• RSS
  • Facebook
  • Twitter
Comments

Không biết tự bao giờ báo chí cũng như bạn đọc Việt Nam lại trở nên quan tâm sâu sắc đến Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đến thế. Có báo lập hẳn chuyên mục “Tình hình chính trị Triều Tiên”. Thực tình mà nói thì Triều Tiên với Việt Nam quả có nhiều nhân duyên.


Thời Cao Ly đã xuất hiện những người tỵ nạn đến từ Đại Việt. Năm 1226, sau khi nhà Trần thay nhà Lý, hoàng tử Lý Long Tường đã cùng đoàn tùy tùng vượt biển đến tị nạn ở Cao Ly. Giữa những năm 1960, trong lúc Việt Nam đang đối phó với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Triều Tiên đã cử một số chiến sĩ không quân sang Việt Nam học tập và thực hành cách đánh của ta với tinh thần vừa học tập vừa tham gia chiến đấu. Năm 1966, đoàn không quân chiến đấu CHDCND Triều Tiên với gần 150 người sang Việt Nam. Trong thời gian chiến đấu, họ đã giúp Việt Nam hạ nhiều máy bay địch. Từ năm 1966 đến đầu năm 1969, không quân ta bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó những chiến sĩ không quân Triều Tiên giúp ta bắn rơi 26 chiếc. Ở Bắc Giang hiện nay vẫn còn một khu nghĩa trang liệt sĩ đặc biệt dành cho 14 chiến binh Triều Tiên ngã xuống vì độc lập, tự do của Việt Nam.
Nghĩa trang liệt sĩ Triều Tiên tại Bắc Giang.

Việt Nam và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 31 tháng 1 năm 1950 (Việt Nam là nước thứ 3 thiết lập quan hệ ngoại giao với Triều Tiên sau Trung Quốc và Liên Xô). Đến nay hai nước vẫn duy trì mối quan hệ chính trị chặt chẽ và tốt đẹp trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, nông nghiệp, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo và giao lưu nhân dân. Tháng 8 năm 2012, Việt Nam đã tặng 5.000 tấn gạo nhằm chia sẻ và giúp đỡ nhân dân Triều Tiên khắc phục hậu quả do thiên tai. Như vậy về cơ bản quan hệ Việt Nam – Triều Tiên là rất tốt đẹp.

Tuy nhiên những gì mà báo chí Việt Nam nói về Triều Tiên thì không phải như vậy. Trước hết nên lưu ý rằng, nếu như không nói là tất cả thì hầu hết những nguồn tin mà báo chí Việt Nam đưa về Triều Tiên đều được lấy từ các hãng truyền thông của Hàn Quốc và phương Tây như Yonhap, Chosun Ilbo, CNN, AFP, AP… vốn chuyên nghề bôi nhọ, dựng chuyện, nói xấu về Triều Tiên. Thêm nữa là vì Triều Tiên khá khép kín nên người đọc không biết thực hư thế nào. Báo chí Việt Nam thời gian gần đây đã phụ họa cùng phương Tây vẽ nên hình ảnh một đất nước Triều Tiên nghèo nàn, kiệt quệ, hung hăng, hiếu chiến, vô luật lệ, dã man, rừng rú. Từ đó tạo tâm lý bất bình, không ưa, thậm chí ghét cay ghét đắng Triều Tiên của một bộ phận không nhỏ bạn đọc hiện nay. Thực tế thì Triều Tiêu có phải tệ hại đến mức đó không? Đành rằng họ còn rất khó khăn (mà cái chính là so chính sách thù địch, cấm vận dã man của Mỹ), nhân dân phải chịu đói do mất mùa, thiên tai… nhưng cũng không vì thế mà phủ nhận sạch trơn những thành tựu mà Triều Tiên đạt được.

Một số báo đài gần đây có đăng bài, phóng sự về Triều Tiên ngày nay trong đó đã thừa nhận “Ai đi về cũng nói: không ngờ Triều Tiên phát triển như vậy!”. Theo đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Lê Quảng Ba thì cơ sở hạ tầng của Triều Tiên rất phát triển. Họ có tàu điện ngầm từ mấy chục năm trước, đường phố rộng rãi, sạch đẹp và có nhiều tòa nhà cao tầng hoành tráng. Họ quy hoạch thành phố rất bài bản. Tốc độ xây dựng đang lan nhanh không chỉ ở Bình Nhưỡng hay các thành phố lớn khác, mà cả ở các khu vực nông thôn. Các công trình công cộng từ cầu, đường cho đến nhà ở đang mọc lên khắp nơi. Về giáo dục thì miễn phí cho đến hết đại học và bắt buộc cho đến trung học. Tỉ lệ người biết chữ của Triều Tiên thuộc hàng cao nhật thế giới (99%). Về quốc phòng và công nghệ cao như công nghệ hàng không vũ trụ, phóng vệ tinh, công nghệ thông tin, công nghệ hạt nhân, phát triển tên lửa đạn đạo…thì khỏi phải bàn. Do bị các cường quốc thao túng, ngồi trên đầu trên cổ, chèn ép, cấm vận, cô lập, Triều Tiên đã phản kháng bằng lý thuyết “chủ thể” của Kim Nhật Thành và áp dụng một chính sách "cứng chọi cứng", tự cô lập bản thân, đóng cửa, thực hiện “tự chủ về chính trị, tự lập về kinh tế và tự vệ về quốc phòng”, vượt qua bao khó khăn nghiệt ngã, tồn tại vững vàng và ngày càng phát triển. Đó thực sự là một kỳ tích! Do vậy bản thân đại sứ Lê Quảng Ba đã đặt câu hỏi: “Bao giờ ta có thể làm được như họ?”

Mới đây một số báo mạng bê về một bức ảnh chụp từ vệ tinh của NASA cho thấy vào ban đêm, Triều Tiên chìm trong bóng tối, Bình Nhưỡng chỉ là một đốm sáng le lói trong khi phía Hàn Quốc thì sáng rực rỡ, long lanh và không quên chua rằng “Triều Tiên dường như không có gì thay đổi trong 10 năm qua”. Lập tức trên facebook có người share ngay và phán rằng “sau 60 năm làm đồng minh của Mỹ, kết quả là Hàn Quốc bị chìm trong ánh sáng”. Thiết nghĩ việc Triều Tiên chìm trong bóng tối hay bóng gì đi nữa cũng chả dính dáng gì đến Việt Nam. Tuy nhiên ý đồ của báo chí ở đây đã được các facebooker hiện thực hóa, đó là tôn sùng, cổ vũ Hàn Quốc (theo Mỹ) và chê bai, miệt thị Triều Tiên (vì không theo Mỹ ?!?). Cái sự nghèo đói thì đầy ra trên thế giới. Nhưng chỉ có Triều Tiên là được báo chí “ưu ái” hơn cả. Theo blogger Karel Phùng thì “tất nhiên là họ không giàu có, họ cũng không có cuộc sống sung túc vì họ không đi cướp của ai. Tất cả là tự họ làm ra, tự họ lo cho cuộc sống của mình và với một thế giới như hiện nay thì vẫn chỉ là theo qui luật "mạnh vì gạo, bạo vì tiền" hay "chân lý thuộc về kẻ mạnh". Một dân tộc nhỏ bé, không có ai bên mình, ví như một đứa trẻ mồ côi phải chống chọi với cả một đám du côn ở ngoài đường phố để có thể tồn tại và trưởng thành, không đói khổ mới lạ, không nghèo mới lạ”.

Tuy nhiên việc nhồi vào đầu người đọc một hình ảnh về Triều Tiên “dã man, rừng rú” mới là điều tệ hại của báo chí Việt. Không ít người đọc đã bày tỏ phẫn nộ khi báo chí giật tin sốc như: “Kim Jong Un cho 120 con chó đói xé xác người dượng?”, “Kim Jong Un xử tử chú dượng bằng chó đói”, hoặc “dẫn nguồn tin” như “Báo Strait Times: Kim Jong Un cho chó đói ăn thịt ông Jang song-thaek” nghe mà rợn cả sống lưng. Cuối cùng té ra tin này là từ một tay blogger ba trợn của Trung Quốc mà báo “Văn Hối” của Hồng Kông (Wenweipo) đã tung lên. Sau đó thì các báo nhà ta ngậm quả đắng nhưng không biết xấu hổ lại rào rào “đính chính” rằng “tin chó đói” là tin vịt mà không hề có một lời lời xin lỗi bạn đọc. Không lẽ cứ muốn đưa cái gì thì đưa rồi tự nhiên “đính chính” là xong? Hiện tượng đưa tin giật gân mà không kiểm chứng nguồn tin (mà nói thật là cũng chả kiểm chứng được), gây dư luận và hậu quả nặng nề là cái bệnh trầm kha của báo chí hiện nay.

Chưa hết, ngay sau đó báo chí lại tung ra một loạt tin rằng “toàn bộ người thân trong gia đình của Jang Song-thaek, gồm cả trẻ em, đã bị xử tử”. Y chang cái kiểu tru di tam tộc thời phong kiến. Thậm chí có báo còn đưa tin “Kim Jong-un say rượu khi lệnh xử tử trợ lý Jang Song-thaek” (kienthuc.net.vn, laodong.com.vn). Vậy thì nguồn tin này ở đâu ra? Sẽ dễ dàng thấy ngay như “Yonhap dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết”, “truyền thông Hàn Quốc đưa tin”, hay “theo một tờ báo của Nhật”…. Một đất nước như Triều Tiên lẽ nào không có luật lệ, muốn xử ai thì xử, muốn xử kiểu gì thì xử. Thiết nghĩ nếu báo chí Việt Nam có phóng viên thường trú tại Triều Tiên thì may chăng còn khả dĩ tin được. Đằng này họ toàn nhai lại truyền thông của Hàn Quốc, vốn chuyên thêu dệt, đơm đặt nói xấu Triều Tiên. Là một người đọc có suy nghĩ một chút hẳn không mấy ai đi tin vào những thứ “thông tin” như thế này. Quả thật nếu như báo chí Việt Nam có đặt ra mục tiêu đầu độc người xem về một Triều Tiên man rợ, rừng rú, mà ở đây không ai khác chính là lãnh đạo cao nhất của họ, ông Kim Jong Un thì xem ra báo chí ta đã khá thành công.

Gần đây nhất là vụ “Liên Hiệp Quốc cáo buộc Triều Tiên phạm tội ác chống lại loài người”. Các báo mạng lại nhao vào đưa tin, và đương nhiên là nguồn tin từ báo chí phương Tây. LHQ ở đây là ai? Đó chính là một “Ủy ban” gồm 3 thành viên, do một thẩm phán đã nghỉ hưu người Australia đứng đầu, được cơ quan nhân quyền LHQ thành lập hồi tháng 3/2013 nhằm “điều tra chứng cứ về các vi phạm nhân quyền có hệ thống tại Triều Tiên” (lưu ý là chỉ có 1 cái ủy ban này được thành lập để chuyên về Triều Tiên thôi nhé!). Và ủy ban này điều tra căn cứ vào cái gì? Đó là lời khai của các nhân chứng là những người đã trốn thoát khỏi Triều Tiên sau khi bị kết án chung thân. Báo cáo của “LHQ” nhận định cần đưa giới lãnh đạo Triều Tiên ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vì hàng loạt tội ác chống lại loài người, gồm tội thủ tiêu, bỏ đói và bắt người dân làm nô lệ. Thậm chí một số báo còn đăng lại cả những hình ảnh (vẽ lại theo lời kể) rất rùng rợn theo đó Triều Tiên ác không thua gì Khmer Đỏ. Ngay lập tức Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố báo cáo đó dựa trên “những lời nói dối và thứ bịa đặt do các thế lực thù địch và các phần tử cặn bã nặn ra” và là một “khiêu khích mang động cơ chính trị cực kỳ nguy hiểm” nhằm làm hoen ố hình ảnh nước Triều Tiên. Triều Tiên đã cáo buộc báo cáo này dựa trên những tài liệu giả của các lực lượng thù địch được Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản hậu thuẫn. Tính trung thực và đúng đắn của báo cáo là điều rất cần xem xét kỹ vì cái ủy ban điều tra này chỉ căn cứ vào lời khai một chiều của những người đào tẩu. Do vậy cũng phải rất cẩn trọng khi đăng những loại tin như thế này. Tuy nhiên, báo chí ta thì lại giật tít như thể mọi sự đã rồi.

Có thể nói báo chí Việt Nam đã góp phần không nhỏ phụ họa cùng Hàn Quốc và phương Tây bôi bác Triều Tiên, từ đó tạo cho người đọc Việt Nam tâm lý không ưa, thậm chí là thù ghét Triều Tiên. Minh chứng rõ ràng nhất là việc nhiều bạn trên Facebook đã đồng loạt nhảy ra rủa xả, chửi bới Triều Tiên. Đến nỗi một bạn bức xúc quá mà phải đáp lại rằng: “Mình đang tự hỏi không hiểu hàng năm có bao nhiêu người Bắc Triều Tiên qua Việt Nam đào mồ cuốc mả nhà các bạn trẻ nước ta mà dân xứ ta là cứ hằm hè chửi đốc mồ tổ nhà họ như vậy?”. Từ việc chửi Triều Tiên, các bạn dắt dây sang chửi Cuba, Trung Quốc và dĩ nhiên là chửi cả Việt Nam vì cái “tội” là cùng một khối XHCN (trong khi thực tế Trung Quốc, Triều Tiên tuy “mang tiếng” XHCN nhưng đều có những con đường đi riêng của mình).

Đấy, cái hậu quả của truyền thông nó làm cho các bạn trẻ ra nông nổi vậy đấy. Nó tạo ra cái văn hóa chửi bới loạn xạ không cần biết đúng sai, phải trái, không cần biết trước sau. Nó góp phần kích động tâm lý “bài Trung, bài Triều” trong một bộ phận không nhỏ bạn đọc. Và đương nhiên điều nay không tốt chút nào cho quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước bạn.

Theo Luật Báo chí (chương III, Điều 6) thì báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1- Thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới; 2- Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; 3- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; 4- Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới; đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác; 5- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Vậy thì với “hội chứng Triều Tiên” như hiện nay, liệu báo chí có làm đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo luật? Không phải các vị làm báo không biết luật, không biết đạo đức nghề nghiệp. Tiếc thay vì phải giựt tít câu view để kiếm tiền mà ra nông nỗi như thế này đây!

©Đất Đối Không

{Nhân tiện Triều Tiên tưởng cũng nên nhắc một tí về sự kiện nóng gần đây nhất, đó là tình hình Ucraina. Không cần kiểm chứng, không biết đúng sai, một số báo mạng, trong đó có tờ “Tàu nhanh VN” (VNExpress) ngay lập tức bê về tấm hình lính đặc nhiệm “Berkut” của Ukraine quỳ gối và đưa tin rằng “Cảnh sát chống bạo động quỳ gối xin lỗi người dân ở thành phố Lviv vì các hành động đánh đập và nổ súng vào người biểu tình trong những cuộc đụng độ xảy ra ở Quảng trường Độc lập Kiev” trong khi thực chất là những người cực đoan ở thành phố Lviv và Lutsk đã ép buộc những người lính cảnh sát đặc nhiệm "Berkut” của Ukraine phải quỳ gối xin lỗi, thậm chí một số phần tử quá khích không chấp nhận và bắt đầu ném tất cả những gì trong tầm tay vào những cảnh sát này. Đã đăng tin sai nhưng ngay cả cái động tác đính chính hoặc gỡ xuống VNExpress cũng không biết làm}.
[...]

Comments

Hôm nay vào trang leubao.vn Tư Mã Thiên đọc được bài viết của tác giả Xuân Linh về hai nhà báo Đỗ Hùng và Nguyễn Thông của báo Thanh Niên, mới thấy tác giả đặt vấn đề về đội ngũ của báo Thanh Niên thật chính xác. Sau nhà báo hoang tưởng, bệnh hoạn Huỳnh Ngọc Chênh thì giờ đây là Nguyễn Thông, một nhà báo với 20 năm kinh nghiệm.


Tư Mã Thiên sẽ bàn về chủ đề tưởng niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc trong một bài viết khác. Còn bây giờ, là bàn về bình luận của nhà báo Nguyễn Thông liên quan đến một sự kiện của các vị trí thức về cuộc chiến này. Ngày 16/2 vừa qua những cựu chiến binh thực thụ, những người còn để 1 phần xương máu ngoài chiến trường đã ra vạch trần những kẻ giả danh cựu chiến binh, những nhà rân chủ rởm đời biểu tình, kích động biểu tình vừa qua ở tượng đài Lý Thái Tổ, bờ hồ Hoàn Kiếm. Vậy mà ông Nguyễn Thông, trên trang Facebook của mình, dám nói liều cho rằng hành động của những cựu chiến binh thực thụ ấy là để “bảo vệ sổ hưu”. (Cóp từ leubao.vn)

Thưa nhà báo Nguyễn Thông, “cái sổ hưu” được trả bằng tính mạng và xương máu của họ, được hình thành nên từ quá khứ hào hùng của họ, được nuôi dưỡng bằng lý tưởng thời trai trẻ của họ… nên “cái sổ hưu” có ý nghĩa với họ lắm, họ bảo vệ “cái sổ hưu” là lẽ đương nhiên rồi, bảo vệ “cái sổ hưu” như bảo vệ danh dự của mình và điều đó càng chứng minh họ là những người đáng quý. Còn nhà báo Nguyễn Thông, cái sổ hưu của ông có được từ điều gì, có lẽ nó chỉ đơn giản là trả công cho bao nhiêu năm làm báo nên không có nhiều ý nghĩa với ông. “Cái sổ hưu” của CCB và “cái sổ hưu” của ông khác nhau một trời một vực nên không thể đánh đồng với nhau được. Nguyễn Thông miệt thị các CCB tức là miệt thị chính mình, vì Nguyễn Thông không sở hữu “cái sổ hưu” cao quý như vậy.

Tệ hại hơn, Nguyễn Thông còn nhai lại luận điệu của bọn bên ngoài khi đã trích dẫn trên Facebook như thế này: “Vả lại không nên gợi chuyện biên giới Tây Nam và Campuchia làm gì, khi chính ta bị không ít dư luận quốc tế đặt vào vai kẻ xâm lược”.

Với bình luận này, Nguyễn Thông cho rằng Việt Nam đã xâm lược Campuchia trong cuộc chiến biên giới Tây Nam nên không tưởng niệm các liệt sĩ làm gì !? Nguyễn Thông là nhà báo mà không thấy nhục nhã với nghề nghiệp của mình sao ? Nếu có người nói với Nguyễn Thông thế này: “Người đang nuôi mày không phải là bố đẻ của mày đâu” thì Nguyễn Thông nghĩ thế nào nhỉ ?

Rất cám ơn các bạn Lều Báo đã phát hiện và phê phán luận điệu xuyên tạc của Nguyễn Thông dù luận điệu này chỉ là một comment trên Facebook. Ở bất kỳ quốc gia nào, do lòng tự hào, chủ nghĩa dân tộc nên dù đúng là đi xâm lược nhưng người dân của nước đó đều nói tránh đi theo kiểu “đưa quân sang’; còn như Việt Nam đã cứu dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng mà Nguyễn Thông chẳng ngại dùng đến từ “xâm lược” thì chỉ có thể nói đây là luận điệu phản quốc.

Một kẻ không có tự hào dân tộc, tự kỷ với các luận điệu độc hại như Nguyễn Thông thì cái ngày để Nguyễn Thông trở thành Huỳnh Ngọc Chênh thứ hai đã rất gần, ngày Nguyễn Thông cầm “cái sổ hưu”.

© Tư Mã Thiên
[...]

Categories:
Comments

Ngày 25-2 trên báo Đất Việt - diễn đàn của liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, có đăng lại 1 bài viết của "báo Anh" nào đó nói rằng Mỹ sẽ bán vũ khí cho VN nếu..... "vấn đề giải quyết nhân quyền được tốt đẹp trong tương lai".


Đọc bài báo mà tôi cảm thấy buồn cười quá. Phải chăng tờ báo này cũng hùa theo mấy nhà đài "ma trơi" chống cộng phương Tây suốt ngày ra rả chiêu bài nhân quyền để xuyên tạc tình hình Việt Nam, can thiệp vào nội bộ của Việt Nam, bất chấp một sự thực rằng Việt Nam vừa trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ với số phiều bầu cao nhất cũng như được thế giới đánh giá cao về thành tích nhân quyền và thậm chí, bất chấp cả sự thực về nhân quyền tại Mỹ .

Việc Mỹ có dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí hay không chính là vì lợi ích của Mỹ chứ chẳng phải vì cái giá trị "nhân quyền" mơ hồ nào đó mà họ thường vác ra để lòe thiên hạ. Với chính sách Đổi Mới, theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, kêu gọi đầu tư nước ngoài, hợp tác và làm bạn với tất cả các nước của Việt Nam thì việc các nhà xuất khẩu vũ khí trên thế giới (bao gồm nhiều đồng minh của Mỹ như Israel, Pháp, Ý,...) vì lợi ích của mình trước thị trường mới và "béo bở" này cũng chẳng ngần ngại trước các áp lực của Mỹ mà bỏ qua cơ hội của họ. Hiện tại Việt Nam là nước nhập khẩu vũ khí thứ 3 của nước Nga với ngân sách quốc phòng không ngừng tăng lên. Trước nguy cơ "trâu chậm uống nước đục" đó, gã lái buôn cáo già có lẽ nào cam chịu yên phận đứng nhìn? Vì lợi ích của các tập đoàn lái súng, việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.

Theo chiến lược toàn cầu và khu vực của mình, Mỹ thừa hiểu sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể trở thành một thế lực quốc tế khả dĩ đủ sức đối trọng với Mỹ trong tương lai không xa. Do đó, hơn bao giờ hết, Mỹ muốn sử dụng Việt Nam làm một quân cờ cản trở, kiếm chế, làm vướng chân vướng tay đối thủ Trung Quốc.

Lâu nay có một số kẻ ở VN muốn đất nước VN trở thành quân cờ đó, nhưng nhờ sự tỉnh táo của những người lãnh đạo Việt Nam, VN đến nay về cơ bản vẫn giữ được thế trung lập, tự chủ, không bị kéo nghiêng về phía nào. Nói cách khác, Việt Nam không chấp chận làm một quân cờ của Mỹ, Trung Quốc hay bất kỳ nước lớn nào để chống lại một nước khác. Ngược lại, VN đã "tương kế tựu kế", mượn sức Mỹ, dùng mối quan hệ với Mỹ để nâng cao vị thế của mình trong quan hệ với Trung Quốc đồng thời dùng mối quan hệ với Trung Quốc để kiềm chế các hành động nước lớn của Mỹ đối với VN.

Nhiều chuyên gia ngoại giao quốc tế gọi đó là đường lối "đi dây", "đi trên dây" giữa hai thế lực có ảnh hưởng lớn nhất. Thật ra đây chỉ là đường lối ngoại giao theo trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh đã có từ thời tiền kháng chiến. Quyết giữ vững độc lập, tự chủ, và cố gắng trung lập ở mức cao nhất, ngoại trừ với kẻ xâm lược và đồng bọn của chúng. Việc VN duy trì được vai trò trung lập trong mối quan hệ căng thẳng giữa hai thế lực cường quốc Trung - Xô thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ cũng là một trong những nhân tố lớn đưa đến toàn thắng của Việt Nam trước giặc xâm lược Mỹ năm 1975.

Chính trị là một vấn đề vô cùng phức tạp, "thấy dzậy mà không phải dzậy", nhưng với rất nhiều báo mạng hiện nay, bằng cái tâm, cái tầm của những kẻ làm ăn chụp giựt, thì nó chẳng khác gì trò chơi con trẻ. Như bài báo trên đây, rõ ràng là nội dung trên tờ "báo Anh" đã cố ý xuyên tạc tình hình Việt Nam nhưng Đất Việt vẫn "vô tư" đem về bày biện như thể đó là chuyện ở xứ sở xa xôi nào đó. Không hiểu đây là sự "ngây ngô" của "diễn đàn của liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam" khi tiếp tay phát tán những thông tin thù địch đối với tổ quốc mình hay là một việc làm có chủ đích?!

Như chúng tôi đã nhiều lần đề cập, hiện tại truyền thông nước nhà, nhất là trong lĩnh vực truyền thông trên internet, đã "nuôi hàng đàn ong trong tay áo". Rất nhiều kẻ trong cái lốt phóng viên đang tích cực tiếp tay cho các thế lực tâm lý chiến của nước ngoài, xuyên tạc lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, kích động mâu thuẫn giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng, bóp méo chủ trương, chính sách và bôi nhọ các thành tựu của Đảng và nhà nước cùng nhân dân Việt Nam,... Nếu các cơ quan hữu trách không sớm có giải pháp để sàng lọc đội ngũ, tinh lọc thông tin,... để tạo nên một môi trường thông tin trong lành, bắt đầu từ những việc nhỏ như sự sai sót của Đất Việt mà chúng tôi nêu trên đây thì sẽ sớm có một ngày, chúng ta phải trả giá vì nọc độc của "đàn ong trong tay áo".
[...]

Comments

Điểm qua mấy vụ tào lao của báo mạng lá cải gần đây tôi cảm thấy ớn lạnh sống lưng .Không hiểu ông Trương Gia Bình và các cộng sự , những người tiên phong vác báo mạng về Việt Nam hơn chục năm trước cảm thấy thế nào, có lẽ là “một chút sốc không hề nhẹ” chăng? Báo mạng là xu thế chung của thế giới khi mà internet quá phổ biến và các thiệt bị truy cập đầu cuối giá rẻ như bèo , nhưng với cách làm báo mạng như bây giờ thì tương lai nền báo chí Việt Nam sẽ về đâu?

Những bài báo mạng nhảm nhí không phải chỉ rộ lên mới đây mà có hẳn một quá trình, chằng qua các bài nhảm nhí rơi vào các đề tài “cướp giết hiếp” ,“ca sĩ lộ hàng , tuột váy lòi chảo”, “người mẫu, diễn viên oánh ghen” .. nên người đọc chỉ nhíu mày cho qua hay cảm thấy buồn cười. Khi đụng đến các đề tài lịch sử, chính trị báo mạng lòi ra yếu kém ngay và luôn. Than ôi, lịch sử- chính trị không phải thứ vô thưởng vô phạt như chuyện “ngoại tình công sở”, scandal sao xiếc, viết bậy viết bạ thì độc giả người ta phản ứng ngay, không dễ dàng cho qua.


Cũng là báo, nhưng tại sao báo mạng lại quá củ chuối so với báo giấy? Sự khác biệt căn bản giữa hai loại hình báo chí này là mức độ cầu toàn của người đọc và trách nhiệm của người làm báo.

Với một tờ báo giấy , người ta phải bỏ tiền ra mua , và phải đọc cặn kẽ, sau khi đọc có thể dùng gói xôi hay làm gì linh tinh vớ vẩn. Người ta mua một tờ báo giấy là vì thói quen và niềm tin đối với tờ báo đó chứ không lật xem có bài nào “shock” mới mua. Để giữ được niềm tin của người đọc thì tờ báo đó phải làm nội dung thật tốt, họ cẩn thận với từng con chữ được in ra. Liên tục mấy năm trời, trên tờ Tuổi trẻ cười (phụ san của Tuổi Trẻ Tp. Hồ Chí Minh) có một chuyện mục rất hấp dẫn tên là “Quán mắc cỡ”. Trong mục này, người phụ trách và bạn đọc chuyên nhặt sạn trên báo giấy ,và không tờ báo nào được ưu ái tha cho. Các lỗi ngữ pháp, chính tả, kiến thức , sự kiện …tất tần tật được mổ xẻ một cách hóm hỉnh và thú vị . Ví dụ như vậy để thấy rằng người làm báo giấy và người đọc báo giấy rất cầu toàn . Nội dung mà bá láp thì bào in ra chỉ có cân ký bán ve chai mà thôi.

Với báo mạng, người đọc miễn phí , chủ báo sống nhờ quảng cáo, càng nhiều view thì tiền quảng cáo càng nhiều . View và View, đây là vấn đề của mọi vấn đề liên quan đến báo mạng. Vậy làm sao để có view cao?

I. Tít "sốc"
Trong một rừng thông tin, hình ảnh trên màn hình máy tính / mobile thì tít sốc chiếm đến 75% khả năng bài báo được đọc hay không. Có nhiều cách giật tít sốc kinh điển. Thứ nhất là chơi tựa có cú pháp “Cộng đồng mạng phát sốt vì ABC XYZ”. ABC XYZ có thể là một sự kiện hoặc đơn giản là bài hát, cái váy, món đồ chơi ….và cộng đồng mạng có sốt thật hay không thì …có ai cãi đâu mà lo? Mà có muốn cãi cũng chả được, vì anh đã click vào xem chứng tỏ anh cũng bị sốt” rồi còn gì? Một loại cú pháp thông dụng nữa là dùng từ “lộ“, như kiểu Apple rò rỉ hình ảnh iphone 6,7,8 ..gì đấy. Lộ siêu xe của ngôi sao X, lộ diện váy cưới ca sĩ Y….dù rằng người ta công khai đưa lên truyền thông chứ chẳng bị Pararazazzi chụp hình lén hay laptop của họ bị hack. Thậm chí Mc Donald công bố bảng giá mà có báo giật tít “Lộ bảng giá của McDonald ở Việt Nam, rẻ hơn ở nước ngoài nhiều”. Cách giật tít sốc khác lợi hại hơn dành cho các “chiên da sốc” có nội công thâm hậu là chơi trò lắt léo ngôn từ hoặc hình sự - trầm trọng hóa sự việc lên. Hai con trâu trong hội chọi trâu chọi nhau, một con chết, qua ngòi bút của trang tin Zing thành ra thế này “Ngưu thủ Đồ Sơn bị trâu Hà Nội húc chết sau một giây”. Đừng nói người đọc, chắc cả tổng biên tập mới liếc qua cũng tưởng con trâu húc chết anh chàng cỡi trâu. Nhớ dạo bão Hải Yến vào Việt Nam, do trời mưa to, tầm nhìn kém , tài xế xe khách tông trúng một phóng viên làm người này chết, Báo Đất Việt giật tít thế này “Tài xế đâm chết nữ phóng viên bị bắt”, trang Ngoisao thì “ Bắt tài xế đâm chết nữ phóng viên trong siêu bão”. Chỉ là một vụ tai nạn giao thông mà làm như án hình sự, như các băng đảng ám sát nhà báo bịt đầu mối trong phim Mỹ.

II. Nội dung mì ăn liền- xôi thịt
Các đề tài không bao giờ nhàm chán báo lá cải ưa thích là cướp - giết - hiếp, trai gái - đực cái và "xì-căng-đan sâu- bịt". Trong mỗi người chúng ta, cái máu hiếu kỳ ưa chuyện thị phi ít nhiều ai cũng có, và báo lá cải khai thác triệt để chỗ này và chúng ta phải thừa nhận họ thành công. Những chuyện riêng tư kiểu trắc trở tình dục - tình yêu được báo lá cải tương lên và chém gió rần rần, và bao giờ lượng view cũng khủng.

Những bức thư của đọc giả kể lể họ ngoại tình, cắm sừng bạn đời thế nào rất chi tiết dài cả trang rất được hoan nghênh. Chuyện tự kể chi tiết dến mức nếu nó là thật thì gia đình người ta biết ngay, và giữa cuộc đời bề bộn này mấy ai rảnh rỗi đi kể lể với báo chí “tôi đã ăn vụng và chùi mép thế nào” (?) mặc kệ tính chất thực hư, những chuyện nhảm nhí ấy người ta vẫn đọc ào ào như thứ tiểu thuyết diễm tình có pha mùi tình dục. Tờ báo đâu cần quan tâm bọn trẻ mới lớn, đầu óc trong sáng như tờ giấy trắng bị nhiễm thứ văn hóa rác rưởi kia. Dạo trước báo mạng một phen nổi sóng vì chuyện bịa như thiệt về cô gái nào đó cưỡng hiếp mấy chục gã đàn ông, mỗi ngày vài chục "shot"(!?). Mới đây thôi Vietnamnet lại đăng bài về ca sĩ Chế Linh “vẫn sinh hoạt đều đặn với 4 bà vợ” làm người ta tặc lưỡi tự hỏi không lẽ mỗi lần “ấy” xong, ông ta báo cáo với phóng viên.

III. Hậu quả
Với tư duy làm báo “view là trên hết” thì không lạ chút nào khi đội ngũ làm báo mạng chất lượng xập xệ đến độ thảm thương như thế vì làm sao trong một trường “áp lực view” có thể lòi ra được những phóng viên tử tế tâm huyết với nghề mà gò lưng trên từng con chữ, viết những phóng sự, bình luận đặc sắc làm người đọc ngỡ ngàng. Người ta có thể xem báo mạng là thứ giải trí rẻ tiền như K-pop hay nhạc thị trường chỉ khi nó vô hại, khi nó chuyên mảng “xôi thịt” nhưng khi nó đụng đến lịch sử- chính trị - thời sự thì không ai có thể làm ngơ được nữa. Từ đây trên mạng có thuật ngữ “phóng tinh viên” để ám chỉ các phóng viên dốt nát lịch sử, nhận thức chính trị yếu kém, kiến thức xã hội vá chằng vá đụp,... Họ có thể phăm phăm viết tào lao một lúc mấy bài về lịch sử hay bê nguyên xi một bài báo kiểu “tâm lý chiến” của báo Mỹ rồi dịch ra tiếng Việt rồi tương lên mặt báo. Một cách vô tình (tôi cầu mong họ không phải cố ý ) họ đã tiếp tay cho các thế lực thù địch muốn nhào nặn lịch sử và âm mưu diễn biến hòa bình, chống phá đất nước. Không phải tự nhiên mà có người lập hẳn một trang Leubao.Vn để sửa lưng đội ngũ phóng tinh viên này mỗi khi họ sai.
Đáng lo thay...
© Bao Bất Bình
[...]

Comments

“Giai điệu tự hào”, một "sô" mà nhà đài VTV đã mua bản quyền từ một chương trình thành công của truyền hình Nga mang tên “Báu vật quốc gia” đã đến Việt Nam và đi được 2 số. Quả thực đây là một chương trình rất đáng làm, rất đáng xem bởi những bài ca đi cùng năm tháng được thể hiện trong chương trình không những đã thực sự làm người xem xúc động mà nó còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc qua những ký ức lịch sử đáng trân trọng, lòng biết ơn đối với những thế hệ cha ông đã hi sinh biết bao xương máu để chúng ta có được độc lập, hòa bình như ngày hôm nay.


Điều đầu tiên phải ghi nhận là ekip làm chương trình đã chọn lọc được những ca khúc hay, dàn dựng công phu, ca sĩ thể hiện tốt, có một số cách điệu mới, thu hút được số lượng khán giả bình chọn cao. Bỏ qua một số tiểu tiết về trang phục ca sĩ, MC… thì chương trình này cơ bản về mặt chuyên môn là đạt. Ở đây chúng tôi muốn nói về những người bình luận cho các ca khúc. Sẽ không có gì đáng bàn nếu thực sự những đội “bình luận viên” làm tốt vai trò của họ là giúp cho người nghe hiểu hơn, cảm sâu hơn về ý nghĩa, cái hay của ca khúc. Tham gia bình luận cho chương trình có 2 cánh: cánh già gồm nhưng bậc lão thành, trưởng thượng như nhà báo Hữu Thọ (nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, NSND Trung Kiên, giáo sư Văn Như Cương, diễn viên Minh Châu, nhà văn Trần Thị Trường…, và các nhạc sĩ chủ nhân của ca khúc được trình bày; cánh trẻ gồm những nhà văn, ca sĩ, hoa hậu, MC, kiến trúc sư, bác sĩ… với những cái tên nổi có, chưa nổi cũng có.

Sau khi chương trình số 1 được phát vào ngày 25 Tết Giáp Ngọ, đã có nhiều ý kiến phản hồi trên các diễn đàn, trang mạng về cái sự “bình loạn” của cánh trẻ. Chương trình phát sóng đầu tiên có chủ đề “Bài ca năm tấn” gồm các ca khúc: Bài ca năm tấn, Tôi là người thợ lò, Cô thợ hàn, Những ánh sao đêm, Quảng Bình quê ta ơi và Tiến lên chiến sĩ đồng bào. Ngay từ ca khúc đầu là “Bài ca năm tấn”, không một lời khen, sau một hồi tán hưu tán vượn rằng ca khúc này đã lỗi thời với thời đại và xã hội, nhà văn trẻ Trang Hạ đã phán: “…xuyên suốt bài hát là hình ảnh người phụ nữ trên ruộng lúa, con trâu đi trước cái cày theo sau (và đó) là một cái hình ảnh đẹp đẽ nhưng mà nó làm tổn thương xã hội này (?!). Bởi vì suốt hơn 50 năm qua thì điều đấy nó không thay đổi, thậm chí là nói xin lỗi một số thanh niên nông thôn vẫn nói rằng là chúng tôi chẳng khác gì đời cha anh (?!), tức là lấy mông con trâu làm thước ngắm”. Tiếp đó nàng “dạy” rằng: “nếu như chúng ta coi rằng cái sự nghèo đói của thôn quê mà con trâu vẫn là đầu cơ nghiệp và chúng ta coi vẻ đẹp của những cái mái rạ khói lên trong chiều mơ màng thì đó là cái vẻ đẹp mà chúng ta phải có trách nhiệm với cái sự nghèo đói đấy của xã hội. Có lẽ chính những cái người thành phố được ăn học như chúng ta và có hiểu biết và có nhiều sự lựa chọn phải có trách nhiệm với những người nông thôn mà vẫn đi đằng sau lưng con trâu đó”.
Trang Hạ
Tôi không nghĩ rằng hình ảnh “người phụ nữ trên ruộng lúa, con trâu đi trước cái cày theo sau” trong những năm 60 (phải nhấn mạnh rằng đó là những năm mà nhân dân miền Bắc phải căng mình chống chiến tranh phá hoại của Mỹ) vừa chiến đấu vừa thi đua tăng gia sản xuất để chi viện cho tiền tuyến miền Nam đánh Mỹ, lại là cái có thể “làm tổn thương” xã hội. Với những người bình thường thì khi được nghe những giai điệu mượt mà và được xem lại những hình ảnh nhân dân miền Bắc anh hùng chắc tay súng vững tay cày trong ca khúc “Bài ca năm tấn”, chắc hẳn rằng không ai không bồi hồi xúc động và trào dâng một niềm cảm phục khó tả. Ấy thế mà những người được gọi là “nhà văn” ấy lại phán rằng hình ảnh ấy “làm tổn thương” xã hội (!?) Nhà văn này lại tiếp tục xuyên tạc rằng “suốt hơn 50 năm qua thì điều đấy nó không thay đổi”. Không biết nhà văn này căn cứ vào đâu mà lại có thể đưa ra được nhận định như vậy bởi bất kỳ ai cũng có thể thấy những đổi thay đáng kể của nông thôn Việt Nam ngày nay. Dẫu rằng nhiều nơi trên đất nước vẫn còn chưa thoát khỏi đói nghèo nhưng sự thật rằng Việt Nam đã rất nỗ lực thực hiện và đạt được những thành tích đáng tự hào trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Điều này thiết nghĩ không cần minh chứng thêm vì thế giới cũng đã nói nhiều. Tôi không biết cô nhà văn này xuất thân từ đâu nhưng cái cách mà cô ta đánh giá về người nông dân thoạt nghe thì có vẻ rất cảm thông nhưng đằng sau đó lại mang nặng tính miệt thị, bề trên của một kẻ vẫn tự cho mình là “người thành phố được ăn học” dù rằng hàng ngày vẫn bỏ vào mồm những hạt gạo được làm ra từ mồ hôi và sự cơ cực của những người “đi sau đít con trâu”. Xem ra là nhà văn nhưng cô chưa thuộc được câu tục ngữ giản đơn nhưng sâu sắc: "Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Tiếp theo đó một ca khúc nữa bị “chịu trận” là bài “Tôi là người thợ lò” của nhạc sĩ Hoàng Vân. Khi NSND Quang Thọ biểu diễn ca khúc này, những khán giả đủ lứa tuổi đã say mê hào hứng hát theo ca sĩ. Điều này khiến người xem cực kỳ hưng phấn. Khỏi phải nói thì ai cũng phải công nhận giá trị của ca khúc này. Ấy thế mà một nhà báo như Quỳnh Hương sau khi tỏ vẻ tôn vinh người công nhân của thế hệ trước đã ngay lập tức xỏ xiên rằng: “người công nhân của ngày hôm nay thì là những cái người mà cuộc sống ít an toàn nhất, khổ nhất và thu nhập thấp nhất, và họ có những cái gọi là, chúng ta có thể vẫn nói rằng cái xã hội này là xã hội của công nông binh đi vì đấy là XHCN, nhưng mà tôi nghĩ rằng đấy là những cái người mà họ không có một cái lựa chọn để mà cuộc sống họ tốt hơn và họ không có một cái gì để mà tự hào và kiêu hãnh về cái công việc, về cái nghề nghiệp của mình hết” (?!). Nói thật khi nghe câu này máu tôi đã sôi lên! Bản thân tôi tuy không phải là công nhân trực tiếp sản xuất nhưng công việc của tôi gắn liền với quá trình lao động và đời sống của người công nhân. Đành rằng công việc của họ rất nặng nhọc, đặc biệt là thợ lò nhưng không phải vì thế mà phán bừa rằng người công nhân họ không có cái gì làm thì mới phải buộc phải làm công nhân, rằng họ chỉ biết cắm mặt mà làm chứ không có gì mà tự hào.

Vẫn chưa hết, thạc sĩ - bác sĩ Tăng Hà Nam Anh lại tiếp tục “phang” rằng “người thợ lò người ta rất muốn đổi nghề lắm nhưng người ta biết đổi cái gì, và thậm chí là đôi khi người ta cũng sợ và không dám đổi”. Rất nhiều khán giả xem đài, đặc biệt là người trong ngành than đã bày tỏ sự bức xúc, thậm chí là phẫn nộ khi nghe những lời “bình loạn” trên. Hết đá xéo, xỏ xiên, miệt thị nông dân lại đến công nhân. Việc người nông dân, công nhân là thành phần lao động chân tay vất vả trong xã hội là điều đương nhiên, từ trước đến giờ và về sau vẫn thế, nếu so sánh với các nghề dịch vụ, văn phòng, nhà báo, nhà văn, bác sĩ,.. Nhưng về sức khỏe tinh thần lành mạnh thì không phải ông bác sĩ, bà nhà văn nào có thể so sánh với họ. Ngoài ra khả năng thẩm âm của ông thạc sĩ - bác sĩ này cũng là một điều khập khiễng đối với vai trò của một người chơi, thậm chí là "nhà phê bình", trong một chương trình âm nhạc. Một ca khúc đỉnh cao như “Tôi là người thợ lò” mà anh ta cho rằng nó chỉ là bài hát “cổ động”, và rằng anh ta rất dị ứng với ca khúc cổ động(!?) Anh ta nghe ca sĩ Quang Thọ hát thì thấy nó hay nhưng nó không có cảm xúc gì cả, nó hay chỉ vì nó hay (?!). Thực tế, qua bình chọn hôm đó, ca khúc này đạt số phiếu bình chọn cao nhất!
Tăng Hà Nam Anh

Lẽ ra đối với những “bình luận gia” như thế thì MC phải khéo léo chuyển hướng sang mời những người khác. Đằng này MC Hồng Thanh Quang cứ xơi xơi làm tới, khuyến khích cho những lời lẽ chói tai ấy tiếp tục phun ra. Lẽ ra khi thấy những hạt sạn to tướng như trên thì những người làm chương trình và những người có trách nhiệm của VTV phải nhặt vứt ra ngay. Đằng này với cái tiêu chí “sẽ không có bất kỳ giới hạn nào trong việc đối thoại giữa hai thế hệ khán giả ngay trên sóng truyền hình, để họ có quyền bộc lộ quan điểm của mình” nên họ cứ xem như không biết, không nghe, không thấy và vẫn tiếp tục mời những kẻ xỏ xiên và “tai trâu” ấy bình loạn trong chương trình số thứ 2.

Đáng lo ngại hơn cả là phần bình luận của kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Phương sau khi nghe bài “Đất nước trọn niềm vui”. Anh ta nói rằng đã có lần anh ta ngồi cùng với một người không cùng chiến tuyến của những người chiến sĩ ở miền bắc, và có một nỗi đau nó thầm lặng, nó cứ cứa đi cứa lại mỗi lần họ được nghe bài này vào cái dịp đó. Và anh ta đặt câu hỏi rằng “chúng ta đang hòa nhập tất cả những người Việt Nam trên cả thế giới, thế nhưng nếu chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại câu chuyện này mãi như thế liệu chúng ta có thể xóa đi được ranh giới mà chúng ta vẫn tự tạo ra hàng năm hay không?”. Xem ra anh ta đang rất đồng cảm với “bên thua cuộc” (theo cách nói của tay osin Huy Đức). Anh ta sợ là sự hân hoan sung sướng của cả dân tộc Việt Nam trong ngày vui thống nhất đất nước qua ca khúc sẽ làm “đau lòng” thiểu số những kẻ khi xưa làm tay sai cho ngoại xâm? Lý lẽ này nào có khác gì việc bọ Lập (nhà văn Nguyễn Quang Lập) cho rằng việc phong danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho những bà mẹ liệt sĩ sẽ làm đau lòng những bà mẹ lính ngụy?! Nếu theo ý anh ta thì chắc là để “hòa hợp, hòa giải” dân tộc, nhà nước đừng có tổ chức kỷ niệm ngày 30/4 nữa và chúng ta cũng đừng có hát bài “Đất nước trọn niềm vui” nữa vì đây sẽ là rào cản cho việc hòa hợp dân tộc (?!). Qua đây mới thấy nhận thức về lịch sử của một bộ phận không nhỏ giới trẻ thật đáng báo động.

Thật ra, tôi biết đây là một trò chơi truyền hình, nơi mà các nhà tổ chức đã "giăng bẫy" để nhận càng nhiều "gạch đá" của người hâm mộ càng tốt. Các vị kể trên là những người được phân vai "ác" trong sô diễn này. Tuy nhiên, tôi cho rằng, cho dù là vậy, chẳng ai có hiểu biết và một tấm lòng trong sáng về lịch sử Việt Nam mà lại sẵn sàng chường mặt mình lên truyền hình để nói nhăng nói cuội về những gì mình cho rằng đúng đắn. Về phía VTV, tôi cho rằng nhà đài cần xem lại vai trò Đài truyền hình quốc gia của mình đối với việc tổ chức những chương trình kiểu này. Bởi lẽ:

- Đài truyền hình quốc gia ngoài việc tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước còn phải đóng vai trò định hướng xã hội, dân trí phát triển lành mạnh về tinh thần, đúng đắn về nhận thức. Tuy nhiên, VTV qua chương trình này lại chạy theo lợi nhuận, cố gắng tạo ra những tình huống phản cảm về nhận thức để thu hút người xem.

- Tranh luận về những vấn đề chưa ngã ngũ để đi đến kết quả cuối cùng là đúng nhưng việc tạo ra một diễn đàn truyền hình với "thế trận" giữa những giá trị đã được khẳng định với những tư tưởng lệch lạc, lý luận nhạt nhẽo mang tính giật gân rẻ tiền thì vô cùng khập khiễng và "vô tình" nâng đỡ cho những thứ "rẻ tiền" đó lên một tầm vóc mới. Ranh giới giữa thiện và ác, giữa chính nghĩa và gian tà, giữa ánh sáng và tối tăm, giữa cái chung và cái tôi,... ngày càng bị xóa nhòa với sự hỗ trợ đắc lực của truyền thông mà tiếc thay, đài truyền hình quốc gia lại góp phần trong đó.

- Việc cho "giới trẻ" bóc tách các bài hát ra khỏi khung cảnh lịch sử của nó và nhét vào bối cảnh hiện tại để bình luận thì rõ ràng thể hiện sự tối tăm của chương trình. Điều đó chẳng khác gì bắt 1 con cá lên cạn và bình luận về khả năng bơi lội, vẻ đẹp mềm mại của nó vậy. Và ngay cả việc để cho "giới trẻ" phát biểu những câu ngớ ngẩn, gây sốc cũng là một trò bôi nhọ (không biết cố ý hay vô tình) khả năng hiểu biết lịch sử - chính trị và cảm quan của giới trẻ hiện nay. Hãy cứ nhìn vào kết quả biểu quyết sau mỗi bài hát của "giới trẻ khán giả" thì biết rằng cái "giới trẻ đang diễn" kia chỉ là đại diện cho cái thiểu số của "giới trẻ thực tế" mà thôi. Vậy thì thay vì những chiêu trò câu khách rẻ tiền, VTV nên để cho "giới trẻ thực thụ" nói lên cảm nghĩ thực sự của mình khi nghe những bài hát trong chương trình để những giai điệu ấy được ngân lên trong niềm tự hào tinh khiết của những thế hệ Việt.

Để xây dựng một xã hội XHCN, đất nước ta đang cố gắng vận hành một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng xem ra, "quyền lực thứ 4" của đất nước lại đang "định hướng TBCN". Các loại báo đài từ hội, sở, địa phương và giờ đến trung ương đều cuốn theo giá trị duy nhất của tư bản: đồng tiền, một giá trị có quyền năng phá bỏ mọi giá trị, nền tảng đạo đức, truyền thống và các giá trị nhân văn mà chúng ta đang theo đuổi. Có lẽ hơn bao giờ hết, Nhà nước nên xem xét lại "dây cương" của "con ngựa truyền thông" này trước khi nó bứt cương bỏ bầy ra ngoài tầm với./.
© Đất Đối Không - Nguyễn Thanh Tùng
[...]

Comments

Sau vết đen mà Huỳnh Ngọc Chênh, Osin Huy Đức gây ra thì báo Thanh Niên hiện nay đang có 2 nhà báo ăn cơm Cộng Sản, làm trong báo Đảng nhưng lại coi Cộng Sản là " giặc", sẵn sàng tung hê chế độ. Đó nhà nhà báo Đỗ Hùng và Nguyễn Thông.

Nhà báo Đỗ Hùng, phó tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên trực tiếp viết loạt bài phỏng vấn nghị viên nước Mỹ Hoàng Duy Hùng dưới vỏ bọc "hòa hợp dân tộc" nhưng lại có những luận điệu xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta thành nội chiến, coi những kẻ mang bom về âm mưu phá tượng đài Bác Hồ chỉ vì "khác biệt về tư tưởng" chứ không phải khủng bố, phản động. Không dừng lại ở đó, tháng 1/2014 nhà báo Đỗ Hùng lại có loạt bài về sự kiện Hoàng Sa 1974 xuyên tạc lịch sử. Điều đáng nói ở chỗ, loạt bài của báo Thanh Niên không tường thuật, kể lại đúng sự kiện lịch sử như những điều đã xảy ra mà loạt bài đó xuyên tạc lịch sử, cố dắt dắt người đọc theo chủ ý vinh danh chiến sĩ Hải quân VNCH mặc dù sự thật lịch sử là trận chiến đó Hải quân VNCH với tàu chiến to, mạnh hơn nhưng lại đánh bừa rồi bỏ chạy. Không những thế Đỗ Hùng còn có những câu nói ngầm ý nói "miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam". Sau khi bị cộng đồng mạng phê phán, chỉ ra những điểm sai trái, xuyên tạc thì nhà báo Đỗ Hùng cố gắng "giải thích" nhưng càng giải thích thì càng vô lý và bây giờ thì anh ta đã đóng cửa facebook (hoặc giới hạn người vào). Có người nói do anh ta "còn trẻ", "lỡ mồm" nhưng thực ra không phải vậy mà đó là một chuỗi dài tư tưởng sai trái từ lâu như đã chứng minh trong bài viết TTK báo Thanh Niên Online hay ngôi sao "rận chủ" Mr. Đỗ. Dẫu sao với việc đóng cửa facebook (hoặc giới hạn người xem vào?) cho thấy anh ta cũng biết e dè trước phản ứng từ người đọc báo, cộng đồng mạng.

Nếu nói nhà báo Đỗ Hùng "còn trẻ" thì với nhà báo Nguyễn Thông với 20 năm kinh nghiệm làm báo thì khó có thể nói rằng ông ấy "trót dại" hoặc "vô tình", "hiểu biết, nhận thức kém". Ngày 16/2 vừa qua những cựu chiến binh thực thụ, những người còn để 1 phần xương máu ngoài chiến trường đã ra vạch trần những kẻ giả danh cựu chiến binh, những nhà rân chủ rởm đời biểu tình, kích động biểu tình vừa qua ở tượng đài Lý Thái Tổ, bờ hồ Hoàn Kiếm. Vậy mà ông Nguyễn Thông, trên trang Facebook của mình, dám nói liều cho rằng hành động của những cựu chiến binh thực thụ ấy là để "bảo vệ sổ hưu".
Xin nói với nhà báo Nguyễn Thông: các CCB đi lính từ phường xã và hết nghĩa vụ thì về suốt 30 năm nay cắm đầu làm ăn mưu sinh. Người thì thợ xây, người thì xe ôm chứ có được đi học cao như các ông đâu mà trông vào lương. Trong lúc các CCB cầm súng giữ cho yên bình để các ông được đi học mới làm được ông nọ bà kia........Vậy mà nay các ông lại thốt ra những lời vô ơn. Đấy mới là quên và phủ nhận vào lịch sử.
Ngoài ra Nguyễn Thông còn cho rằng cuộc chiến tranh chống bọn diệt chủng Polpot để bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nhân dân dân Campuchia của quân dân ta là "chiến tranh xâm lược". Bởi vì theo ông ta là do "chính ta bị không ít dư luận quốc tế đặt vào vai kẻ xâm lược". Nói 1 từ nặng nề nhưng chính xác trong trường hợp này là ông Nguyễn Thông này có "não trạng của kẻ nô lệ". Cái gọi là "quốc tế" ấy là Mỹ, Pháp, TQ,... bảo Việt Nam xâm lược Campuchia thì Nguyễn Thông lặp lại như con vẹt như vậy bất chấp sự thật lịch sử, bấp chấp luân thường đạo lý và bất chấp cả hiện tại khi những kẻ cầm đầu Khơ Me Đỏ đang bị xét xử.

Phải chăng, báo Thanh Niên- cơ quan ngôn luận của Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam đang có vấn đề trong công tác nhân sự khi để người người như thế này ngang nhiên xuyên tạc, bóp méo lịch sử làm rối loạn tư tưởng thanh niên?
[...]

Comments

Thư gửi hai ông "sử gia" Dương Trung Quốc và Thiếu tướng Lê Văn Cương.
Nhân đọc bài báo trên VnExpress về cuộc chiến biên giới chiến tranh Việt Trung, tôi có băn khoăn đôi điều với các ông.

Thứ nhất, nhà sử học họ Dương nói rằng cuộc chiến này “phải là niềm tự hào cần tôn vinh” và phát biểu của tướng Cương: “Một việc cần phải làm ngay theo ông Cương là có chính sách cho gia đình những người Việt đã hy sinh trong cuộc chiến, vinh danh những người đã ngã xuống bảo vệ đất nước tương tự các liệt sĩ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Nhà nước cũng cần khôi phục các địa danh lịch sử của cuộc kháng chiến”.

Xin thưa với ông, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như bao thế hệ người Việt Nam không bao giờ quên ơn những anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc trong tất cả các cuộc chiến tranh. Đất nước đã có ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 để kỷ niệm chung cho các thương binh liệt sĩ. Phần mộ của của họ cũng đã và đang được quy tập về nằm trang trọng trong các nghĩa trang liệt sĩ. Gia đình của các Liệt sĩ cũng được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật. Hằng năm đều có người dân và các đoàn đến dâng hương, tưởng niệm tại các nghĩa trang liệt sĩ vào các dịp lễ lạc. Nhiều tổ chức, cá nhân đã tổ chức các đợt thăm viếng, hỗ trợ các gia đình liệt sĩ hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Báo chí cũng có nhiều bài đàng hoàng viết về cuộc chiến này. Vậy thì có ai “quên” không? Có ai “không tôn vinh” không?

Thứ 2: Cựu Viện trưởng Viện chiến lược công an Lê Văn Cương phát biểu rằng “nếu tính cả người dân và chiến sĩ quân đội, công an thì có hàng chục nghìn người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc này. Tuy nhiên, điều đáng buồn là một cuộc chiến oai hùng như vậy lại không có trong sách lịch sử”?!? Với tất cả lòng kính trọng với một vị tướng, tôi vẫn phải hỏi rằng ông có đọc sách lịch sử không? Không biết các ông vì “quên” hay “cố tình quên” mà phát ngôn như vậy. Xin thưa các vị là sự kiện này đã được ghi rõ ràng trong sách giáo khoa “Lịch sử 12” (trang 207) và sách “Bài tập lịch sử 12” (trang 134). Còn các sách nghiên cứu lịch sử, tác phẩm chính luận xuất bản công khai, giáo trình bậc Đại học, cao đẳng rất nhiều, chẳng hạn như cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao do Nxb Sự thật phát hành năm 1979, tại trang 91 nhấn mạnh: "đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu Trung Quốc"? Hay cuốn sách “Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, 1945-2000” do Lê Mậu Hãn (chủ biên) được NXB Giáo dục phát hành năm 2001, trong đó còn tường thuật đầy đủ “binh lực” của Trung Quốc xâm lược và đánh giá đầy đủ tính chất cuộc chiến “Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau”

Thiết nghĩ: Với bậc thức giả, nhất là những người đã kinh qua thực tiễn đầy trải nghiệm thì một lời nói, một bài viết đúng đắn, sâu sắc của các ông có thể là ánh sáng soi đường quý giá cho quốc dân đi, nhưng một sai lầm, dù là nhỏ có thể tạo ra ảnh hưởng lớn với dư luận, công chúng, nhất là nó được các ông phát biểu công khai trên các phương tiện truyền thông, chứ không còn bó hẹp trong các công trình nghiên cứu. Và hơn thế, sai lầm ấy có thể nhấn chìm hoặc phá huỷ cả những danh hiệu, uy tín nhiều năm xây đắp, làm lu mờ những tên tuổi vang bóng một thời, khiến cho bạn đọc băn khoăn về “chất lượng” của các học hàm, học vị mà các ông đã, đang mang! Băn khoăn lớn hơn với dư luận là liệu các ông có đang từ bỏ những tri thức, lịch sử để ăn theo, nói leo, phụ họa cho các thế lực xấu muốn xuyên tạc, lợi dụng cuộc chiến này để lung lay niềm tin của nhân dân với Đảng, Chính phủ?

Nhân tiện, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà báo Thiềm Thừ về chủ đề này. Một bài viết rất đơn sơ nhưng đủ chứng minh nhiều vấn đề.

Thưa với tướng Cương về trách nhiệm với lịch sử - Tác giả: Thiềm Thừ

Trong bài “Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979” - http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130217/nhin-lai-chien-tranh-bien-gioi-1979.aspx, Thiếu tướng Lê Văn Cương nói “Không chỉ nhận thức, mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa… Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ thắc mắc khá nhiều chuyện, tại sao sự kiện chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của Việt Nam. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng…”
Với tất cả sự kính trọng với Thiếu tướng Lê Văn Cương, tôi phải hỏi, ông có đọc các giáo trình lịch sử Việt Nam, khi nói những lời trên? Thưa ông, giáo trình lịch sử lớp 12 đây ạ.

[...]

Comments

Sau khi bài viết "Chiến tranh biên giới phía bắc 1979: Lều báo tiếp tục đầu độc lịch sử" được đăng, Leubao.vn đã rất vinh dự được lọt vào "mắt xanh" của nhà báo (?) Đào Tuấn, một trong những nhân vật chính trong bài. Không thấy Đào Tuấn có phản hồi gì trực tiếp với chúng tôi nhưng được biết anh mang tâm sự của mình về viết trên facebook để cùng chia sẻ với bè bạn và người hâm mộ. Kể ra thì đọc các "còm men" trên nhà Đào Tuấn về việc này cũng rất thú vị mặc dù "mùi vị" của nó khá quen thuộc với chúng tôi: giống hệt đặc trưng của các trang blog của các nhà "dân chủ cuội" như Xuân Diện, Quê choa, Huỳnh Ngọc Chênh, JB Nguyễn Hữu Vinh... Tại trang Facebook của mình, Đào Tuấn cũng không nói gì về việc bài viết của chúng tôi đúng, sai thế nào mà chỉ tỏ vẻ "không thèm chấp" vì "Thật ra, họ nên chính danh thì hơn". Chúng tôi quan niệm tên - tuổi - địa vị xã hội đều là những yếu tố trang sức bề ngoài đối với việc luận phải trái, mặc dù chúng tôi cũng chẳng cần giấu diếm tên, tuổi, hình ảnh của mình làm gì. Nhưng vì Đào Tuấn và người hâm mộ của anh ta chấp vào cái "chính danh", chúng tôi xin giới thiệu bài viết dưới của blogger Beo, tức cựu tổng biên tập báo Thể thao TPHCM, một người đã rất nổi tiếng trong làng báo và giới blogger. Mời các bạn tham khảo.

Từ 17/2 đến nho trồng ở Đà Lạt - Tác giả: Beo

Ngay và luôn, chủ trương (nhấn mạnh) từ các cấp cao nhất nhà nước, năm nay để các đoàn thể nhân dân kỷ niệm (lại nhấn mạnh) 35 năm ngày khởi cuộc chiến chớp nhoáng, giữa hai quốc gia có lịch sử mối quan hệ hàng nghìn năm độc đáo đến kì lạ bậc nhất thế giới.
Điều đó đồng nghĩa, truyền thông được phép thoải mái đưa tin trong khuôn khổ: không được kích động hằn thù dân tộc và kích động chiến tranh.
Có hai gạch đầu dòng nhỏ.
- Tại sao ko là kỉ niệm cấp nhà nước: cấp nhà nước chỉ kỉ niệm ngày chiến thắng kết thúc các cuộc chiến, vào các lần thứ 5/10/15…(tại sao lại chỉ kỉ niệm vào các con số như trò chơi trốn tìm kia thì Beo chịu, không biết).
Riêng cuộc chiến này, thắng hay thua, để kỉ niệm?
- Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến này, năm nào cũng được các địa phương Bắc biên tổ chức cẩn thận, các nghĩa trang được chăm nom khá tốt (Beo đến tận nơi), không hề bị lãng quên.
Báo chí ngày này, mọi năm đều lác đác đưa tin bài, không có chuyện bị cấm đoán. (Ai cần bằng chứng làm tin, liên hệ với blogger Thiềm Thừ-đây là phóng viên viết chuẩn xác và đĩnh đạc-chín chắn nhất Việt nam hiện nay về đề tài này).
***
Phần lớn nội dung trên, Beo đã comment cho một vài bạn facebookers ngay khi loạt bài của Đào Tuấn vừa post lên trên tờ điện tử Một thế giới. Bản thân ĐTuấn cũng đã hồi âm.
Vài tiếng sau, bài bị gỡ xuống và, các cái loa cũ rích lại lu loa chửi chính phủ bài cũ rích: hèn nhát quy hàng Tàu. Thậm chí Báo Bắp Cải của chú Nguyễn Giang nhanh nhảu đoảng quy ngay, tuyên giáo hạ lệnh bóc bài. (Sau đó nhanh nhảu ăn gian thế nội dung khác chứ không nói lại cho rõ cho ra người bên bển).
***

Không như Đỗ Hùng- báo Thanh niên- sự mất dạy với Tổ quốc xuất phát từ nhận thức và có chủ đích, Đào Tuấn là chuyên gia của các chuyên gia về sự ẩu tả.
Việc cho nông dân Đà lạt trồng nho, dán luôn cái nhãn làm từ nho cho loại vang Đà lạt hay ăn theo cái tin chẳng- biết- tí- gì về cà phê dạng nguyên liệu trên BBC Việt ngữ, rồi suy diễn hươu vượn, chỉ là một dẫn chứng nhỏ. Bất cứ bài nào của Đào Tuấn (mà Beo đọc được), đều có thể chỉ ra những lỗi ẩu tả tương tự. Beo dẫn bài nho Đà lạt NÀY vì viết sai đến như thế, khó hơn cả viết đúng.

Loạt bài về cuộc chiến Việt-Trung năm 79 đăng trên Một thế giới thuộc thể tài đặc biệt nhạy cảm, vậy nhưng vẫn ẩu tả, ẩu tả như thường thấy.
Về nghề báo, cái sai lớn nhất Đào Tuấn tiếp nhận thông tin trong trạng thái đầu nóng tim lạnh, nó ngược quy chuẩn đầu lạnh tim nóng của một nhà báo chuyên nghiệp.
Cái sai về nội dung thông tin, đã có quá nhiều bạn chỉ ra rồi. Beo chỉ kể thêm một câu chuyện rất nhỏ thế này.
Viết về đề tài quân đội, nhận định thế cục một cuộc chiến, giữa vị trung tá và vị đại tá, đã là khoảng cách, cho dù cả hai cùng tham chiến trực tiếp. So với những tư liệu mà Beo đang có từ một vị tướng quân đội, thì loạt bài Đào Tuấn phạm lỗi trực tiếp chỉ trích (sai) quân đội và gián tiếp kích động hằn thù dân tộc.

Nói thêm: Vị tướng ấy có người con trai út, cậu thanh niên 21 tuổi xé bỏ giấy triệu tập nhập học tại Liên xô xung phong ra biên giới năm ấy, tận giờ vẫn nằm ở nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, giản đơn lẫn vào hàng ngàn mộ chí đồng đội khác.
Việc Một thế giới tự động gỡ bài là quyết định đúng.
Việc Đào Tuấn ứng xử trong thế giới mạng hậu gỡ bài, mập mờ đánh lận mập mờ đánh bóng, cách đánh bóng rất rẻ tiền của đám rân trủ cuội, khiến Beo nhìn thấy một nguy cơ khác từ cây bút Beo rất quý mến này: xuất hiện sự xảo trá.
Điều tối kị không chỉ riêng với nghề báo.
Nó tối kị nếu muốn làm một người lương thiện.

P/S: APEC 2006, vang Đà lạt trúng thầu gói làm nước giải khát và được nằm trong túi quà tặng nam nguyên thủ cùng với cà phê Trung Nguyên. Còn tại quốc yến, chúng nó uống vang Chi lê bà con ạ./.

© Beo

Phát biểu của một số "ủng hộ viên" của Đào Tuấn trên Facebook:



[...]

Categories: ,
Comments

Không biết có đúng hay không nhưng việc truyền thông Việt "bỗng dưng" lấy ngày 17/02 làm ngày kỷ niệm Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 có lẽ cũng phần nào xuất phát từ những trò mèo của đám dân chủ cuội bờ Hồ. Kể cũng lạ, người ta thường chỉ kỷ niệm những ngày chiến thắng, những ngày kết thúc cuộc chiến, như ngày chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vào mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 07/05/1954, ngày giải phóng thủ đô 10/10/1954, ngày giải phóng Sài Gòn 30/04/1975,.. chứ chẳng thấy ai đi "kỷ niệm" ngày mình bị kẻ địch tấn công cả. Trong khi đó, ngày Trung Quốc rút toàn bộ quân khỏi Việt Nam là ngày 18/03/1979, đánh dấu thắng lợi của quân dân ta trong việc đập tan âm mưu bành trướng của Trung Quốc thì trước giờ chẳng thấy "dân chủ cuội" và báo chí hó hé. Có lẽ vì là trò của "cuội" nên nó phải khác người chăng?

Cuộc chiến có thể được coi là chấm dứt sau khi Trung Quốc rút quân về nhưng trên thực tế, xung đột biên giới còn kéo dài suốt 10 năm sau đó. Tiếng súng vẫn tiếp tục vang trên bầu trời biên giới. Máu vẫn tiếp tục chảy. Và "phần cuối của cuộc chiến thì giống như được vặn nhỏ volume lịm dần rồi tắt hẳn năm 1989". Nhưng mọi chuyện chỉ thực sự chấm dứt sau hội nghị Thành Đô (3-4/9/1990) và sau đó là chính thức ra Thông cáo chung, ký kết Hiệp định chính thức quan hệ bình thường hai nước trên cơ sở năm nguyên tắc hòa bình vào 11/1991.
Để phần nào hình dung tình cảnh đất nước bấy giờ trong mắt người dân, người lính bình thường cũng như xúc cảm thực sự của họ khi nhớ về thời gian khó đấy, mời các bạn xem tâm sự dưới đây của tác giả Nguyễn Lê Tâm, một cựu chiến binh thời xung đột trên biên giới phía Bắc.

35 năm ư? Không! 25 năm thôi! - Tác giả: Nguyễn Lê Tâm
Về cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979, nhân dân ta không hoàn toàn bất ngờ. Trước khi chiến tranh nổ ra chính thức thì cả nước đã căng thẳng khi đài phát thanh thông báo từng ngày về tiến độ tập kết quân đội Trung Quốc. Bao nhiêu sư đoàn, bao nhiêu tăng, bao nhiêu pháo áp sát biên giới? Đủ hết.

Nhiều cán bộ dưới xuôi được điều lên nằm vùng nắm tình hình sát biên. Đài báo suốt ngày. Sinh hoạt đoàn thanh niên lu bù các tinh thần sẵn sàng vì tổ quốc. Các chiến hào phòng thủ được tổ chức đào khắp nơi. Ngay ở Hà Nội thì mọi công tác chuẩn bị đón địch cũng được triển khai. Hầm hào được khôi phục. Những người dân ở các thị xã giáp biên đã chuẩn bị tinh thần sơ tán.

Điều bất ngờ có chăng là mọi người vẫn tin rằng Tàu không đánh mà chỉ rung dọa.

Mình rất nhớ lời thông báo trên đài phát thanh ngày 17 – 2 với giọng đọc nữ truyền cảm đanh thép nêu rõ quân xâm lược đã tràn qua 6 tỉnh biên giới và kêu gọi toàn quân , toàn dân chung một ý chí đẩy lùi sự tàn bạo của kẻ xâm lược. Cũng chỉ không lâu sau lời kêu gọi thì ca khúc “Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên mà mọi người thường gọi cái tên khác là “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” được phát liên tục. Ca khúc với giai điệu thôi thúc này đã khiến cho cả nước sôi sục. Người Việt Nam đời thường thì lắm cái đáng phàn nàn nhưng khi đất nước gian nguy thì trở nên mạnh mẽ và tươi sáng lạ kỳ. Tinh thần quyết tâm bảo vệ tổ quốc lan tỏa như hồng cầu trong huyết quản hàng triệu dân từ cụ già, thanh niên đến em bé. Khi còn là anh em cùng phe thì người Việt vẫn kỳ thị Trung Quốc mà chỉ mê Liên Xô. Vì thế, đợt này tinh thần càng hăng.

Chiến sự đưa tin hàng ngày về sự ác liệt. Bao giờ cũng có những tấm gương anh dũng diệt thù như Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm… đến cậu thiếu niên Đàm Văn Đức cũng diệt xe tăng địch. Những hình ảnh xe tăng T 59 (*) của địch bị bắn tung cả tháp pháo khiến dân ta hả dạ. Truyền hình phát đi nhiều hình ảnh các nước, nhiều đoàn biểu tình cả Âu cả Phi cả Á, hô vang khẩu hiệu "Trung Quốc cút khỏi Việt Nam". Có một bài hát ngày xưa chống phát xít mình không rõ tác giả hay là dân ca thì những người bạn năm châu lại phổ lời mới hát với nội dung chống Trung Quốc xâm lược. Không rõ ai đã đặt lời Việt cho bài này và nó đã vang lên hùng tráng ở Việt nam:

Bao nhiêu con tim sững sờ chợt nghe quân cướp đất nước Việt nam,
Xích xe tăng quân Trung Quốc phá tan biết bao xóm quê bình yên.
Hôm nay năm châu tiếp tục bài ca đoàn kết chiến đấu năm xưa,
Cùng Việt Nam đấu tranh giành tự do.

Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Là bài ca trái tim tháng năm này.
Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Cùng Việt nam đấu tranh giành tự do!

Tên Goliath coi chừng Việt Nam - David chiến đấu hôm nay,
Chiến tranh hôm nay David có thêm bao nhiêu anh em kề vai.
Theo chân bao quân xâm lược bọn bay phải chết dưới đất thiêng này,
Hãy chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam!

Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Là bài ca trái tim tháng năm này
Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Cùng Việt Nam đấu tranh giành tự do!

Xin mời nghe giai điệu ở đây:


Trong lúc đó thì có chú cán bộ chạy thẳng từ biên về Hà Nội. Điều này khiến bà con dị nghị. Mình cũng thấy chối, nhưng bố mình bảo: Con không hiểu gì về chiến tranh. Nếu là bộ đội, du kích thì có vũ khí bám đất mà đánh. Còn cán bộ dưới xuôi lên không tấc sắt trong tay thì phải chạy là dễ hiểu. Không nên bắt tất cả mọi người đều phải anh hùng như trên báo chí. Điều này mình nghĩ mãi, khi trưởng thành mới hiểu.

Nhà mình đón đoàn sơ tán đầu tiên chạy thẳng từ Lạng Sơn về Hà Nội. Đấy là nhà cô Lưu. Gia đình có vài người trong đó có ông cụ Lưu cỡ 75 tuổi. Những người già yếu và trẻ con chạy trước. Thanh niên thì theo tổ đội bám đất bao vây địch.

Ngày xưa, nhà mình sơ tán về nhà anh Mong khi bom Mỹ thả xuống Hà Nội, được gia đình đó rất chăm sóc, nên bây giờ người khác hoạn nạn thì cả nhà mình rất xúc động. Thời này đang đói dài nên có gì ăn nấy.

Đoàn sơ tán thứ hai là nhà cô Nghệ, cũng của Lạng Sơn nhưng ở Hữu Lũng, huyện cuối của tỉnh. Từ biên giới tới Hà Nội chừng 160 cây số. Hữu Lũng ở quãng giữa. Nhà cô cách Mẹt khoảng 10 cây số. Cô Nghệ kịp mang về Hà Nội nhiều đồ đạc và lương thực hơn. Hồi ấy thiếu gạo nhưng có rất nhiều khoai tây. Ăn khoai tây muốn ợ ra.

Khoảng cách thì gần nên ai cũng sẵn sàng chờ địch tại Hà Nội.

Về mặt quân sự mà nói thì Tàu không thể tiến quân nhanh được vì quá nhiều phòng tuyến đào dọc đào ngang đang chờ chúng. Nổi tiếng có phòng tuyến Sông Cầu là nhiều thế hệ thanh niên đã tham gia đào đắp.

Cái không khí đùng đoàng dồn dập khiến trẻ con thì khí thế, người già thì lo âu.

Các cụ bảo:
Con ơi nhớ lấy câu này
Thằng tây nó tếch thằng tàu nó sang.

Các đơn quân đoàn chủ lực chưa ra trận. Nghênh địch chỉ có một số đơn vị bộ đội địa phương và dân quân nhưng rất chắc chắn, kiềm chế địch hiệu quả.
Trong cuộc chẳng ai biết khi nào thì kết thúc. Lởn vởn trong đầu ám ảnh thời gian đằng đẵng các cuộc chiến trước đó.
Đánh Pháp 9 năm,
đánh Mỹ 21 năm,
đánh Pôn Pốt 5 năm (Bắt đầu từ 1975, lính Pôn Pốt đã tấn công một số đảo của Việt Nam, cuộc tấn công qui mô đầu tiên là 1977. Mọi thứ tạm chấm dứt 1979).

Vậy cuộc này kéo dài mấy năm? Một số người lớn đã tính những phương án xấu như nếu phòng tuyến vỡ phải bỏ Hà Nội thì kịch bản tiếp theo là về đâu. Rất căng thẳng.

Khoảng đầu tháng 3, các phương tiện truyền thông công bố, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược đã giành thắng lợi. Toàn bộ quân xâm lược đã bị đẩy bật về bên kia biên giới.

Cả nước vui mừng. Gia đình cô Nghệ trở về Hữu Lũng trước, cô Lưu vẫn để ông cụ ở lại. Khi ấy anh Thành, con cả của cô Lưu về Hà Nội để chuẩn bị đưa già đình hôi hương. Anh là một người rắn rỏi râu quai nón. Hỏi anh công việc ở tỉnh thì anh bảo anh và thanh niên ở đó phải bám địa bàn, kiềm chế địch. Sau khi địch rút thì mình vào tiếp quản. Thu dọn các đống đổ nát và dọn xác người. Việc nhận dạng rất khó khăn do xác đã biến dạng. Xác của lính tàu để lâu trương phình lên. Có xác nát bét phân hủy nhiều dòi bọ thì phải lấy xẻng hót. Cũng có khi thiếu xẻng thì phải bốc bằng tay. Thối kinh khủng. Từ câu chuyện của anh tự nhiên cứ thấy cái mùi thối nó ám ảnh vương vấn trên gương mặt tươi tắn của anh Thành.

Nhiều người trẻ nghĩ rằng cuộc chiến chỉ xảy ra ngót một tháng. Nghĩa là từ 17 - 2 tới 5 - 3 mà thôi. Thực ra, cuộc chiến này cao trào nhất là đoạn ấy, nhưng cái phần tiếp theo kéo dài 10 năm tới tận năm 1989 mới khép lại thì ít ai để tâm.

Việc giữ đất ròng rã suốt từ 1979 đến 1989 là nhiều thế hệ nối tiếp nhau cầm súng.

Mỗi năm có ít nhất 2 mùa tuyển quân thì có ít nhất 20 độ tuổi thanh niên phải nhận nhiệm vụ trấn giữ biên ải này. Thời gian đó dài hơn kháng chiến chống Pháp.

Cạnh nhà mình có anh Sự lính giữ biên ở Lào Cai. Cũng được dán chữ thọ mà không chết. Buồn cười nhất là một cậu đồng đội mang thư của anh Sự từ Lào Cai về kể chuyện chiến đấu rất thật thà: "Cháu nói thật với cô chứ bọn cháu khiêng xác thì chọn thằng nào nhẹ khiêng về trước chứ to béo như anh Sự nhà cô là bọn cháu để sau".

Cậu Ba là cậu trẻ nhất bên ngoại nhà mình được thưởng do bắt được thám báo Tàu cũng là quãng thời gian này.

Điểm nóng cao trào khúc giữa của cuộc chiến biên cương rơi vào 1984. Đúng thời gian này mình đi bộ đội. Đơn vị mình là sư đoàn 10, quân đoàn 3 được điều từ Cam Pu Chia về để sẵn sàng đáp ứng tình hình mới. Có nhiều đợt báo động lên biên, nhưng mình cũng may là không đến lượt.

Mùa hè năm ấy, anh Hiên, một người dân thân thiết hỏi: Chú mày sắp lên biên à?

Mình bảo: Em có thấy phổ biến gì đâu.

Anh Hiên bảo: Phát quân trang quân dụng rồi. Rồi đài địch nó nói cho mà xem. Nhiều thằng mang đồ quân dụng ra bán cho dân. Biết ngay.

Tối hôm ấy, mình thấy sáng rực đèn pha ở sân vận động hàng trăm xe chở quân Zin 131. Ngồi trên đồi ngắm xuống, anh Ninh, bác sĩ của đơn vị bảo: Đây là hình ảnh của chiến tranh đấy.

Mình ngắm hàng trăm xe tải đen sì và liên tưởng. Chừng này xe đi là bao nhiêu lính? Trở về được bao nhiêu?

Đoàn xe chuyển bánh lên biên. Y rằng đài địch thông báo ngay đơn vị này đã tiếp ứng cho Vị Xuyên. Nhưng nó chỉ đi 1 vòng rồi trả quân lại chỗ cũ. Té ra đó chỉ là nghi binh gây rối thông tin cho Tàu. Lên biên thật thì âm thầm chứ không trống rong cờ mở thế.

Sau đó có đợt đi thật thì chỉ đi 1 tiểu đoàn, không nhiều lắm, trong đó có Dũng Kều DKZ và Tấn Còm 12 ly 7.

Dũng và Tấn tốt nghiệp đại học rồi nhưng phải cầm súng ngay. Dũng cao lêu nghêu như con sếu chơi Bass khá hay và điềm đạm. Tính cách khiêm nhường của bè trầm. Tấn Còm là một tay ngang tàng, vừa chơi guitar vừa lại sáng tác ca khúc ngon lành. Gã vừa là tay đầu trò văn nghệ vừa vượt trội anh em về năng khiếu tán gái. Hai tay này thường giật giải các cuộc thi văn nghệ của đơn vị. Bây giờ lên chốt có mỗi việc ôm DKZ với 12 ly mà canh Tàu như canh trộm.

Đồng đội Hòa Vịt vốn là thi sĩ ngôi sao của trung đoàn có viết thế này:

Bạn lên đường với cây ghita
Bên khẩu cối, khẩu AK bóng thép
Nơi ấy pháo thù ngày đêm gào thét
Có tiếng hát ấm lòng, điểm tựa vững niềm tin.

Đối mặt quân thù, nơi ấy, Vị Xuyên
Nơi Tổ quốc mang vóc hình Dũng Sỹ
Nơi tuổi trẻ dựng trường thành chiến lũy
Là lòng mình tha thiết bạn bè thân.

Riêng hai "đồng bọn" Dũng Kều và Tấm Còm có câu:

Thằng "Tấn Còm" vừa huơ đàn lên
Thằng "Dũng Kều" cổ tròng giá súng
Cái lưng còng như bỗng còng thêm…
Mày chạy lăng xăng
Tao muốn cười không được…

Tháng 7 năm 1984, những trận đánh nặng nề đã diễn ra tại Vị Xuyên. Con số thương vong với mật độ rất cao. Có đơn vị mất tới 600 người/ngày. Con số này bí mật, chỉ được công bố trên báo thời gian gần đây.

Mỗi tài liệu liệt kê mỗi khác, nhưng chung nhau là rất cao và rất đau. Đất nước kiệt quệ trong tình trạng một phần thanh bình, một phần máu vẫn đổ. Trong 10 năm đó, có nhiều đồng đội ngã xuống; Nhiều đồng đội thương tật; Có thằng Dũng Kều, Tấn Còm may mắn trở về.

Ca khúc "Đất nước" của Phạm Minh Tuấn là hình ảnh thật sự lay động:

Ngăn bước quân thù phía nam phía bắc
Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con

Ngoài ca khúc này còn rất nhiều ca khúc hay như: "Chúng con lên đường hình Tổ Quốc trong tim", "Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận", "Những đôi mắt mang hình viên đạn", "Hoa hồng trên điểm tựa", "Hoa sim biên giới", "Bài ca biên giới", "Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt", "Bài ca trên đỉnh Pò Hèn"... Nhiều lắm. Với tôi đó là báu vật.

Phần cuối của cuộc chiến thì giống như được vặn nhỏ volume lịm dần rồi tắt hẳn năm 1989.

Cánh đây vài năm, mình đi du lịch Trung Quốc, lướt xe bus quan Hữu nghị quan, ngắm con người, nhà cửa từ biên giới tới Bằng Tường, Nam Ninh mà lan man nghĩ ngợi. Thời 10 năm ấy, thật khó tin là có ngày lại có thể sang biên dễ dàng đến như vậy. Bây giờ nhiều người đã quên hẳn cuộc chiến ấy. Lại thấy có gì đó bùi ngùi.

Những cuộc chiến khác chúng ta thường kỷ niệm vang khúc khải hoàn cuối cùng như 10 - 10 của đánh Pháp, 30 - 4 của đánh Mỹ. Nhưng cuộc chiến này dường như mọi người chỉ nhớ mỗi thời điểm phát súng đầu tiên. Vì thế, Khi tưởng nhớ cuộc chiến này, chúng ta thường nhắc tới con số 35 năm. Dường như cuộc chiến đã lùi xa 35 năm rồi. Nhưng với 10 năm dai dẳng biên giới với không ít chiến sĩ tiếp tục ngã xuống trên biên giới và trên biển thì cuộc chiến này mới chỉ lùi xa 25 năm thôi. Đừng quên sau 79 vẫn còn tới 9 năm xương máu tiếp tục rơi. Tiếng súng vẫn gần lắm. Điều đó nhắc nhớ hậu thế hãy cẩn trọng hơn trước binh đao có thể đến bất cứ lúc nào.

© Nguyễn Lê Tâm 16 – 2 - 2014

Chú thích của Leubao.vn
(*) Có thể tác giả đã nhầm lẫn với tăng T62, một loại tăng hạng nhẹ giống hệt T59, loại tăng hàng trung ("nhái" T54). Trong chiến tranh biên giới phía Bắc, Trung Quốc đã sử dụng khoảng 200 chiếc T62 và một nửa trong số đó đã bị tiêu diệt.
[...]

Comments

Những cơ sở truyền thông móc mỉa như BBC, RFA, VOA thiếu hiểu biết hoặc giả vờ thiếu hiểu biết thì đã đành, thế nhưng có những người là nhà báo, nhà văn Việt Nam mà cũng rơi vào tình trạng tương tự thì phải đặt câu hỏi về tư cách viết văn, làm báo của họ.

Việc nhà báo Đỗ Hùng, Phó Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên cho đăng một loạt bài về Hải chiến Hoàng Sa đã khiến dư luận bức xúc, phản ứng khiến ông này phải tự đóng cửa facebook, trách nhiệm của ông ta trong vụ việc này có được xem xét, xử lý đến đâu, chưa ai rõ. Nay đến ngày 17-2, thêm lần nữa, báo chí Việt Nam lại khiến cho độc giả như lạc vào mê hồn trận hư hư thực thực chẳng biết đâu mà lần. Đáng lẽ ra với một tư cách là nhà báo nhà văn họ phải biết được trách nhiệm trước công luận, pháp luật về bài viết, phát ngôn trên mạng của mình. Nhưng xem ra những ví dụ được nêu ra dưới đây về nhà báo Đào Tuấn, Mạnh Quân, người đọc càng lo lắng hơn cho vận mệnh báo Việt và lo lắng hơn cho cơ quan quản lý báo chí khi nhìn thấy đội hình phóng viên, biên tập các báo lớn ngày càng lởm khởm.


Sự việc nhà báo Đào Tuấn với loạt bài đăng trên báo Một Thế giới mới đăng đàn trên trang cá nhân về việc các bài ông này viết về chiến tranh Việt Trung với lời lẽ hằn học, xúc xiểm, đả kích kiểu như tác giả đang bị ép gỡ các bài báo thì thiết nghĩ với một tư cách nhà báo đem thông tin đến bạn đọc liệu đã xứng tầm hay chưa.

1. Về sự kiện các bài viết trên báo Một Thế giới mới bị gỡ bỏ sau vài tiếng đăng tải, không giải thích lý do được xem là sự thiếu tôn trọng bạn đọc, thiếu trách nhiệm đối với bài viết được chính họ đăng lên. Khi bị các đài BBC, VOA, RFA…lu loa, tung tin báo này bị Ban Tuyên giáo ép gỡ bài, cũng làm lơ, không chịu giải thích, im lặng khó hiểu. Nếu nói các đài báo phương Tây bịa đặt, xuyên tạc, dựng chuyện, thì phải nói rằng Ban biên tập báo trên xứng đáng bị xem là kẻ tiếp tay đầy khó hiểu (?)

"Bà buôn cải" cất lời ca "đâm bị thóc chọc bị gạo" quen thuộc.

2. Tìm hiểu nội dung bài báo trên Một Thế giới mới, tôi phát hiện nhà báo Đào Tuấn viết sai sự thật đại ý rằng khi TQ đánh sang ta thì Việt Nam hoàn toàn bị bất ngờ, trên biên giới không có quân; chỉ có dân quân du kích nhưng có người nhưng ko vũ khí... nhưng sự thật thì lại hoàn toàn khác. Trận chiến này ta không hề bị động, có kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng về phương thức, huấn luyện và chỉ đạo thống nhất trong chiến tranh tôi đã có phần tổng hợp ở đây: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1839281242877464&set=a.1649934088478848.35305.100003868198858&type=1&ref=nf

Với lỗi sơ đẳng này, thì đáng lý Ban biên tập, nhà báo trên không thể chỉ rút bài cho xong mà cần phải xem xét nghiêm túc về khả năng, trình độ báo chí, kiến thức lịch sử, nguồn tư liệu sử dụng khi viết báo…

3. Trong bài viết “Hồi ức 35 năm” của tác giả Đào Tuấn viết đăng trên báo Một thế giới mới, có một chi tiết sử dụng những tài liệu Trung Quốc nói rằng vì sao ở Cao Bằng, chiến tranh lại đồng nghĩa với tàn phá như vậy? Bài báo đưa thông tin về trang mạng quân sự milchina.com của Trung Quốc 3 năm trước đã cho đăng thư của một cựu chiến binh Trung Quốc từng tham gia chiến tranh biên giới 1979 phần nào giải thích lý do: "Mục đích của cuộc chiến tranh này là tàn phá, hủy hoại quốc lực của Việt Nam chứ không phải là chiếm lĩnh lãnh thổ, nên sau hai ngày đánh nhau, lính tham chiến bắt đầu chấp hành mệnh lệnh bán chính thức là “không bắt tù binh”, “không để lại cho Việt Nam một lá cây ngọn cỏ”. Cách viết của tác giả Đào Tuấn cho thấy, phải chăng nhà báo cũng đang định hùa theo luận điệu của nhà cầm quyền Trung Quốc rằng không tham lam một tấc đất của Việt Nam? Báo SÀi Gòn Giải phóng có bài đăng ngày 23-3-79 vạch rõ âm mưu Trung Quốc âm mưu hợp thức hóa vùng chiến đóng của ta, cho nên nhà báo Đào Tuấn nên nhớ luận điệu không tham một tấc đất của Việt Nam là luận điệu của nhà cầm quyền xâm lược Trung Quốc nhé.
"Nỗi buồn  Đào Tuấn".

Điều đáng nói ở đây, đáng lẽ những bài báo viết về sự kiện này, người cầm bút truyền tải cho độc giả về dã tâm của kẻ xâm lược, lòng yêu nước, tự tôn, ý chí chống ngoại xâm của đất nước, ghi nhận công lao, chiến tích của những anh hùng đã ngã xuống thì họ lại làm cho đọc giả ngộ độc vì thông tin nhảm nhí, thiếu căn cứ, thiếu nhận thức chính trị và theo đuôi kẻ thù của họ. Nói như nhà báo Thiềm Thừ, xin gửi ông nhà báo Đào Tuấn, viết thế nào chứ viết để mà khơi gợi lòng thù hằn thì thiết nghĩ không nên viết.

Tiếp đến người đọc bức xúc, phẫn nộ với phát biểu trên facebook của nhà báo tự xưng là Mạnh Quân, phóng viên báo Sài Gòm Tiếp thị, Thanh Niên, cho rằng hàng loạt các bài báo viết về Chiến tranh Biên giới bị tuýt còi và lên án chế độ hèn mạt. Không biêt ông nhà báo này thực hư thế nào, nhưng luận điệu ông ta đưa ra đã “cổ vũ”, “xác thực” cho các báo mạng Tây phương tha hồ “xác tín”, bất chấp lời tuyên bố của ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW về không có chỉ thị, giới hạn nào về đề tài này. Thực tế, hàng loạt báo đã đăng bài, có không ít báo viết bài nhìn nhận, bài học về cuộc chiến tranh này với ngôn ngữ đầy khí thế thể hiện sự lên án mạnh mẽ, chứng tỏ không có bất kỳ sự kiềng nể nào với cựu xâm lược này như ông Mạnh Quân nọ hùng hồn tuyên bố.

"Nỗi niềm" Mạnh Quân
Có lẽ chừng nào các cơ quan quản lý báo chí chưa sát sao, buông lỏng vô tội vạ thế này thì những con sâu làm rầu nồi canh như ông Đào Tuấn, Mạnh Quân trên sẽ sinh sôi nảy nở, sẽ chưa thấy được trách nhiệm của người cầm bút với nhân dân, đất nước.
[...]