảnh nói trên: http://www.sealtwo.org/photoalbum09.htm.
Trên trang này, ngay bên dưới bức ảnh có một mẫu báo cáo, trong đó có ghi chi tiết chiến dịch tấn công của nhóm này vào một ấp ở Sóc Trăng, giết chết 1 cán bộ Việt Cộng và phá hủy một chiếc ghe (sampan - có lẽ là chiếc vỏ lãi ở Nam Bộ).
Bức ảnh được cho là của Bảo tàng đang trưng bày hình như đã được cắt cúp và xóa đường cắt ngang giữa ảnh, so với ảnh gốc trên mạng.
BCN Mạng lưới sẽ liên lạc với bảo tàng để phản ánh để có sự điều chỉnh cần thiết.

Hoan nghênh sự nghiêm túc, cầu thị và kịp thời điều chỉnh sai sót của Mạng lưới Bảo tàng Việt Nam nói chung và Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng!
[...]

Categories:
Comments

Dư luận và báo giới đang bàng hoàng về việc James Foley, một cộng tác viên cho AFP và GlobalPost, bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) cắt đầu để gửi thông điệp đối với chính phủ Mỹ sau khi Obama ra lệnh không kích ISIL cách đây gần 1 tuần để chặn đà tiến của nhóm này tại Iraq. Điều trớ trêu là ISIL là một tổ chức do chính Mỹ và phương Tây hỗ trợ để chống lại chính phủ Syria, nhưng cũng giống như phe lật đổ chính quyền Gadafi tại Lybia, nó này đã nhanh chóng biến thành một lực lượng Hồi giáo cực đoan, quay lại "cắn" chính nước Mỹ và phương Tây. Điều này cũng giống hệt như trường hợp của Taliban và Al Qaeda trước đây hay xa hơn nữa là chủ nghĩa phát xít tại Đức. Sở dĩ có chuyện trớ trêu như vậy vì chủ nghĩa đế quốc mang trong mình nó những chất kịch độc nên không thể có được khả năng sinh sản lành mạnh. Nó chỉ có thể đẻ ra những quái thai: trong thế kỷ 20, là chủ nghĩa phát xít và trong đầu thế kỷ 21 này là chủ nghĩa khủng bố cực đoan.

Quay trở lại trường hợp của James Foley, để mọi người có thể hình dung chân thực về cuộc sống của những người phóng viên chiến trường này, xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết tự sự của Francesca Borri, một freelancer (người làm báo tự do hay còn gọi là cộng tác viên báo chí) người Ý, người đã lăn lộn khắp các chiến trường ở Bắc Phi, Trung Đông, Kosovo,... vì cuộc sống mưu sinh. Qua đó, chúng ta có thể thấy đám "kền kền báo chí" không chỉ sục sạo trong những chủ đề lá cải, giật gân,.. mà cũng chẳng ngại nhẩn nha đếm từng mạng người, từng giọt máu để trang hoàng cho tờ báo của chúng. Bài viết cũng cho thấy một góc nhìn về sự bạc bẽo trong quan hệ giữa người với người và cuộc sống vất vả của những người lao động ở Tây Âu. Bài viết gốc được đăng trên báo Columbia Journalism Review (1/7/2013) với tựa đề Woman's work (Công việc của phụ nữ) và được bạn Nguyễn Thanh Tuấn dịch lại.

***
Cuối cùng thì anh ta cũng viết thư cho tôi. Sau hơn một năm làm freelance cho anh ta, thời gian mà tôi đã mắc cả thương hàn cũng như là bị bắn vào đầu gối. Biên tập viên của tôi chỉ liên lạc khi nghĩ tôi trong nhóm phóng viên Ý bị bắt cóc ở Syria. Anh ta email và nói, “Nếu có mạng, cô tweet về chuyện bị bắt của mình được không?”

Cùng ngày hôm đó, tôi trở về căn cứ của phe nổi loạn, nơi tôi chống chọi với cái địa ngục có tên Aleppo này. Trong bụi bặm, đói và sợ hãi, tôi hi vọng tìm được người bạn, một lời dịu dàng và một cái ôm. Thay vào đó, tôi nhận được email từ Clara, người đang nghỉ nhờ tại nhà tôi ở Ý. Cô ta gửi tôi tới 8 tin nhắn “Khẩn !”. Hôm nay cô ta muốn tìm thẻ đi spa của tôi để vào đó miễn phí. Các tin nhắn khác trong hòm thư thì đại loại thế này: “Bài viết hôm nay tuyệt vời; tuyệt vời như cuốn sách về Iraq của bạn.” Đáng tiếc là cuốn sách của tôi không phải về Iraq, tôi viết về Kosovo.

Mọi người luôn có hình ảnh lãng mạn: freelancer là những nhà báo dám đổi sự chắc chắn của đồng lương để lấy sự tư do, được đeo đuổi những câu chuyện mình thích. Nhưng chúng tôi không hề tự do chút nào; hoàn toàn ngược lại. Thực tế, cơ hội việc làm duy nhất của tôi lúc này là có mặt ở Syria, nơi không ai muốn đến. Và thậm chí không phải là Aleppo, chính xác tôi phải có mặt ở chiến trường. Các BTV ở Ý chỉ cần máu và súng đạn. Tôi viết về người Hồi giáo và các mạng lưới xã hội của họ, về gốc rễ quyền lực của họ - bài viết phức tạp hơn rất nhiều một bài từ chiến trường. Tôi cố giải thích nhưng chỉ nhận được câu trả lời thế này: “Gì thế này? Sáu ngàn chữ và không có ai chết à?”

Tôi có mặt ở Syria chỉ vì tôi nhìn thấy những bức ảnh của Alessio Romenzi trên tờ Time. Anh đã trốn đến Homs qua đường ống nước khi thậm chí không ai biết gì về Homs. Tôi nhìn thấy những bức ảnh khi đang nghe đài – những đôi mắt đó, nhìn chằm chằm vào tôi; đôi mắt của những người bị quân đội Assad giết hại, từng người một, và chưa hề có ai biết gì về cái nơi tên Homs đó. Có gì đó bóp nghẹt lương tâm tôi và tôi phải đến Syria ngay tức khắc.

Nhưng dù bạn có viết từ Allepo, Gaza hay Rome, BTV không hề thấy sự khác biệt. Bạn vẫn được trả y như vậy: 70USD một bài. Kể cả những nơi ở Syria, nơi giá cả thường đắt gấp ba vì đầu cơ. Ví dụ ngủ ở căn cứ phe nổi dậy, dưới làn đạn pháo và trên cái chiếu giải ở sàn là 50USD/đêm, thuê một xe tốn 250USD/ngày. Kết cục là những rủi ro chỉ nhân lên chứ không hề giảm đi. Bạn không bao giờ có tiền cho bảo hiểm – khoảng 1.000 USD/tháng – và cũng không bao giờ kiếm được một người hỗ trợ ở địa phương hay phiên dịch. Bạn một mình ởnơi chốn lạ. Các BTV biết rõ 70USD/bài sẽ buộc bạn phải tiết kiệm mọi thứ. Họ biết nữa là nếu bạn bị thương nặng thì thà chết đi còn hơn vì bạn sẽ không thể chi trả cho việc bị thương. Nhưng họ sẽ vẫn mua bài viết của bạn…

Với công nghệ truyền thông mới, mọi người hay nghĩ tốc độ là tin tức. Nhưng nó dựa trên cái logic vớ vẩn là: thông tin giờ được chuẩn hoá, tờ báo hay tạp chí của bạn không còn cần sự khác biệt nữa và vì vậy không có lý do gì để trả tiền cho phóng viên. Ví dụ, với tin tức, tôi đã có internet – đồng nghĩa với là miễn phí. Cuộc khủng hoảng hiện nay là ở giới truyền thông chứ không phải ở bạn đọc. Bạn đọc vẫn còn ngoài kia và trái với suy nghĩ của nhiều BTV, những bạn đọc thông minh cần những thứ trình bày rõ ràng chứ không phải là sự giản hoá mọi thứ. Họ muốn hiểu chứ không phải là chỉ biết sơ sài gì đó. Mỗi lần tôi viết tường thuật từ chiến trường, tôi nhận được hàng chục email nói, “bài viết rất hay, nhiều cảnh chi tiết, nhưng tôi muốn hiểu chuyện gì đang diễn ra ở Syria.” Và tôi thường rất vui kể với họ rằng BTV không muốn các bài phân tích. Họ thường gạt bài đi và nói, “Cô nghĩ mình là ai thế, nhóc?” – dù rằng tôi có ba bằng khác nhau, đã viết hai cuốn sách, và đã trải qua hơn 10 năm với các cuộc chiến khác nhau, đầu tiên là cán bộ về nhân quyền và sau đó là nhà báo. Tuổi trẻ của tôi, bất kể là gì, đã vĩnh viễn mất khi những mảnh não người bắn tung toé lên tôi ở Bosnia – khi tôi 23 tuổi.
Rủi ro tối đa: Tác giả đạn bắn tỉa trong khu phố Salaheddin Aleppo (Ảnh: Alessio Romenzi).

Freelancer là những nhà báo hạng hai – dù rằng ở đây tất cả đều là freelancer. Syria là cuộc chiến bẩn thỉu, cuộc chiến của thế kỷ trước. Đó là cuộc chiến kiểu chiến hào giữa phe nổi dậy và phe trung thành với Assad. Chiến tuyến quá gần nhau, họ vừa chửi vừa bắn lẫn nhau. Lần đầu tiên ra chiến tuyến, bạn không tin nổi vào mắt mình vì tưởng những lưỡi lê chỉ còn nằm trong sách lịch sử. Chiến tranh ngày nay là chiến tranh với máy bay không người lái, còn ở Syria họ tranh giành từng mét đất, từng con phố và mọi thứ đều sợ hãi kinh hoàng.

Nhưng BTV ở Ý thì họ coi bạn như đứa trẻ. Bạn có được tấm hình trang bìa, họ nói bạn may mắn có mặt đúng lúc, đúng chỗ. Bạn có câu chuyện độc quyền như tháng 9 năm ngoái tôi viết về thành phố cổ Alleppo, một di sản UNESCO, đang cháy khi quân hai bên giao tranh – khi đó tôi là phóng viên nước ngoài duy nhất ở đó – thì BTV hỏi, “Làm sao tôi giải thích chuyện phóng viên của tôi không vào được còn chị lại vào được đó?” Tôi còn nhận được email từ một BTV khác, “Tôi sẽ mua bài này, nhưng tôi sẽ đăng bài với tên phóng viên của tôi.”

Và rồi, tôi còn là một phụ nữ nữa. Một đêm gần đây, khi đạn pháo đang bắn khắp nơi. Tôi ngồi thu lu một góc, với bộ mặt kiểu bạn biết cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Đúng lúc đấy một phóng viên đi qua, anh ta nhìn tôi từ trên xuống dưới, rồi nói: “Đây không phải là chỗ cho phụ nữ.” Bạn nói gì với cái gã đó đây? Tên ngu đó, đây không phải là chỗ cho bất cứ ai. Tôi có sợ, đó là vì tôi vẫn còn tỉnh táo. Vì ở Aleppo, đâu đâu cũng là đạn súng, là testosterone, và ai cũng bị chấn thương tâm lý gì đó: Henri, lúc nào cũng chỉ nói về chiến tranh; Ryan thì suốt ngày nốc thuốc kích thích amphetamine…và những đêm tôi đeo bộ mặt đau khổ, thực tế là những đêm tôi tự bảo vệ mình, xua đuổi mọi cảm xúc và xúc cảm: đó là những đêm tôi cứu được bản thân mình.

Syria không còn là Syria nữa. Đây là cái nhà thương điên. Đây là nơi một gã Ý thất nghiệp gia nhập al-Qaeda còn bà mẹ anh ta thì suốt ngày lùng anh ta quanh Aleppo để cho anh ta một trận. Rồi có gã du khách Nhật ở ngoài chiến tuyến chỉ vì gã muốn có hai tuần “cảm giác mạnh”; rồi có tay sinh viên luật từ Thuỵ Điển tới đây để tìm bằng chứng của tội ác chiến tranh; rồi những tay nhạc sĩ Mỹ để kiểu râu bin Laden – để giúp họ dễ hoà nhập – dù rằng họ tóc vàng và cao tới 1m93. (Họ thậm chí mua thuốc chống sốt rét dù ở đây không bao giờ có sốt rét)…

Nhưng chúng tôi là phóng viên chiến trường, phải không? Một nhóm anh em (và chị em). Chúng tôi mạo hiểm sinh mạng của mình để mang tiếng nói cho những người không thể lên tiếng. Chúng tôi chứng kiến những cảnh hầu hết mọi người không thấy bao giờ. CHúng tôi là cây kể chuyện của mỗi bữa tối, những vị khách thú vị mà ai cũng muốn mời. Nhưng điều tệ hại là thay vì đoàn kết, chúng tôi chính là kẻ thù tồi tệ nhất của nhau. Lý do 70 USD/bài không phải vì không có tiền – bạn sẽ luôn có tiền để viết về các cô gái của Berlusconi. Vấn đề là nếu bạn ra giá 100 USD thì sẽ có người sẵn sàng làm với giá 70 USD. Đó là cuộc đua khốc liệt nhất. Giống như cô nàng Beatriz, người hôm nay chỉ hướng sai cho tôi để cô ta là người duy nhất đưa tin về một cuộc biểu tình. CÒn tôi thì lọt vào ổ mọt nhóm bắn tỉa chỉ vì bị cô ta lừa. Và chỉ vì một cuộc biểu tình – giống hàng trăm cuộc biểu tình khác.

Nhưng chúng ta giả vờ rằng mình có mặt ở Syria để không ai có thể nói là ‘tôi không biết chuyện gì đang diễn ra ở Syria.” Trong khi thực tế là chúng ta ở đây chỉ để săn giải thưởng, săn sự chú ý. Chúng ta gạt người khác như thể Pulitzer đã gần trong tầm tay – trong khi thực tế là chẳng có gì. Chúng tôi bị kẹp giữa một chế độ sẽ chỉ cấp visa cho nhà báo nếu bạn chống phe nổi dậy, cùng một nhóm nổi dậy mà nếu bạn đi theo họ thì họ sẽ chỉ cho phép bạn coi những gì họ muốn.

Thực tế, chúng tôi là những kẻ thất bại. Hai năm rồi, bạn đọc hầu như không biết Damascus ở đâu, còn thế giới thì lúc nào cũng nói về Syria như “cái bãi hỗn loạn” vì chẳng ai hiểu gì về Syria – chỉ có máu, máu và máu.
Nếu tôi hiểu về chiến tranh, tôi đã không bị phân tâm viết về những kẻ nổi dậy hay phe thân chính quyền, những người Sunni và Shia. Vì câu chuyện duy nhất để viết trong chiến tranh là làm thế nào để sống mà không sợ hãi. Mọi thứ có thể mất tất chỉ trong tích tắc. Nếu tôi biết điều đó, tôi đã không sợ hãi để dám yêu, để dám làm trong đời, thay vì ở đây, tự ôm mình trong bóng tối hôi hám này, hối tiếc tất cả những gì chưa làm, những gì chưa nói. Các bạn những người ngày mai còn sống, bạn đang chờ đợi điều gì? Tại sao bạn không yêu đủ nhiều? Các bạn có mọi thứ và tại sao các bạn sợ hãi?

(Ngoại trừ Alessio Romenzi, tên mọi nhân vật ở đây đều đã thay đổi.)
Francesca Borri
[...]

Comments

Những ngày này cả nước đang nhộn nhịp đón mừng kỷ niệm 69 năm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh. Lẽ tất nhiên là các phương tiện truyền thông từ trung ương đến địa phương, từ chính thống đến báo chợ, báo vườn, báo lá cải,... cùng đua nhau đăng bài về sự kiện trọng đại này. Nhưng cũng từ đó chúng tôi phát hiện ra một sự thật đáng buồn là cách làm báo thiếu tư duy, thiếu hiểu biết,vô trách nhiệm dường như đã ngấm quá sâu vào một "bộ phận không nhỏ" những người làm báo Việt hiện nay. Và càng thất vọng hơn nữa khi tình trạng này đã bùng phát như dịch bệnh Ebola, không chừa một đơn vị truyền thông tin tức nào, kể cả ở "thượng tầng" như Báo điện tử Chính phủ (http://baodientu.chinhphu.vn), Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Đó là chúng tôi đang nói về một tấm hình mà các báo đưa ra để nói về buổi mít-tinh tại nhà hát Hà Nội trong cuộc cách mạng tháng 8 với 3 đặc điểm mà bất cứ ai hiểu biết cơ bản về lịch sử Việt Nam đều có thể nhận ra là nó không thuộc về thời điểm 1945. Đó là bức hình sau:

Bức ảnh trên hiện nay được các báo chú thích theo ý là "mít-tinh ngày 19.8 trước Quảng trường Nhà hát Lớn", trong khi thể hiện rất rõ: lá cờ nửa xanh nửa đỏ (dù ảnh đen trắng) của Cộng hòa miền Nam Việt Nam; di ảnh của Hồ Chủ tịch và ngôi sao "gầy" trên quốc kỳ Việt Nam (thời điểm trước 1954 là "sao béo"). Có thể nói đây là sự mất căn bản về lịch sử của các "nhà báo". Hình ảnh này hiện tràn lan trên hầu hết các trang báo mạng, diễn đàn,.. trong các bài viết về Cách mạng tháng 8 (!). Dưới đây, tôi chỉ lấy ví dụ về một số trang đáng chê trách nhất trong việc này.

1. Báo điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (http://baodientu.chinhphu.vn/gallery/23/Nhung-buc-anh-ve-Cach-mang-thang-Tam-nam-1945-tai-Ha-Noi/album21.vgp)

2. Đài tiếng nói Việt Nam (http://vov.vn/chinh-tri/phat-huy-hao-khi-cua-cach-mang-thang-tam-346435.vov)
3. Báo Giáo dục Việt Nam (http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Chum-anh-Tong-khoi-nghia-gianh-chinh-quyen-thang-81945-tai-Ha-Noi-post82761.gd)
Thật trớ trêu là trong khi dư luận và chính những người làm giáo dục than phiền về việc "dốt sử" của thế hệ HSSV sau này nhưng một tờ báo của chính những người làm giáo dục lại "dốt sử" không hề kém!

***

Sự việc này làm tôi nhớ lại một sai sót còn đáng chê trách hơn nữa của VTV. Một sai lầm có thể nói là mang tính "đổi trắng thay đen". Đó là trong bộ phim tài liệu "Biển đông dậy sóng - tập 2: Lời thề đất nước" phát sóng trên VTV1 vào "giờ vàng" - 20h - ngày 02/07/2014 có sử dụng một hình ảnh tuyên truyền của ngụy quân Sài Gòn trong trận chiến Xuân Lộc (4/1975) để minh họa cho chiến thắng giải phóng Trường Sa của hải quân nhân dân Việt Nam.
Hình ảnh "ăn mừng chiến thắng" tại phút thứ 3:12 trong tập 2 phim tài liệu "Biển Đông dậy sóng"

Bức ảnh này thực chất là hình ảnh những người lính sư đoàn bộ binh 18 quân đội Sài Gòn "ăn mừng" với các "chiến lợi phẩm" khi đẩy lùi được quân giải phóng trong đợt tấn công đầu tiên vào phòng tuyến Xuân Lộc, tháng 04 năm 1975. Hình ảnh này vẫn được coi là "di sản chiến tích" của những kẻ một thời lầm đường lạc lối và nay lại được các báo Việt đem ra làm minh họa cho "chiến thắng giải phóng đất nước"!
Chỉ cần vào google tìm kiếm với từ khóa "Giải phóng Trường Sa" hay "Giải phóng miền Nam" là cho ra 1 đống liên kết đến hình ảnh này!

Hình ảnh "niềm vui ngày chiến thắng" trên trang tin Báo Mới.
Tấm ảnh này được đăng trên các trang web nước ngoài và các trang "truyền thống" của những người lính chế độ Sài Gòn đang tha hương như một "chiến tích" của quân đội VNCH trong trận chiến Xuân Lộc. Tuy nhiên, nhiều khả năng đây là một tấm ảnh được dàn dựng để tuyên truyền của chế độ Sài Gòn trong cơn hấp hối. Tại sao như vậy?
Bởi lẽ trên hầu hết các tấm ảnh về chiến dịch giải phóng miền Nam, chúng ta chỉ thấy các lá cờ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam (tiền thân là Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) chứ không có lá cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bấy giờ và lá cờ của Đảng Cộng sản. Điều này không phải là ngẫu nhiên mà là một "nghiệp vụ chính trị". Ngay cả khi hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng Trường Sa năm 1975, lá cờ được kéo lên trên các đảo là lá cờ nửa đỏ nửa xanh của cộng hòa miền Nam Việt Nam dù rằng thời điểm đó ai cũng biết CHMNVN làm gì có lực lượng hải quân.
Kéo cờ giải phóng ở đảo Sơn Ca thuộc quần đảo Trường Sa năm 1975.
Bức ảnh về trận chiến Xuân Lộc được sử dụng trong bộ phim tài liệu phát trên VTV được giới thiệu trên trang Wikipedia tiếng Anh là theo nguồn "archives of United States Joint U.S. Public Affairs Office (JUSPAO), Vietnam Documents and Research Notes Series".
Đây có lẽ là tấm ảnh gốc, với ghi chú "Những người lính quân đội VNCH đang khua những lá cờ cộng sản chiếm được sau khi họ thắng "hiệp một" tại Xuân Lộc.

Bức ảnh này là một "di ảnh chiến tích" của đám tàn quân sư đoàn bộ binh 18 chế độ Sài Gòn...

... và được đăng trên rất nhiều trang web ở hải ngoại của đám tàn quân này.
Với cách làm truyền thông "ăn xổi ở thì" của "người lớn" kiểu này thì trách sao phần lớn giới trẻ hiện nay lại ngu ngơ về truyền thống dân tộc, lịch sử đất nước đến vậy. Phải chăng đối với không ít những người làm báo bây giờ, lịch sử cũng chỉ là một trong những phương tiện để cho họ kiếm tiền và "làm màu" như các cô cậu xì-tin trong bức ảnh một thời "gây xôn xao dư luận" dưới đây?

Tuổi trẻ đất cảng Hải Phòng "làm màu" trên Mương 14 với tờ giấy "khai man" tuổi Hồ Chủ tịch sớm hơn đến 50 năm!
© Nguyễn Thanh Tùng
[...]

Categories: , ,
Comments

Sự kiện Bộ Thông tin và truyền thông (gọi tắt là bộ 4T) xử phạt tờ Trí Thức Trẻ vì bài viết "Gái miền Tây và 3 chữ N nổi danh thiên hạ" với mức phạt tối đa (đình bản 3 tháng và phạt hành chính 207 triệu đồng) quả là "tiếng sấm giữa trời quang" trong tình hình báo chí, nhất là báo điện tử, nước nhà hiện nay như một mớ hổ lốn rác rưởi với nhiều người làm báo khiến người ta có cảm tưởng là một đám ô hợp. Việc tờ báo "Trí thức trẻ" bị phạt là không hề oan nhưng nó lại khiến dư luận thắc mắc về việc: thế bộ 4T đã làm gì với bao nhiêu trường hợp vi phạm trước đó?
Bài viết đăng tải trên Báo Điện tử Tri Thức Trẻ trước khi bị báo này gỡ bỏ


Nói về việc vi phạm các quy định trong hoạt động báo chí trong thời gian vừa qua thì chúng tôi có thể liệt kê ra hằng hà sa số (ngay trên leubao.vn này cũng có đầy đó thôi!), nếu chiếu theo những gì được quy định trong LUẬT XUẤT BẢN (19/2012/QH13). Xin trích dẫn dưới đây "Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản":

Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản

1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:

a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;

đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Thậm chí theo Nghị định 159/2013/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 thì phạm vi phạt hành chính đối với những vi phạm về nội dung thông tin còn "rộng mở" hơn:
Điều 8. Vi phạm quy định về nội dung thông tin
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không viện dẫn nguồn tin hoặc viện dẫn sai nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí;
b) Không ghi rõ họ, tên thật hoặc bút danh của tác giả, nhóm tác giả của tin, bài khi sử dụng để đăng, phát trên báo chí;
c) Sử dụng tin, bài để đăng, phát trên báo chí nhưng không biết rõ tên thật, địa chỉ của tác giả, nhóm tác giả.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng, phát thông tin sai sự thật nhưng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng;
b) Minh họa, rút tít không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin;
c) Đăng, phát thông tin về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành nhưng không có chú dẫn xuất xứ tư liệu;
d) Tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
e) Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng;
b) Miêu tả tỷ mỉ hành động dâm ô, chém, giết, tai nạn rùng rợn trong các tin, bài, ảnh;
c) Đăng, phát tin, bài, ảnh kích dâm, khỏa thân, hở thân thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;
d) Đăng, phát thông tin truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan;
đ) Đăng, phát thông tin về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới chưa được kết luận trên ấn phẩm không phải tạp chí nghiên cứu chuyên ngành;
e) Đăng, phát thông tin về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi không có căn cứ chứng minh những thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Khai thác để đăng, phát các văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật đang chờ kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng không nêu rõ xuất xứ của các văn kiện, tài liệu, thư riêng;
h) Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng, phát bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
b) Đăng, phát thông tin xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng;
b) Đăng, phát thông tin kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy.

6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng, phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
b) Đăng, phát thông tin gây phương hại đến lợi ích quốc gia hoặc gây mất đoàn kết dân tộc.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm h Khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, d, đ và e Khoản 2, các điểm a, e và g Khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều này.

Nếu chiếu theo nghị định này thì có lẽ các cán bộ bộ 4T sẽ mỏi tay gõ văn bản phạt hàng loạt các trang tin điện tử đang nhan nhản trên môi trường thông tin mạng Việt Nam, mặc dù có những quy định mà một người ngoài ngành luật như tôi còn thắc mắc. Chẳng hạn như theo điểm b, khoản 6, điều 8 của Nghị định ghi là: "Đăng, phát thông tin gây phương hại đến lợi ích quốc gia hoặc gây mất đoàn kết dân tộc.". Thế nào là "gây phương hại đến lợi ích quốc gia"? hoặc thế nào là "gây mất đoàn kết dân tộc"?. Không rõ là có văn bản hướng dẫn nào dưới Nghị định này để quy định rõ ràng về điều này?

Chiếu theo trường hợp của Trí Thức Trẻ thì họ bị phạt vì "gây mất đoàn kết dân tộc" bởi họ đăng tin nói xấu về phụ nữ miền Tây. Cũng có lý! Với cùng một tiêu chí như vậy, vẫn có những trường hợp mà tôi đánh giá là nghiêm trọng không hề kém vẫn "nhởn nhơ" trêu ngươi dư luận. Xin kể ra đây vài trường hợp như:

1. Báo Phunutoday, bản quyền và phát triển bởi Công ty cổ phần Truyền thông Kết Nối Sáng Tạo, một trong những trang tin được dư luận đánh giá là rác rưởi nhất làng báo Việt, cũng có những bài viết gây phẫn nộ không kém bài về "gái miền Tây" của Trí Thức Trẻ.
- Năm 2012, Phunutoday đăng bài "Cách sống của dân tỉnh lẻ làm bẩn Hà Nội" tại đường link "http://www. phunutoday.vn/xa-hoi/doi-song/201207/Cach-song-cua-nguoi-tinh-le-lam-ban-Ha-Noi-2167835" đã gây nên sự rạn nứt không nhỏ trong mối quan hệ giữa "người Hà Nội" và "dân ngoại tỉnh". Sau đó, bài báo này bị bóc mẽ là trò "nhà báo láo" bởi chính những người trong cuộc. Những tưởng chủ quản báo này sẽ "ăn năn" nhưng không ai có thể ngờ đến sự trơ trẽn tột cùng của họ: thay đổi tên nhân vật, đổi tên bài viết, rút bỏ ảnh nhân vật và đăng lại thành một bài khác với tiêu đề "Tôi nuối tiếc cho một Hà Nội văn minh, lịch sự" (http://phunutoday.vn/doi-song/toi-nuoi-tiec-cho-mot-ha-noi-van-minh-lich-su-15585.html)!!!
- Tháng 11/2013, Phunutoday có bài viết "Đừng bao giờ lấy gái Bắc làm vợ!", đăng lại của Megafun - trang tin trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Xét về nội dung thì chẳng khác gì mấy so với bài của Trí Thức Trẻ, tức là cũng xúc phạm phụ nữ và chia rẽ vùng miền. Hai báo này có lẽ là "giật mình" với sự kiện của Trí thức trẻ nên đã xóa các bài viết này nhưng các bạn có thể xem lại tại đâyđây.
2. Các bài viết mang tính kỳ thị dân vùng Thanh - Nghệ. Từ một tờ thông báo tuyển dụng của một cơ sở kinh doanh nào đó ở Hà Nội, "không lấy: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh", các báo đã liên tục bươi móc, dồn dập đưa tin về sự kỳ thị đối với người lao động Thanh - Nghệ khắp trong Nam ngoài Bắc với những thông tin khó lòng kiểm chứng. Điều này khiến cho dư luận hình thành nên một nỗi ám ảnh ảo về việc kỳ thị vùng miền, dẫn đến bộc phát trên các diễn đàn mạng hình thành các nhóm, các cá nhân chuyên đi lấy việc kích động phân biệt vùng miền làm trò câu khách. Có thể nói, nếu việc kỳ thị vùng miền vốn là một đốm lửa nhỏ thì chính những bài viết trên các báo là nguồn củi khô ném vào đốm lửa đó.

Chưa dừng ở đó, khi sự kiện bạo loạn ở Bình Dương xảy ra, các thông tin ban đầu của một số báo đưa ra cũng xoáy vào trách nhiệm của những người lao động Thanh - Nghệ. Thậm chí, một "người của công chúng" là nhạc sỹ Tuấn Khanh, trong vụ việc này cũng tranh thủ tung ra những thông tin sặc mùi kích động kỳ thị vùng miền, vu cáo công an và người Thanh Hóa, Nghệ An trên blog cá nhân mình qua loạt bài "Đi giữa dòng bạo động". Xin trích dẫn từ trong một bài viết ngắn với vô số đoạn nói về người Thanh Hóa, Nghệ An như dưới đây:
“Bất ngờ tôi thấy Thy và Văn bỏ xe chạy vào đón tôi. Tín hiệu từ bên trong đã được truyền ra, giờ đây hơn 70-80 người cầm hung khí đón tôi ở cửa với ánh mắt đầy sát khí khiến Thy và Văn phải nhảy vào kèm tôi ra. Nhưng dường như không kịp rồi. Một thanh niên tóc nhuộm vàng, mặt không thể là công nhân, nhìn mặt tôi, hỏi lớn bằng giọng Thanh Hóa “Này, này, chú kia!”.”

“… Vừa chạy vừa điểm lại các sự kiện, Văn nhắc tôi rằng phần lớn những người có vẻ như chỉ huy, hướng dẫn mọi người. đều chạy trên các xe có biển số 36 – số Thanh Hóa. Tôi sực nhớ đến một người bạn ở Bình Dương đã nhắn tin nói với tôi về các cuộc bạo động xảy ra, một cách buồn phiền rằng “người Bình Dương không tệ như vậy, phần lớn các người gây bạo loạn đều đi xe số ba mươi mấy”. Quả là như vậy thật. Những người chạy trên những chiếc xe có số như 36, đều trang bị kỹ lưỡng bằng ống sắt, xà beng, cờ trống… như một cách có tính toán trước.”

“… Rồi đột nhiên một giọng Trung Bắc, kiểu giọng Nghệ An hét lên “vào đập đi anh em”. Cả đoàn người bị kích động rú ga tràn vào sân công ty, ập đến mọi nơi. Tiếng thùng gõ rầm rập. Người bảo vệ im lặng, nép mình, lùi lại. Thậm chí anh ta không dám nhìn theo những người cầm đầu vì sợ mang vạ.”

“… Một người giọng Thanh Hóa, đứng trên yên chiếc xe số 36, hét vào cửa sổ cho đám đông phá, đập hiệu quả hơn. “Đồng hồ kìa, bảng viết bằng kính kìa, đập hết đi”. Anh này hét lớn, phụ họa ngay sau đó là những tiếng xổn xoảng vang lên khắp nơi. …Hủy diệt là một mệnh lệnh rất rõ ràng, mà không phải người Việt bình thường nào đi theo đám đông cũng dám làm.”

“Một trong hai người mặc áo bộ đội thấy chúng tôi tách đoàn, đã chỉ gậy vào chúng tôi, hét lên, giọng Thanh Hóa “đi hướng này”.”
 ***

Nói về nghị định 159, chúng ta có thể thấy nói khá chi tiết về các lỗi khác nhưng những lỗi thuộc về "tuyên truyền chống phá Nhà nước", "kích động chiến tranh", "gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động", "xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc" lại được thể hiện một cách mơ hồ bằng dòng chữ: "gây phương hại đến lợi ích quốc gia". Có lẽ chính vì thế mà thời gian vừa qua, các "lều báo" được thả cửa, tự tin "bắn phá" lĩnh vực này!?

Như trên đã nói, nếu không có một văn bản hướng dẫn cụ thể nào thì đây rõ ràng là một chuyện rất lạ lùng trong nghị định 159 này. Một lô một lốc những hành vi tương đối cụ thể được quy định trong luật Xuất bản lại được tóm gọn vỏn vẹn trong một cụm từ trong khi lý ra các văn bản dưới luật cần phải diễn giải rõ hơn về những điều luật quy định. Phải chăng những người có trách nhiệm tin tưởng rằng trong thời điểm hiện nay, việc "gây phương hại đến lợi ích quốc gia" là không đáng kể nên không cần phải nói nhiều về nó? Trên thực tế thì sao? Hàng loạt những bài viết mang tính "kích động chiến tranh", "gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước" được núp bóng dưới danh nghĩa "bài Trung" xuất hiện nhan nhản trên các trang báo. Các "lều báo" cũng thi nhau khua môi múa mép về đề tài Hoàng Sa để tìm cách vinh danh chế độ ngụy quyền bằng chính những bài viết cắt tỉa từ các tài liệu tâm lý chiến của chế độ Sài Gòn xưa kia, đồng thời tìm mọi cách để xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN trong cuộc chiến tranh chống lại Trung Quốc tại biên giới phía Bắc. Thậm chí, một số báo đã từng dành riêng chuyên mục cho những người đã công khai chống phá lý tưởng xây dựng XHCN ở nước ta như ông Nguyễn Quang A,...

Không chỉ ở diễn đàn trong nước, nhiều cá nhân - nhóm người trong nước hiện nay còn công khai đăng đàn tại các tờ báo nước ngoài để ngang nhiên công kích chính quyền, nhà nước CHXHCN Việt Nam cũng như bôi nhọ tư tưởng chính trị mà đất nước đang theo đuổi. Lấy ví dụ như ông nhạc sỹ Tuấn Khanh trong bài viết "Vì sao gây bạo động ở Bình Dương?" đăng trên BBC Việt ngữ đã ngông cuồng thể hiện hầu hết những gì mà cụm từ "phương hại đến lợi ích quốc gia" đã cố gói ghém bằng những ngôn từ quy chụp, võ đoán đầy ẩn ý:

"Chắc chắn là những thành phần chủ hàng-chủ hoà với Bắc Kinh, từ ngày 14/5, bắt đầu có thể lên giọng về chuyện nên hoà hoãn với Trung Cộng để đối phó nội loạn, cũng như tập trung bảo vệ chế độ.
Những kẻ bán nước giấu mặt có thể sẽ giành quyền đàm phán với Bắc Kinh lúc này với lộ trình quỳ gối đã được viết sẳn.
Những cuộc trấn áp ra oai sẽ xuất hiện trong nước với tần suất mới. Những người yêu nước chống Trung Quốc và chống những kẻ bán nước sẽ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trong một vòng vây tăm tối mới."

"Trong những bài báo bị rút xuống vội vã của Nhà nước Việt Nam, người ta tìm thấy chi tiết bất thường về việc vài mươi người dẫn đầu rất hung hăng, luôn cầm cờ đỏ sao vàng như một cách để giới thiệu rõ mình là người Việt Nam. Đó là những người lạ mặt, được dân chúng trong vùng xác nhận, và họ luôn kích động mọi người đập phá, xô ngã mọi thứ."

"Điều gì đang diễn ra, ồn ào nhưng rất bí ẩn? Đã có không ít đồn đoán về chuyện ai là người đứng sau các cuộc bạo động chỉ có lợi cho Trung Quốc và những kẻ chủ trương bán nước này.
Nhưng dù là ai, cuộc trình diễn bất thường này đang cho rất nhiều người Việt một cảm giác lạnh sống lưng về hai chữ "mua chuộc", và cảm giác của một quốc gia đứng trước bờ vực xâm lăng, mất nước, chưa bao giờ hiện rõ như lúc này."

Vậy phải chăng các nhà quản lý đã quá lơ là trong việc kiểm soát báo chí nói chung và bỏ lỏng lĩnh vực "nhạy cảm" về chính trị - lịch sử nói riêng trong thời gian vừa qua? Cũng qua trường hợp của ông Tuấn Khanh trên đây, tôi thắc mắc không rõ đã có điều nào trong các văn bản pháp luật quy định chế tài về việc cá nhân - tổ chức đăng thông tin thất thiệt hoặc "phương hại đến lợi ích quốc gia" trên các phương tiện truyền thông nước ngoài hay chưa?

Tất nhiên trong thời đại thông tin bạt ngàn, dồn dập như muỗi rừng U Minh thế này thì việc các cơ quan chức năng có thể xử lý tất cả các bài báo, hành vi sai phạm của cá nhân tác giả và các tờ báo là chuyện bất khả thi. Nhưng hy vọng với "phát pháo lệnh" trong vụ Trí Thức Trẻ này, những người có trách nhiệm sẽ tích cực và mạnh tay hơn nữa trong việc lập lại kỷ cương, làm trong sạch nền báo chí truyền thông nước nhà. Bên cạnh đó, cũng hy vọng rằng các cơ quan chức năng cũng xem xét lại những vấn đề còn bất cập trong nghị định 159 và việc "cõng rắn cắn gà nhà" trên báo chí nước ngoài của một số người trong nước.
@Nguyễn Thanh Tùng

Phụ lục: Toàn văn nghị định 159/2013/NĐ-CP

[...]

Comments

Mấy ngày qua, các trang mạng xã hội xôn xao bàn tán, chia sẻ “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa.”
Nhiều báo điện tử tên tuổi và các trang mạng khác cũng đã đăng lại như: “Đời sống pháp luật” (Cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam), “ Báo Đất Việt” (Diễn đàn của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam), v.v...



Phản ứng của "cư dân mạng" sau khi đọc bài văn.

Và dưới đây là một số Comment trên báo Đất Việt:
***

Một độc giả của Tuấn Công thư phòng nói cũng bị sốc “ngã ngửa” khi đọc “bài văn” này và đề nghị chúng tôi cho ý kiến. Theo chúng tôi, xét về văn bản học, không khó để nhận ra sự ngụy tạo vụng về trong “bài văn” viết thư này:

1.Về hình thức văn bản: Học sinh tiểu học ngày nay, đặc biệt là ở các thành phố có điều kiện, (chú ý chi tiết “chú Thanh công an Phường”) được làm bài kiểm tra trên mẫu giấy in sẵn quy chuẩn, chuyên dùng chứ không phải là một tờ giấy được xé ra từ vở kẻ ô li rồi học trò tự kẻ khung, đề họ tên, lời phê như trong “bài văn” ngụy tạo. Hơn nữa, nếu có nơi nào đó học sinh chưa có điều kiện dùng mẫu giấy kiểm tra in sẵn thì phía trái bên cạnh ô “Lời phê”, thông thường các em được hướng dẫn kẻ ô ghi “Điểm” chứ không phải vị trí để ghi họ tên “Lê Yến Vy”, trường: “Tiểu học Kim Đồng” như kẻ ngụy tạo văn bản đã làm.
Mẫu giấy làm bài kiểm tra của học sinh tiểu học.

2. Về chữ viết: Chữ màu mực đỏ “Xin ý kiến phụ huynh” trong ô “Lời phê” quá xấu, không phải là chữ của giáo viên tiểu học. Bởi luyện viết chữ đẹp là một trong những môn học quan trọng của bậc tiểu học. Hàng năm không chỉ học trò mà cả các cô giáo cũng tham dự các cuộc thi viết chữ đẹp, giải thưởng có giá trị tương đương như các môn học khác. Bởi vậy, hầu như chữ của các cô giáo tiểu học đều đẹp. Dù là lời phê (không viết nắn nót như khi dạy) bao giờ các cô cũng viết rõ ràng, chuẩn mực chứ không tùy tiện viết “ngoắng” tay. Trong khi kiểu chữ “phê” trong bài văn ngụy tạo viết xéo xẹo, nghiêng ngửa, mất nét. Chữ cái “y” trong chữ “ý” viết tựa như chữ “g”, chữ “kiến” tự dưng viết hoa tùy tiện và nếu đứng riêng một mình người ta sẽ không biết nó là chữ gì. Xét “nét chữ nết người”, kiểu chữ viết quấn vào nhau như bện thừng này là của một người đàn ông (không phải của cô giáo tiểu học) cỡ tuổi trung niên, ngón tay dài, cứng, tính cách lươn lẹo, nhỏ nhen, ít học, không thường cầm bút. Người này chưa từng được trải qua bậc đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, cũng không hiểu ở cấp tiểu học các em được dạy, được học như thế nào. Chữ viết trong “bài văn” có vẻ đúng là chữ học trò tiểu học (lớp 4-lớp 5). Nhưng điều này không khó hiểu vì kẻ ngụy tạo nhờ chép lại.

3.Về ngôn từ trình bày:
-Thông thường, ở ô “lời phê” mẫu giấy kiểm tra in sẵn được viết đầy đủ là “Lời phê của thầy, cô giáo” hoặc “Lời phê của cô giáo”. Dẫu học trò có tự kẻ mẫu giấy kiểm tra cũng không bao giờ dám viết “Lời phê” cụt ngủn như vậy.
-Chữ “Đề”: Cấp bậc tiểu học, bao giờ các em cũng được hướng dẫn hoặc viết mẫu đầy đủ là “Đề bài”, không viết cụt là “Đề”.
-Cách ra đề: Ở cấp học từ Tiểu học đến Trung học phổ thông, thông thường ngôn từ trong cách ra đề là “Em hãy viết, em hãy kể...” hoặc “Hãy viết, hãy kể...” chứ không dùng “Các em hãy viết...” như trong bài văn ngụy tạo.

4.Nội dung và ngôn từ “bài văn”:
Nội dung “bài văn” có vẻ “ngây ngô, thật thà, trẻ con” ở chỗ đã kể tuốt tuồn tuột những gì đáng ra không thể, không nên kể khi viết thư cho bố. Tuy nhiên đây là nội dung, ngôn từ, hành văn hoàn toàn của người lớn, do người lớn đạo diễn với chủ đích rất rõ ràng. Đó là dùng những lời lẽ có vẻ như vô tình nhưng lại rất cụ thể, ác ý gửi tới “bố”-người lính đang công tác ngoài đảo xa biết câu chuyện ngoại tình của “mẹ” với “chú Thanh công an Phường”. Do đó “bài văn” luôn nhấn mạnh, khoét sâu vào “nỗi đau” mất mát tình cảm bố con, nỗi “trớ trêu” của “người lính đảo” bị “cắm sừng”: “Ở nhà không có bố, con và mẹ rất vui (...)Con và mẹ ở nhà có hàng xóm yêu thương và giúp đỡ rất nhiều nhất là chú Thanh công an Phường, ngày nào chú cũng đến ăn cơm cùng con và mẹ, chở con đi chơi cùng mẹ (...) thỉnh thoảng chú còn khen con đẹp giống mẹ. Hằng đêm chú còn kể chuyện cho con nghe trước khi con đi ngủ, sáng sớm chú sang chở con đi học, trưa chú đón con về...Con rất yêu chú Thanh, mẹ cũng rất yêu chú Thanh nên bố đừng lo cho con và mẹ nữa...”

Nếu xét lời nói trẻ con là thật thì thử hỏi có “chú Thanh” nào lại dại đến mức gian díu với “vợ của lính đảo” ngay ở địa bàn phường mình phụ trách, trong tình hình hậu phương của lính đảo đang được cơ quan đoàn thể, địa phương quan tâm, động viên. “Chú” lại công khai ngày nào “cũng đến ăn cơm cùng con và mẹ, chở con đi chơi cùng mẹ”, rồi “chú Thanh” thành hẳn “bố Thanh”: “sáng sớm chú sang chở con đi học, trưa chú đón con về”. Nếu “chú Thanh” công an khu vực và “mẹ con” có tình ý gì, chắc hẳn với “nghiệp vụ” của mình, “chú” sẽ lựa chọn phương án “hợp đồng tác chiến”, đợi “Lê Yến Vi” ngủ tít thò lò, nhận “ám hiệu” an toàn mới “đột nhập mục tiêu”, “đánh nhanh, diệt gọn” rồi “rút êm”, chứ “chú Thanh” đâu có thời gian và dại dột “Hằng đêm chú còn kể chuyện cho con nghe trước khi con đi ngủ” rồi mới “lâm trận” ? “Chú Thanh”“mẹ con” cũng đâu có “gan nuốt búa” mà dám công khai quan hệ giữa bàn dân thiên hạ, đêm đêm ngủ cùng "người tình" với sự chứng kiến của một đứa trẻ không chỉ đã biết nói mà còn biết viết?

Như vậy, có thể nói “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa” là một văn bản ngụy tạo vụng về của một kẻ ít học, thiếu nhận thức, thừa thời gian. Đây không phải là trường hợp duy nhất, bởi thời gian gần đây, người ta ngụy tại ra không ít bài văn học trò để mua vui hoặc mục đích “câu like”. Tuy nhiên, trong khi nhiều lá thư của những người vợ, người con của lính đảo được báo chí công bố thấm đẫm tình cảm hậu phương và tinh thần yêu nước, khích lệ người lính cầm chắc tay súng vì biển đảo thân yêu thì “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa” là một dạng ngụy tạo rất ác ý, vô văn hóa. Chủ đích của nó là một mũi tên trúng hai mục tiêu: giễu cợt sự hy sinh của người lính, bày đặt chuyện phản bội của hậu phương, đánh vào tâm lý những người lính xa nhà, đặc biệt là lính đảo trong tình hình biển đảo nước sôi lửa bỏng. Điều đáng buồn là nhiều trang báo được xem là “chính thống”, “lề phải” có tên tuổi cũng nhảy vào cuộc cùng “câu like”, vô tình nối giáo cho giặc. Mà xem ra trình độ của kẻ “nối giáo cho giặc” này cũng chẳng hơn kẻ làm ra văn bản ngụy tạo kia là bao. “Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ” là một câu tục ngữ lại bị người viết bình luận xếp vào thành ngữ; “Đi hỏi già...” lại viết thành “Đi hỏi nhà...” rất vô nghĩa (Báo "Đời sống Pháp Luật" sửa "hỏi nhà" thành "hỏi già").

Một bài viết "rẻ tiền" như vậy mà cũng thi nhau đăng tải được sao ?

Truyện cổ "Thiếu phụ Nam Xương" kể rằng:
Có chàng Trương vì nước xông pha trận mạc. Vợ ở nhà chung thủy chờ chồng, nuôi con. Một ngày kia giặc tan, chàng Trương vui mừng trở về. Tuy nhiên đứa bé một mực không nhận bố, bập bẹ nói: “Bố tối mới đến.” Chàng Trương sinh nghi, gặng hỏi, thằng bé trả lời: “Tối nào bố cũng đến, mẹ đi đâu, bố theo đó, lúc nào tắt đèn đi ngủ mới không thấy bố nữa.” Chàng Trương nghi ngờ, mắng nhiếc, đuổi vợ đi. Người vợ giải thích thế nào cũng không được, oan ức quá mới gieo mình xuống sông tự vẫn. Tối hôm đó, khi thắp đèn lên, đứa bé vui mừng chỉ lên vách: “Bố đến kia rồi.” Hóa ra, những năm tháng chờ chồng, nuôi con, đứa bé lớn lên hỏi rằng: “Cha con đâu”, người mẹ thương con, nhớ chồng, chỉ vào bóng mình đơn côi đêm đêm in trên vách nói: “Cha con đó”. Chàng Trương chợt hiểu ra thì đã muộn. Sau nhân dân lập miếu thờ gọi là “Miếu vợ chàng Trương”.

Trên đời, cái thật và cái giả, hiện tượng và bản chất vốn hay lẫn lộn. Lịch sử mấy ngàn năm chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam hãy còn để lại vô vàn những hình ảnh, câu chuyện đầy đau thương, bất hạnh, thiệt thòi của những người vợ, người mẹ có chồng đi lính, của chính những người lính xa nhà như chuyện "Thiếu phụ Nam Xương". Ngày nay, có cần ai đó dùng chiêu trò mua vui, mượn lời con trẻ để bịa đặt, tạo thêm một câu chuyện đau lòng của vợ chồng chàng Trương thế kỷ XXI?
Theo Tuấn Công Thư Phòng
[...]

Categories: , ,
Comments

Cách đây không lâu, các "lều báo" Việt rộ lên phong trào quảng bá cho việc "Ký tên ủng hộ kiến nghị trừng phạt Trung Quốc trên website Nhà Trắng". Phong trào này, với sự trợ giúp đắc lực của "lều báo" Việt cuối cùng cũng gặt hái được gần 140.000 chữ ký ủng hộ (của bao nhiêu người thì... không biết!). Nhưng đúng như chúng tôi đã phân tích, đây cuối cùng chỉ là một trò vô bổ, làm trò hề cho ngoại quốc và thậm chí hình như còn không nhận được phản hồi của Nhà trắng như quy định của trang web này (100.000 chữ ký thì được phản hồi).

Để mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi đã làm một "ví dụ" sống động, kiến nghị chính quyền Obama (tại đây) gây sức ép với chính phủ Việt Nam trả thù lao cho đội ngũ những người ủng hộ chính sách - đường lối của Đảng CSVN và Nhà nước cũng như bảo vệ lẽ phải, sự trong sáng của lịch sử trên internet mà thường được biết đến với tên gọi không chính thức là "Dư luận viên", một "cái mũ" miễn phí để chụp vào đầu bất cứ ai có mục đích tương tự. Mời các bạn tham gia "ký cọt" để ủng hộ chúng tôi và được thử cách ... "bợ đít" Mỹ cho nó "tân thời"! Bạn nào chưa biết cách "ký cọt" thì tham khảo bài viết trên báo An ninh thủ đô ở đây.

Nội dung "Kiến nghị"
Chúng tôi kiến nghị chính quyền Obama:
NGƯNG VIỆC DỠ BỎ LỆNH CẤM VẬN VŨ KHÍ SÁT THƯƠNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM CHO ĐẾN KHI HỌ TRẢ LƯƠNG CHO DƯ LUẬN VIÊN

Trong những năm gần đây, chúng tôi, những người được cho là những người ủng hộ chính phủ trên internet ("Dư Luận viên" trong tiếng Việt) chưa hề nhận được bất kỳ thù lao nào như tin đồn: lương ba triệu đồng một tháng, làm việc trong văn phòng máy lạnh, sử dụng iphone / ipad,. ..

Thật không công bằng và vi phạm nhân quyền.

Hiện nay chúng tôi biết rằng Thượng viện Mỹ đang xem xét gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Chúng tôi thỉnh cầu ngài tổng thống ngừng ngay chính sách này cho đến khi chính phủ Việt Nam thực hiện nghĩa vụ của họ đối với những đóng góp của chúng tôi.


Ngoài ra, để tăng cường tính "nghiêm túc, quy chuẩn, chính thống, đáng tin cậy",... chúng tôi cũng đã liên hệ với "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia" Việt ngữ để cập nhật thông tin nóng hổi này! Nào, chúng ta cùng ... bợ!
 © Doi-Mat.vn
[...]

Categories:
Comments

Trong hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, lãnh đạo UBND Hà Nội vừa đề nghị Quốc hội nghiên cứu thay thế Pháp lệnh bằng Luật Phòng, chống mại dâm. Theo đó, Hà Nội đề nghị bổ sung Điều 22 với nội dung: Tăng mức xử phạt hành chính với người mua dâm, công khai danh tính người mua dâm đến đoàn thể, chính quyền địa phương để kiểm điểm, giáo dục.
Trước đề xuất của Thành phố Hà Nội, một “nhà nghiên cứu xã hội học” lại cho rằng đây “thể hiện sự yếu kém của Hà Nội trong việc phòng, chống mại dâm”. Anh ta dẫn chứng ra một vụ hiếp dâm để ủng hộ việc “để cho mại dâm hoạt động còn hơn là để cho người ta đi hiếp dâm”. Để chứng minh cho quan điểm của mình đưa ra, anh ta khẳng định “Ở những nước phát triển, mại dâm được coi như một nghề. Ở Việt Nam bị cấm vì nó không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu xem chúng ta có ngăn chặn được cái được cho là trái với thuần phong mỹ tục đó hay không? Và thực tế đã chứng minh, việc ngăn chặn mại dâm là điều không thể. Bằng chứng là chúng ta đã cấm, đã xử lí từ rất lâu rồi nhưng tệ nạn này không hề có chiều hướng thuyên giảm. Vậy đã không xử lí được thì chúng ta nên nhìn thẳng vào sự thật”. (giaoduc.net.vn - "Thà để cho mại dâm hoạt động còn hơn để người ta đi hiếp dâm").


Có lẽ “nhà nghiên cứu xã hội học” này chưa biết được những con số thống kê về tội phạm hiếp dâm tại các quốc gia hợp pháp hoá mại dâm. Cụ thể như sau:

Tại Đức: Ước tính cho đến năm 2013, 240.000 phụ nữ và trẻ em gái đã chết ở Đức vì là nạn nhân của loại tội phạm này. Nước này giữ vị trí thứ 6 các quốc gia có tỉ lệ hiếp dâm cao nhất thế giới, với 6.507.394 nạn nhân trong năm 2012.

Tại Nevada (bang duy nhất ở Mỹ hợp pháp hóa mại dâm), tỷ lệ hiếp dâm năm 2009 là 43 trường hợp trên 100.000 dân, vượt xa tỷ lệ trung bình của cả nước là 30. TP. Las Vegas của bang này có tỷ lệ hiếp dâm cao gấp 2 lần TP. New York và 4 lần mức trung bình của cả nước.
Tại Úc: Theo một cuộc khảo sát tại bang Queensland có tới 54,4% gái mại dâm cho biết bị cảnh sát quấy rối tình dục.

Tại Canada (thừa nhận nhà chứa nhưng mại dâm đứng đường là bất hợp pháp): Tổng số nạn nhân ở đất nước này là 2.516.918. Được biết, hơn 1/3 số phụ nữ đã trải qua một cuộc tấn công tình dục và chỉ có 6% các vụ tấn công tình dục đã được báo cáo cho cảnh sát. Theo Viện Tư pháp British Columbia, cứ 17 phụ nữ thì có 1 người bị hãm hiếp, 62% nạn nhân bị hiếp dâm đã có tổn thương về thể chất, 9% bị đánh đập hoặc bị biến dạng cơ thể.

Tại Thuỵ Điển (đã cấm hoàn toàn sau 30 năm hợp pháp hoá mại dâm): Cứ 4 phụ nữ thì có 1 là nạn nhân tấn công tình dục ở Thụy Điển. Năm 2010, cảnh sát Thụy Điển ghi nhận con số cao nhất của hành vi phạm tội này - khoảng 63/100.000 dân. Vào tháng 4.2009, thống kê cho thấy tội phạm tình dục đã tăng 58% so với 10 năm trước. Thuỵ Điển đứng thứ 3 trên thế giới vì tỉ lệ tội phạm hiếp dâm.

Trong tổng số 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 20 nước xem mại dâm là hợp pháp. 41 nước không có bộ luật cấm mại dâm nhưng có các bộ luật khác để cấm các hoạt động như nhà chứa, môi giới, thậm chí là cả quảng cáo hay gái đứng đường... Khoảng 160 quốc gia còn lại đã ra những văn bản luật cấm các hình thức mại dâm.

Các cô gái như những món hàng trưng bày tại các khu phố đèn đỏ.
Một số quốc gia được coi là tiến bộ trên thế giới đã từng công nhận mại dâm là hợp pháp nhưng việc thực hiện quản lý nhà nước không hiệu quả, mại dâm hoạt động chủ yếu dưới sự khống chế của các tổ chức tội phạm và tạo ra vấn nạn nhức nhối, đặc biệt là sự suy thoái về đạo đức xã hội. Chính vì vậy, các quốc gia này quay trở lại biện pháp cấm hoàn toàn mại dâm như: Na Uy, Thuỵ Điển và Hàn Quốc. Tại Thái Lan, một quốc gia được coi là thiên đường về du lịch tình dục thì mại dâm hoàn toàn bị cấm với người mang quốc tịch Thái Lan nhưng lại không bị cấm đoán với người nước ngoài.

Môt đại biểu Quốc hội từng đăng đàn tại tại cơ quan lập pháp cao nhất ủng hộ công khai mại dâm. Lý do vị này đưa ra là dựa vào theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, thậm chí, tại Việt Nam vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, người Pháp tạo ra mại dâm ở Việt Nam và họ điều chỉnh bằng pháp luật. Mặc dù vậy, ông ta không hiểu thực tế bản chất thực dụng của người phương Tây, trước vấn đề khó khăn trong quản lý hoạt động mại dâm, họ công nhận để quản lý và thực chất là thu thuế “bảo kê mại dâm theo Pháp luật”. Ngay tại Amsterdam, nổi tiếng với khu đèn đỏ cũng dự định sẽ giảm số lượng nhà thổ từ 500 xuống còn 409, và sẽ hạn chế con số này xuống 300 trong 5 năm tới. "Chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này trên phương diện đạo đức", Eberhard van der Laan, thị trưởng Amsterdam, nói. Và "Thật vô đạo đức khi một gã đàn ông lắm tiền nhiều của tự cho mình được quyền mua bán cơ thể phụ nữ", ông Gert-Jan Segers, một nhà lập pháp, kết luận.


Một đoạn phim rất phù hợp về chủ đề nay

Thực tế cho thấy đa số những người phụ nữ bám dâm là những người lười lao động, thích “ăn trắng mặc trơn” hoặc nghiện ngập, bất chấp nhân phẩm, đạo đức của chính họ để đổi lấy lợi ích về tiền bạc hoặc vật chất. Còn đối với người mua dâm, tư tưởng gia trưởng, coi thường phụ nữ ăn sâu vào đầu óc, suy nghĩ lệch lạc coi người phụ nữ chỉ là một món hàng. Lấy lý do nhu cầu sinh lý để bào chữa, biện hộ cho hành vi mua dâm, hợp pháp hoá mại dâm, nhưng lại không chấp nhận để vợ (con), người thân trong gia đình đi bán dâm, không muốn lấy gái mại dâm là vợ, không dám công khai danh hành vi mua dâm trước gia đình và cộng đồng; họ lờ đi suy nghĩ tình dục không phải là không phải là nhu cầu thiết yếu, hoàn toàn có thể tiết chế bằng ý thức và đạo đức. Đi ngược lại với nền tảng đạo lý của con người, ngược lại nhu cầu, ý thức bình đẳng giới mà xã hội đang phấn đấu đạt được.

Rõ ràng, quan hệ mua bán dâm thực chất là quan hệ cung cầu, với nguyên nhân chính xuất phát từ nhu cầu thoả mãn tình dục của một số đàn ông có tiền nhưng thiếu đạo đức lại "ham của lạ", muốn tìm "cảm giác mới". Mặc dù vậy, xét trên quan điểm luật pháp và đạo đức, nạn mua bán dâm làm mất nhân phẩm, nhân quyền của người phụ nữ, gây phương hại đến nền tảng đạo đức xã hội, phá vỡ sự gắn bó, liên kết trong quan hệ vợ chồng. Người phụ nữ trở thành món hàng, đồ chơi của người đàn ông, tình trạng trao đổi gái mại dâm giữa các nhà chứa dẫn đến nạn buôn người, cưỡng hiếp, bạo hành, kèm theo đó là hàng loạt các tệ nạn khác như: cướp tài sản, buôn bán ma tuý, rửa tiền…

Đa số nghị sĩ Nghị viện châu Âu đồng ý với quan điểm, hành vi mua dâm là vi phạm nhân quyền và là một hình thức bạo lực chống lại phụ nữ. "Công ước ngăn chặn mua bán người và nạn khai thác mại dâm” của Liên hiệp quốc quy định những hoạt động mua dâm, ép buộc người khác bán dâm là tội ác. Các nước tham gia Công ước đã ra tuyên bố chung "Mại dâm và các dạng tội ác khác đi kèm là hành vi chà đạp lên phẩm giá và giá trị của con người". “Công ước về quyền phụ nữ” kêu gọi ngăn chặn mọi hình thức buôn bán và khai thác mại dâm từ phụ nữ (Điều 6). Báo cáo năm 2009 của Liên hiệp quốc cho thấy 79% nạn nhân của bọn buôn người là để phục vụ mại dâm, và mại dâm đã được coi là "chế độ nô lệ lớn nhất trong lịch sử".

Sự thất bại trong quản lý của các quốc gia hợp pháp hoá việc mua bán dâm là yếu tố cần xét đến khi đặt vấn đề luật hoá việc mại dâm đối với Việt Nam. Trong 20 quốc gia thừa nhận công khai mua bán dâm, chỉ có 5 nước phát triển, 15 nước đang phát triển hoặc nghèo có hệ thống luật pháp lỏng lẻo. Hoạt động mại dâm ở các quốc gia này được điều khiển bởi các tổ chức tội phạm, có sự cấu kết với đội ngũ công quyền biến chất. Hợp pháp hoá mại dâm thực chất là hành vi núp bóng chính quyền, bành trướng hoạt động, trong khi nhà nước chỉ có thể quản lý trên giấy. Các thủ đoạn của tội phạm liên quan đến hoạt động mua bán dâm biến tướng tinh vi và không thể kiểm soát. Ý thức buông lỏng quản lý, coi thường pháp luật của một bộ phận cán bộ công chức, người dân sẽ dẫn đến tình trạng buông lỏng kiểm tra giám sát, tiêu cực trong cấp phép hành nghề…

Như vậy, với kinh nghiệm và hậu quả thấy trước mắt của việc thừa nhận mua bán dâm thì nhu cầu công khai mại dâm tại Việt Nam chỉ nằm ở thiểu số ích kỷ chứ không phải trong nhu cầu của đại đa số người dân. Thậm chí, có thể nói rằng hợp pháp hoá mua bán dâm là đi ngược lại với lợi ích của đại đa số nhân dân, ngược với các công ước quốc tế về quyền con người, ngăn chặn nạn mua bán người, bình đẳng giới … mà Việt Nam đã tham gia, trái với đạo lý của dân tộc. Không thể bào chữa bằng bất cứ một lý do nào các hành động làm băng hoại đạo đức xã hội. Chính vì vậy, cần có những biện pháp đẩy mạnh hơn công tác phòng chống mại dâm, buôn bán người, nhất là trong hoàn cảnh pháp lý lỏng lẻo, ý thức coi thường pháp luật thường trực trong suy nghĩ của một số người dân Việt Nam hiện nay.
Việc thành phố Hà Nội đưa ra đề xuất công khai danh tính người mua dâm chính là đánh vào “nhu cầu” của hoạt động mua bán dâm. Thực tế cho thấy, việc mua bán dâm không thể giải quyết triệt để mà chỉ có thể hạn chế. Biện pháp hữu hiệu nhất chính là triệt tiêu “nhu cầu”, từ đó “nguồn cung” sẽ phải thu hẹp lại. Rõ ràng, chúng ta phải nhìn nhận thực tế rằng chính nhu cầu mua dâm là hành vi tiếp tay cho tội phạm mại dâm. Đối với pháp luật hiện hành, ngoài xử lý hành chính, đây còn là hành vi che dấu tội phạm, do người mua dâm biết được thông tin của người tổ chức, môi giới mại dâm nhưng không đấu tranh phòng ngừa tội phạm này.

Có ý kiến cho rằng, việc công khai danh tính người mua dâm dẫn đến nhiều hệ luỵ xã hội như: hạnh phúc gia đình tan vỡ, làng xóm, cơ quan, đồng nghiệp kỳ thị,... Tuy nhiên, trực tiếp người mua dâm đã tạo ra những tiền đề cho hậu quả đó khi họ không vượt qua nhu cầu sinh lý bình thường. Trong tư tưởng của người mua dâm đã coi thường các mối quan hệ gia đình, xã hội, coi thường chính bản thân mình, coi thường các truyền thống đạo lý của dân tộc. Việc công khai danh tính nhằm tạo hành lang pháp lý ngăn chặn những hành vi đi ngược lại truyền thống đạo đức của dân tộc. Việc xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền chưa thể đủ sức răn đe đối với những hành vi vi phạm của người mua dâm. Ngăn chặn bằng phương pháp đánh vào “thể diện” cũng là một biện pháp cứng rắn nhằm hạn chế nhu cầu mua bán dâm trong tình hình hiện nay.

Một ví dụ điển hình tương tự với việc xử phạt này là biện pháp phạt roi công khai với hành vi trộm vặt, vẽ bậy nơi công cộng hoặc phải lao động công ích khi tái phạm hành vi xả rác bừa bãi tại Singapore. Đây là biện pháp xử phạt thông qua cảm giác sợ hãi, xấu hổ khi mất thể diện của bản thân trước công chúng mà người vi phạm sẽ phải cân nhắc trước khi thực hiện các hành vi của mình. Việc xử phạt công khai sẽ nâng cao tính răn đe, giáo dục đối với người vi phạm và người chứng kiến. Đa phần người Singapore đều công nhận rằng việc xử phạt như vậy đã giúp ngăn ngừa tình trạng tội phạm một cách có hiệu quả.

Đã đến lúc, những nhà làm luật của Việt Nam cần thay đổi tư duy về các chế tài xử phạt nhằm giữ vững kỷ cương phép nước. Không thể phủ nhận rằng biện pháp xử phạt hành chính bằng tiền không còn hiệu quả răn đe, giáo dục người vi phạm, đồng thời suy nghĩ quá “duy tình” trong pháp luật đã dẫn đến tình trạng “lờn luật” “coi thường luật” của không ít người dân hiện nay. Vì vậy, biện pháp mà thành phố Hà Nội đề xuất có thể được coi là “hướng mở” nhằm phòng chống tệ nạn mua bán dâm. Nếu cứ suy nghĩ biện pháp là “tiêu cực” đối với một số cá nhân đơn lẻ mà không tính đến hành vi của chính họ đã coi thường nhân phẩm phụ nữ, phá vỡ hạnh phúc của gia đình họ, phá vỡ các chuẩn mực đạo đức thì chúng ta chưa thể hi vọng một môi trường xã hội trong sạch và tiêu diệt những vấn nạn nhức nhối hiện nay.
©Củ Hành (đã đăng trên VOV Giao thông)
[...]

Categories: , ,