• RSS
  • Facebook
  • Twitter
Comments

Đó là bài Có "tí" vậy mà từ chức, thưa ông Chung Hong-won!. Ngay khi đọc tiêu đề người ta cũng có thể dễ dàng nhận ra cái từ tí trong ngoặc kép được dùng để ám chỉ phát ngôn của ông cục trưởng cục đường sắt trong việc nâng giá gói thầu đường sắt trên cao vừa qua. Tất nhiên báo Lao Động không có khả năng mổ xẻ những khúc mắc phía sau vụ đó, nhưng họ thừa khả năng dựa vào đó để bới móc.



Tờ Lao Động viết:

"Ông Chung Hong-won cúi đầu xin lỗi trong cuộc họp báo ngày 27.4. Một sự ra đi đầy tự trọng, một sự cúi đầu thể hiện nhân cách cao của một nhà lãnh đạo.
Vụ chìm phà đã xác định lỗi do tổ lái, trách nhiệm trực tiếp quá rõ ràng. Thế nhưng, người giữ chức vụ cao nhất của chính phủ, phải gián tiếp qua rất nhiều vị trí trung gian khác liên quan đến tai nạn, lại nói một câu rất trách nhiệm: “Tôi xin lỗi vì đã không thể ngăn chặn vụ tai nạn này và không xử lý thích hợp vụ việc sau đó".

Vâng, một sự ra đi tự trọng, một nhân cách cao cả, có lẽ báo Lao Động nên mời ông ấy về làm tổng biên tập biết đâu nhờ thế mà nhân cách và sự tự trọng của báo Lao Động cũng được tăng thêm vài "tí".

Cần phải nói thẳng ra rằng, vụ từ chức của ông thủ tướng Hàn Quốc chỉ là một màn kịch chính trị, chức vụ thủ tướng không có thực quyền trong nội các đã được đem thí tốt để đánh lạc hướng dư luận về trách nhiệm của chính quyền Hàn Quốc trong thảm họa chìm phà Sewol.

Cần nói thêm là tờ Lao Động với khẩu hiệu "Lợi quyền của người lao động" đã ngay lập tức phản bội quyền lợi của người lao động khi kết luận trách nhiệm chìm phà thuộc về người lao động (tổ lái). Cho tới nay đã có tổng cộng 15 nhân viên phà Sewol bị bắt, họ bị cáo buộc là đã thoát thân bằng xuồng cứu hộ mà không trợ giúp hành khách. Đó chỉ là điều dối trá nhằm giúp công ty sở hữu bến phà trốn tránh trách nhiệm và tờ Lao Động đã không ngần ngại nhai lại.

Mười hai nhân viên trên phà chỉ là lao động tạm thời, bao gồm cả thuyền trưởng, họ chỉ có hợp đồng lao động một năm. Các nhân viên không được huấn luyện về các quy tắc an toàn nên không biết cách xử lý tai nạn. Phà có 3 thuyền trưởng, nhưng hai thuyền trưởng thường xuyên bị sử dụng trong các chuyến đi dài, do đó luôn chỉ có một người trên đài chỉ huy, tai nạn đã xảy ra khi người kém kinh nghiệm điều khiển phà. Với việc sử dụng nhân công kiểu đó thì không có gì ngạc nhiên khi tai họa xảy ra. Ai phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng lao động đầy bất cẩn đó? Chính là công ty Chonghaejin Marine!

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn là do phà Sewol bị hỏng hệ thống lái, và công ty đã được biết điều đó. Thuyền trưởng đã yêu cầu sửa chữa nhưng không được công ty đáp ứng. Phà Sewol được đăng kiểm lại sau khi được mua từ một công ty Nhật Bản vào năm 2012. Các tầng đã được gắn thêm vào để chiếc phà có thể chở được nhiều hàng hóa và người hơn, chính điều đó đã làm nó mất ổn định trong nước. Theo nhà lập pháp đối lập Kim Yeong-rok, chiếc phà đã chở 3,608 tấn hàng hóa, gấp 3 lần tải trọng được phép. Ai đã tạo ra một chiếc phà chở gấp ba lần trọng lượng cho phép với hệ thống lái bị hỏng? Chính là công ty Chonghaejin Marine!

Ông thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm gián tiếp ư? Câu hỏi là ai phải chịu trách nhiệm về sai phạm của công ty Chonghaejin Marine? Không ai khác chính là chính quyền Hàn Quốc và ông thủ tướng là người trực tiếp chịu trách nhiệm về những sai phạm có hệ thống của công ty Chonghaejin Marine.

Vụ chìm phà Sewol là thảm họa chìm phà lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Hàn Quốc nhưng không phải là điều bất thường. Ba tuần trước đây, một chiếc phà khác của công ty Chonghaejin đã gây tai nạn trên Biển Vàng. Trong năm nay cũng đã có vài vụ tai nạn xảy ra đối với các phà của hãng Chonghaejin Marine. Tại sao các vụ tai nạn của hãng Chonghaejin Marine bị lờ đi? Tại sao chính quyền không có biện pháp nào siết chặt lại an toàn?

Hãng Chonghaejin Marine do Yu Byeong-eon và hai con trai sở hữu, là một công ty thuộc Semo Marine, công ty con của Semo Group. Công ty Semo tuyên bố phá sản vào năm 1997 dẫn đến sự tan rã của tập đoàn. Yu đã sử dụng quỹ Semo để lập ra công ty Chonghaejin. Sau nhiều năm, ông ta đã xây dựng được quan hệ thân cận với các quan chức chính quyền, như nhà cựu độc tài quân sự Chun Doo-hwan và cựu thị trưởng Seoul Oh Se-hoon, nhằm lách qua các quy định về vay nợ và kinh doanh. Yu hiện đang bị điều tra về thiếu trách nhiệm, tham ô, trốn thuế và hối lộ. Yu bị cáo buộc hối lộ các quan chức Bộ Ngư Nghiệp và Hàng Hải cũng như Cục Bảo Vệ Bờ Biển Hàn Quốc để họ bỏ qua những vi phạm của công ty.

Trách nhiệm của ông thủ tướng Chung Hong-won là đã không thi hành chính sách an toàn giao thông một cách tới nơi tới chốn và dung túng cho doanh nghiệp kiếm lợi bất chấp sự nguy hiểm đối với tính mạng con người. Ông ta từ chức chính là để không phải trả lời những câu hỏi đó, và tránh cho chính quyền phải trả lời những câu hỏi đó. Chưa kể đến câu hỏi về sự liên quan giữa vụ chìm phà với tình trạng tham nhũng vẫn còn đang lơ lửng trên đầu họ. Nhưng chính quyền Hàn Quốc đã nhanh chóng đổ mọi trách nhiệm lên đầu những người lao động thấp cổ bé họng và phủi tay.

Thật kinh ngạc khi câu chuyện kinh tởm của một hệ thống bóc lột người lao động tồi tệ lại được một tờ báo tự xưng là bảo vệ quyền lợi của người lao động đem về để ca tụng. Tất cả những gì mà tờ Lao Động đăng chỉ là nhai lại tin tức của báo khác, không kiểm chứng, không làm rõ, không bằng chứng.

Dựa trên nhưng điều xuyên tạc đó tờ Lao Động đưa ra sự liên hệ với các vụ tai nạn ở Việt Nam. Đúng là hầu hết các vụ tai nạn ở Việt Nam đều không có ai đứng ra chịu trách nhiệm và không có ai từ chức. Nhưng tờ Lao Động hoàn toàn dối trá ở chỗ này, tuyên bố chịu trách nhiệm hay thậm chí từ chức không phải là cách duy nhất hay tốt nhất tỏ ra có trách nhiệm, thực tế cho thấy đó còn là cách trốn tránh trách nhiệm, như trường hợp của ông thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won. Vâng, tờ Lao Động muốn có những kẻ trốn trách trách nhiệm một cách cao cả để ca tụng và bằng cách đó tờ Lao Động chống lại người lao động. Chỉ mới có "tí" lao động thôi đấy!
© Cu Nỡm Xóm Liều
[...]

Categories:
Comments

"Nếu không có Cộng sản thì không có chiến tranh hoặc nếu không có ngày 30-4 thì Sài Gòn giờ giàu hơn cả Hàn Quốc". Đó là câu nói cửa miệng của những thành phần chống cộng cực đoan ớ hải ngoại và một số "nhân sỹ trí thức" trong nước mà 40 năm nay họ vẫn hay lặp lại điệp khúc đó mỗi dịp tháng 30-4 về .

Muốn hiểu biết về vấn đề này chúng ta hãy ngược lại bánh xe lịch sử một chút, Pháp nổ súng xâm lược nước ta đặt nền cai trị lên toàn bộ đất nước, nhà Nguyễn đầu hàng từng bước rồi dâng nước cho Pháp. Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương (phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo) đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896). Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Trước khi Đảng Cộng sản được thành lập, cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng về đường lối cứu nước, các phong trào yêu nước và phong trào giải phóng dân tộc đều thất bại và bị dìm trong biển máu. Đảng cộng sản Việt Nam khi đó với đường lối đấu tranh “dân tộc hóa” tư tưởng Mác-Lênin, phục vụ thiết thực cho lợi ích của dân tộc nên đã thu hút được những người ưu tú nhất của mọi tầng lớp nhân dân lúc bấy giờ tham gia và sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, vậy nên mới đi hết "từ thắng lợi này đến thắng lợi khác" mà điển hình là cuộc tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thành trì của chủ nghĩa thực dân buộc Pháp ngồi vào bàn hội nghị Geneve và rút quân khỏi VN.


Thường thì những người chống đối nhà nước có cái nhìn về lịch sử quá hạn hẹp, chỉ lấy mốc từ những năm 1954 để rồi từ đó đăng đàn phát biểu linh tinh. Nhưng họ quên mất cái điều cơ bản là Đảng Cộng sản VN ra đời năm 1930 giải quyết về khủng hoảng đường lối đấu tranh và cũng đồng thời là người khởi xướng cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1945, rồi từ đó dưới sự lãnh đạo phong trào kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp khỏi Việt Nam.
Họ là đảng phái duy nhất hợp pháp tồn tại được nhân dân thừa nhận. Còn VNCH chỉ là biến thể của chính thể phi pháp Quốc gia Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên trước đây để tiếp tục làm tay sai cho đế quốc Mỹ.

Họ quên mất rằng độc lập dân tộc là bất khả thiêng liêng xâm phạm. Cố giáo sư Trần Chung Ngọc, một cựu quân nhân của chính thể VNCH từng nói: Nếu nhân dân VN coi Pháp là xâm lược thì Mỹ cũng chính là kẻ xâm lược. 80% chiến phí của Pháp ớ chiến tranh Đông Dương là do Mỹ tài trợ.

Do đó, câu nói "không có Đảng cộng sản thì không có chiến tranh" thực chất là một điều vô cùng ấu trĩ. Nếu không có ĐCSVN thì chắc chắn dân ta vẫn là thuộc địa của Pháp, bị tiếp tục bóc lột đến tận cùng xương tủy. Nhưng nếu không có VNCH, tức không có một chế độ tay sai cho đế quốc Mỹ thì chắc chắn, cuộc chiến chống xâm lược Mỹ sẽ không kéo dài đến 20 năm với bao mất mát, hy sinh mà đến nay còn chưa khắc phục nổi.
***
Còn về vế thứ 2: Nếu không có Cộng sản, không có ngày 30-4 thì Sài Gòn chắc giàu hơn Hàn Quốc,.... chẳng qua là do bấy lâu nay mấy anh chàng chống Cộng thường hay tự nhồi sọ lẫn nhau về ảo tưởng "hòn ngọc Viễn đông" do Mỹ đổ tiền vào.

Vậy chúng ta thử trả lời những câu hỏi sau nhé.

Thứ nhất, VNCH có được các nhà lãnh đạo như Hàn Quốc không? (Diệm thì độc tài gia đình trị, đến thời của Thiệu thì tham nhũng tràn lan). Có tư liệu của một nhà nghiên cứu người Mỹ nghiên cứu chứng minh rằng Hàn Quốc giàu mạnh được như nay là nhờ… Nhật đã đầu tư vì mộng rằng Hàn Quốc là đất thuộc Nhật vĩnh cửu, nên đã góp phần tạo nên nền tảng từ con người đến cơ sở kinh tế cho Hàn Quốc sau này.

Thứ hai, liệu VNCH có tìm được 1 cuộc chiến tranh tương tự để ăn hôi ko? (trong chiến tranh tại Việt Nam, Hàn Quốc xuất khẩu hơn 300.000 lính đánh thuê phần lớn là tử tù, tội phạm và xuất khẩu gái điếm phục vụ quân đội Mỹ mới có tiền để công nghiệp hóa, làm thay đổi bộ mặt Hàn Quốc lúc bấy giờ).

Thứ ba, những đồng tiền Mỹ viện trợ đã được VNCH xài đúng mục đích bao nhiêu phần trăm?

(1) Theo phúc trình của nhóm VECCO xuất bản tại Sài Gòn tháng 1-1975 về kế hoạch phát triển kinh tế VNCH đến năm 2000 thì: riêng tại Sài Gòn năm 1974 có 3 triệu dân thì đến 60 vạn người thất nghiệp. Thu nhập của thiểu số "tầng lớp trên" chiếm 43,5% GDP, "tầng lớp dưới" chỉ đạt 1,8%.

(2) Qua các forum hay các tờ báo của người Việt ở hải ngoại bạn có thể đọc được các bài mạt sát tầng lớp lãnh đạo, tướng lĩnh của VNCH là tham lam, hèn nhát, là nguyên nhân thất bại của VNCH. Những người lính VNCH thì than thở lương tháng không đủ mua gạo và cá khô nuôi vợ con. Trong khi đó các tướng lĩnh và chính trị gia thì sống phè phỡn. Tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc nào cũng đậu chình ình cái máy bay phản lực riêng của tướng Vĩnh Lộc, hay phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đi lại bằng trực thăng được mua bằng tiền túi...(!?).Thậm chí những ông tướng còn sử dụng xe quân đội để buôn ma túy để cho bọn CIA chụp hình được. Chính vì cái nạn tham nhũng tràn lan mà không bị bắt nên một phần chế độ VNCH sụp đổ là phải.

(3) Những cảnh tốt đẹp chỉ có thể thấy được ở một số nơi trong nội đô Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt và một số quân khu lớn nơi mà có quân Mỹ đóng quân. Trước năm 75, hơn 85% dân số là ở nông thôn và một số thiểu số sống ở thành thị và đó là những tầng lớp tư sản và quan chức làm việc cho Mỹ. Phần lớn nhân dân còn lại đều sống ở nông thôn và phải chịu áp bức như gom dân lập ấp, dồn dân vào ấp chiến lược, đốt nhà, thả bom... Nói chung là cảnh "sống nay chết mai" không bao giờ biết được là chết khi nào. Với những cuộc càn quét liên tục thì người dân làm sao có thể yên tâm mà lao động và hưởng thụ thành quả của mình được? Nếu bạn có người thân lớn tuổi mà trước đây sống ở ngoại thành thì bạn có thể hỏi và thấy khác hoàn toàn. Làm nông mà không đủ sống, chỉ có những thành phần tư sản và làm việc cho Mỹ thì có thể mới 1 người nuôi tới 4,5 người và thậm chí cả dòng họ. Vì "ăn" vào viện trợ của Mỹ cho nên biến Sài Gòn thành "hòn ngọc Viễn Đông". Trong bộ phim dài tập "cuộc chiến tranh 10.000 ngày" thì một phần bạn cũng biết là nạn xì ke tràn lan được bán công khai. Rất nhiều gái điếm để phục vụ cho nhu cầu sinh lý của lính Mỹ. Nhiều đến nỗi mà quân Mỹ phải mở lớp sử dụng bao cao su cho lính của nó. Còn bài bạc thì được công khai và nạn cát cứ của những thành phần xã hội đen không thể nào dẹp được.
Một xã hội "phát triển, văn minh": diễn thoát y vũ phục vụ chủ Tây công khai trước cả mặt trẻ em!

(4) Bạn có biết là trước đây có một nhà xưởng nào của chế độ VNCH mà có thể xuất hàng ra khỏi nước Việt Nam được không? Chỉ thấy là toàn là cá của Nhật, sữa Mĩ, thậm chí là gạo của nước khác chứ không phải là của mình tự sản xuất được. Nạn đầu cơ tích trữ đã cho ra đời nhiều ông vua nắm giữ một mặt hàng độc quyền khác nhau. Đó là về kinh tế. Chưa thấy một nhà kinh tế nào trong thời gian đó hoặc thời gian sau này ca ngợi một thành tựu nào của chế độ VNCH cả. Còn mỗi lần tổng động viên thì học sinh phải trốn vì sợ bắt đi lính. Phải khai gian tên tuổi để khỏi bị bắt đi quân dịch. Bởi vì biết khi vào quân đội thì cái chết lúc nào cũng kề cận. Tình trạng chiến tranh và bắt quân dịch liên miên không thể nào cho học sinh có đủ thời gian học lên nữa.

(5) Vậy chế độ VNCH tồn tại và sự phồn vinh giả tạo là nhờ vào bầu sữa của Mỹ. Cho đến khi Mỹ cắt viện trợ thì Sài Gòn hoàn toàn không còn là "hòn ngọc" nữa. Khi Mỹ cắt viện trợ,Nguyễn Văn Thiệu quay lại chửi Mỹ là vô nhân đạo và ông ta cũng nói 1 câu như thế này: "Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập! ". Còn về so sánh ảo tưởng Việt Nam sẽ như Hàn Quốc, Nhật Bản hiện nay ư? Tôi cho rằng: câu trả lời là có và đây sẽ là một trong 10 cường quốc nhưng là Top 10 cường quốc buôn ma túy trên thế giới. Vì được chính "đội quân quốc gia" bảo kê. Tỉ lệ nhiễm HIV sẽ cao ngang hoặc hơn Châu Phi do nạn "mại dâm" quá cao.

Vậy nên chỉ đối với những kẻ có lòng dạ ích kỷ hẹp hòi còn đang vọng tưởng về những lợi lộc được hưởng lợi từ chế độ VNCH, khi họ "ngồi mát ăn bát vàng", chà đạp đồng bào mà sống thì đương nhiên 30 tháng 4 không phải là ngày “giải phóng”. Nhiều triệu người đã phải hy sinh cả mạng sống để Việt Nam có hòa bình thống nhất, không còn chém giết nhưng họ lại buồn hận chỉ vì chén cơm bị đá đổ! Buồn hận kiểu này có nên được thông cảm không nhỉ? Họ là vàng, còn dân tộc là cỏ rác hay sao?
[...]

Categories: ,
Comments

Vừa qua, một loạt báo đã đưa tin về việc một cháu bé bị bảo vệ siêu thị bắt trói, treo biển “Tôi là người ăn trộm” tại Chư Sê, Gia Lai. Tin tức từ chủ đề này nhanh chóng được các báo khai thác và nhận được rất nhiều bình luận. Hầu hết những bình luận của độc giả các báo đều bức xúc trước việc đối xử của nhân viên siêu thị đối với cháu bé. Quan điểm của cá nhân tôi cũng rất bức xúc với hành động của những nhân viên siêu thị, nhưng cũng không thể đồng ý với những ý kiến quá cảm tính bênh vực cháu bé. Điều đầu tiên, chúng ta phải nhận thức được rằng, cháu bé đã có hành vi ăn trộm tài sản. Hành động giấu hai cuốn sách vào túi áo là hành động “có chủ ý” chứ không phải là vô tình, hay không biết như một số báo chí đăng lên nhằm bào chữa cho hành động của cháu bé. Gia đình của nữ sinh này đã xác nhận hành vi ăn cắp của con mình và “nộp phạt cho siêu thị và cũng đã xin lỗi lãnh đạo siêu thị vì hành động dại dột của con mình” (Báo Dân trí ngày 14.4). Với độ tuổi của cháu (khoảng 13 tuổi), giá trị tài sản ăn trộm thấp, thì cháu bé chưa phải là đối tượng điều chỉnh của các hệ thống luật, biện pháp xử lí chính vẫn là giáo dục, giúp cháu nhận thức sai trái. Nhưng, không thể lấy những lý do như trên để biện minh cho hành động ăn trộm của cháu bé. Dân gian Việt Nam có câu “ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt”. Từ những hành động nhỏ của cháu như vậy, nếu không rèn giũa, không giúp cháu nhận thức sai lầm thì hậu quả xã hội gánh chịu sẽ không phải nhỏ. Dư luận xã hội lên án vụ việc trong thời gian vừa qua “vô tình” dung dưỡng, xí xóa cho hành động của cháu bé, thậm chí bà Phó giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Gia Lai còn đòi hỏi cả siêu thị xếp hàng xin lỗi cháu bé bởi bà cho rằng “ăn cắp văn hóa là việc làm giàu văn hóa cho mình” (???).

Bà Nhan Thị Hằng Nga - phó giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai đòi "toàn bộ nhân viên siêu thị và lãnh đạo siêu thị đến trường em S. vào ngày thứ 2, có giờ chào cờ, đứng xếp hàng xin lỗi em S. trước toàn bộ học sinh trong trường".
Nếu xem xét theo chiều hướng ngược lại, phải chăng chúng ta đang bao che cho hành vi của cháu bé, từ đó xây dựng nhận thức sai lầm trong đầu óc con trẻ rằng hành vi ăn trộm là đúng. Đối với hành động của nhóm nhân viên siêu thị đối với cháu bé là những hành động vượt ngưỡng trong cách hành xử giữa con người với con người trong xã hội. Để hiểu rõ mức độ vi phạm, tính nguy hiểm của hành vi, chúng ta có thể xem xét ở khoản 9, điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Điều 17, Nghị định số 91/2011/NĐ-CP; Điều 31, Bộ luật Dân sự; Điều 121, Bộ luật hình sự. Với phản ứng của dư luận trong thời gian vừa qua, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chắc chắn, những nhân viên này sẽ phải nhận những hình thức xử lý nghiêm minh của pháp luật với hành vi của mình. Theo đó, hành vi của các nhân viên tham gia sự việc có thể bị xử lý hành chính tới 3.000.000 đồng, hành vi của nhân viên đưa ảnh cháu bé lên facebook có thể bị xử lý tới 2 năm tù giam. Mặc dù vậy, dư luận xã hội vẫn chưa đặt vào hoàn cảnh của những nhân viên đó. Giả sử rằng, chủ siêu thị có thể phạt , trừ lương họ vì để thất thoát tài sản thì tất nhiên họ có những phản ứng bức xúc, tức giận khi họ bắt được người ăn trộm. Ngay tại Công ty CP Phát hành sách Tp Hồ Chí Minh (FAHASA) cũng chỉ cho phép thất thoát một số lượng hàng hóa, sách báo rất nhỏ, nếu giá trị số sách bị mất cắp vượt quá định mức, sẽ bị trừ vào lương của nhân viên. Như vậy, bữa cơm của người nhân viên đó đã bị giảm đi nhiều thứ.

Mặc dù hành vi vi phạm pháp luật của họ là không thể chấp nhận, nhưng cần phải xem xét những yếu tố dẫn đến hành vi đó. Tuy nhiên, điều đáng chê trách lớn nhất ở đây chính là những kẻ mang danh trí thức, nhà báo đối với hành vi trên. Thay vì sử dụng một cách xử lý khác, hợp lý, hợp tình, đồng thời không gây ảnh hưởng lâu dài với tinh thần của cháu bé. Ví dụ: phản ảnh sự việc qua cơ quan bảo vệ trẻ em, cơ quan công an huyện Chư Sê, đưa bài báo không đăng kèm ảnh của cháu bé. Nếu thực sự có tâm với cháu bé thì có rất nhiều cách làm việc để tháo gỡ. Các lều báo khai thác thông tin tới tận nhà trường, gia đình của cháu bé để hâm nóng sự việc nhưng lại không hiểu rằng hậu quả là gây dư luận, sự tò mò ngay trong người dân trong khu vực sinh sống của cháu. Hình ảnh cháu bé cho dù che mặt nhưng cũng tạo ra ánh mắt kỳ thị, ác cảm với cháu. Hành vi như vậy, có thể coi là tiếp tay cho việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.

Một khía cạnh khác, khi khai thác sự việc, các lều báo chỉ khai thác, sử dụng theo cảm tính, dẫn đến định hướng dư luận sai lệch về vấn đề. Chính vì vậy, không ít những bình luận trong các bài báo có chiều hướng bao che, xóa bỏ lỗi của cháu bé. Việc bôi đậm sai phạm của một phía so với lỗi của phía bên kia là sai phạm cơ bản mà các lều báo vẫn thực hiện. Qua việc này dẫn đến phản ứng ngược là những hành động bênh vực cho những lỗi nhỏ, yếu thế, tạo dư luận không tốt trong xã hội, sâu xa hơn tạo ra thói quen xóa bỏ ý thức chấp hành pháp luật từ những hành vi nhỏ nhất. Vụ việc này tương tự vụ đâm xe vào nữ sinh tại phố Xã Đàn, Hà Nội. Báo chí làm ầm ĩ, kêu gào, tô đậm tội lỗi của người lái xe, nhưng quên mất rằng, cô nữ sinh đó cũng không chấp hành pháp luật khi sang đường không đúng phần đường quy định. Lỗi đó tưởng chừng là lỗi vi phạm nhỏ không đáng quan tâm, nhưng cách đây vài năm, có một cô gái đã bị xử phạt án tù treo vì chính lỗi sang đường không đi theo phần đường quy định, vô ý làm chết người.

Lật ngược lại vụ việc của cháu bé, chính sự dẫn dắt của báo chí khiến cho vị Phó giám đốc Sở GD-ĐT – một cơ quan chuyên trách về giáo dục văn hóa, đạo đức cho con người có những phát ngôn hồ đồ, thiếu suy nghĩ như vậy. Báo chí, khi phản ánh sự việc, tiêu chí quan trọng phải trung thực, khách quan và tôn trọng thông tin thu thập được. Nhưng hầu hết các lều báo hiện nay đều yếu về nghiệp vụ, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin nên chỉ viết theo cảm tính, theo suy nghĩ cá nhân, chưa đặt vai trò bài báo của mình ở vị trí trung tâm. Bên cạnh đó, việc xử lý trách nhiệm của nhà báo trong việc đưa thông tin sai sự thật chưa thật nghiêm khắc, khi sai sót chỉ cần “đính chính” hoặc “gỡ bài” cho chìm xuồng” nên dẫn đến việc nhờn, làm ẩu của không ít phóng viên hiện nay.

Dưới sự dẫn dắt của báo chí, dư luận trong thời gian qua hầu hết đều kết tội cho các nhân viên nhà sách, chỉ có một số ít ý kiến phản biện cho rằng nên xác định rõ lỗi của cháu bé. Với nhiều thông tin trái chiều như vậy và những phân tích ở trên. Đọc bình luận trên các báo, không thiếu những từ “đau xót”, “sẵn sàng ủng hộ sách báo cho cháu” và có những phát ngôn gây bức xúc dư luận khác của những người mang trọng trách của ngành giáo dục. Phải chăng hiện nay chúng ta đang dung dưỡng cho trẻ thơ suy nghĩ sai lầm rằng ăn cắp được thưởng, ăn cắp được bảo vệ, ăn cắp được cả siêu thị sắp hàng xin lỗi. Giáo dục trẻ thơ phải mang tính nhân văn, nhẹ nhàng, nhưng cũng phải hết sức nghiêm khắc để tránh cho các cháu lặp lại những sai phạm kể trên. Nếu đưa cháu bé làm hình tượng trong việc phản ánh quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, với những suy nghĩ và phát ngôn lệch chuẩn như vậy, vô tình chúng ta đang dẫn dắt trẻ thơ đi ngược lại những giá trị tốt đẹp mà cha ông đã dày công vun đúc. Không thể lấy lý do nhà nghèo để ăn trộm, cũng không thể viện dẫn đó là hành vi “ăn cắp văn hóa để làm giàu văn hóa cho mình” để biện minh cho việc làm của cháu bé. Thử hỏi rằng, trên thế giới hàng ngàn vụ trộm cổ vật, tranh quý, sách cổ cũng là hành vi “ăn cắp văn hóa để làm giàu văn hóa”.

Một giảng viên đại học viết trên facebook của mình về vụ việc này: “Ông cha ta đã từng dạy: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Đây là một đức tính tốt đẹp của người Việt cần được duy trì. Không vì lợi mà mờ mắt, không thì lòng tham mà bán rẻ lương tâm. Có lẽ không người Việt nào không thuộc câu răn dạy đó, và có lẽ các ông bố, bà mẹ đều giáo dục con cái sống phải thật thà, ngay thẳng thắn và trong sạch như câu nói của tiền nhân.

Khi một đứa trẻ có hành vi vi phạm pháp luật, có nghĩa đứa trẻ đó đã bỏ ngoài tai sự răn dạy, giáo dục của gia đình và nhà trường về đạo đức. Chỉ có thể biện minh cho hành động vi phạm rằng, đứa trẻ đó vì một phút bồng bột, không kìm chế được lòng tham nên đã có hành vi xấu. Còn nếu những hành vi xấu đó được thực hiện thường xuyên thì không thể biện minh bởi vì kẻ vi phạm là một đứa trẻ. Khi những đứa trẻ có những hành vi xấu, người lớn cần phải nghiêm khắc xem xét và xử lý ở các mức độ khác nhau phù hợp với độ tuổi và tính chất vi phạm. Có như thế thì mới giúp những đứa trẻ vì “bồng bột” mà vi phạm không mắc lại lỗi lầm nữa. Đồng thời ngăn chặn những đứa trẻ hư, khó giáo dục không lún sâu vào những hành vi vi phạm pháp luật.”

Trên tất cả, vụ việc gióng lên hồi chuông báo động về cách hành xử giữa con người với con người, cách thức tạo ra thông điệp và dẫn dắt dư luận của báo chí. Các cơ quan báo chí, thay vì đăng hình ảnh của cháu, có thể đề nghị cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai vào cuộc để giữ gìn bí mật hình ảnh của cháu, tránh tác động lâu dài tới tâm sinh lý của trẻ nhỏ. Về phía các siêu thị cũng nên có biện pháp giáo dục ý thức pháp luật, cách đối xử với những người phạm tội một cách nhân văn, có tình người hơn, tránh những rắc rối không đáng có có thể xảy ra. Ngành giáo dục nên đánh giá lại cách đào tạo, trách nhiệm của ngành đối với tương lai của đất nước, phải xác định vai trò chính là giáo dục văn hóa với rèn luyện đạo đức, phải nhìn vào sự thật rằng, đang có không ít người Việt Nam tạo ra hình ảnh xấu xí của người Việt trên thế giới vì hành vi trộm cắp. Báo chí, cần có thái độ phản ánh trung thực, công bằng. Cần luôn xác định bài báo nằm trong vị trí xây dựng, định hướng dư luận, đồng thời tạo ra những giá trị nhất định của xã hội và quan trọng hơn cả là những giá trị đó được xây dựng trên thước tấc của pháp luật chứ không phải đo đếm bằng những cảm tính cá nhân. Vụ việc đang đi vào kết thúc nhưng dư âm của nó không chỉ dừng lại ở đây. Chắc chắn, các lều báo đang hả hê, vui mừng với dư luận “tích cực” mà họ đã tạo ra. Và cũng chắc chắn họ không cần biết hậu quả lâu dài đối với xã hội như thế nào. Xin lấy một câu nói của vị giảng viên trên để làm câu kết cho bài viết: “Những kẻ dung dưỡng với hành vi ăn cắp của trẻ vị thành niên ngày hôm nay, sẽ là tội đồ của dân tộc này trong tương lai.”
[...]

Categories: ,
Comments

Sau sự kiện “Lời kêu gọi ủng hộ nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” với nội dung lập lờ, không rõ, những ngày qua dư luận lại một phen dậy sóng, nhiều ý kiến bày tỏ sự vô cùng bức xúc với bài trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn trên PhoBolsaTV.

Bài trả lời phỏng vấn của ông Sơn khá dài (gần 40 phút) với nhiều nội dung. Nhưng tựu trung, các ý kiến trái chiều đều xoay quanh 2 nội dung chính (tóm tắt):
1. “Cần phải vinh danh 74 binh sỹ VNCH đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa”.
2. “Những thuyền nhân đã chết ở Biển Đông là những nạn nhân chiến tranh”.
Ông Nguyễn Thanh Sơn trong một lần viếng thăm nghĩa trang Bình An (nghĩa trang Quân đội VNCH trước 1975)

Trước tiên, hãy xem vì sao lại có nhiều ý kiến phản đối như vậy:


Thứ nhất, có lẽ ông Sơn chỉ tập trung làm “ngoại giao” mà lại quên đi nhân tâm trong nước. Khi hàng triệu gia đình khắp các miền Nam Bắc đã mất người thân dưới họng súng và các nhà tù tàn bạo bậc nhất thế giới do chế độ VNCH dựng lên khắp miền Nam. Vẫn còn hàng triệu người mang thương tật do đủ loại vũ khí và các ngón đòn tàn độc của những tên cai ngục. Người Việt chân chính luôn có lòng nhân ái, không nuôi giữ hận thù (các nạn nhân của Bảy Nhu - cai ngục khét tiếng ở nhà tù Phú Quốc đã sẵn sàng tha thứ cho ông ta), nhưng sự thật là sự thật, gác lại quá khứ nhưng không thể và không được phép quên quá khứ, càng không thể lẫn lộn bản chất (với những kẻ rất có “nghĩa khí giang hồ”, sống đẹp với anh em, lấy của người giàu chia cho người nghèo vẫn là tội phạm, một vài hành động nghĩa hiệp chỉ có thể là tình tiết giảm nhẹ chứ không thể biện minh cho hành vi cướp của giết người). Bởi vậy, có thể ghi nhận, tổ chức lễ cầu siêu cho các binh sỹ VNCH tử trận nhưng không thể bắt cả dân tộc đã chịu nhiều đau thương do chế độ này gây ra phải “vinh danh” họ như những người anh hùng.

Thứ hai, vẫn còn hàng triệu người thuộc các lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân tự vệ và nhất là lực lượng thanh niên xung phong chịu nhiều mất mát trong chiến tranh còn chưa được nhận bất cứ một sự đãi ngộ hay vinh danh nào. Là những chiến sỹ cách mạng, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn họ không hề đòi hỏi điều đó, nhưng họ sẽ nghĩ sao khi những kẻ cam tâm theo giặc gây ra chiến tranh lại được “Vinh danh”? Những hy sinh của họ cho cuộc chiến có ý nghĩa gì đây, khi người anh hùng thật sự thì bị quên lãng, kẻ gây ra tội ác lại được vinh danh?

Thứ ba, sẽ cực kỳ nguy hiểm khi sự “vinh danh” đó sẽ dần dẫn tới thừa nhận sự hợp pháp của chế độ bất hợp pháp VNCH tay sai đế quốc Mỹ. Đó chính là âm mưu thâm độc của “Diễn biến hòa bình”, biến cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi ách xâm lược ngoại bang thành “nội chiến, miền Bắc xâm lược miền Nam” như luận điệu của những kẻ chống cộng cực đoan và những tên cơ hội, xét lại vẫn đang ra rả hàng ngày.

Thứ tư, với những người bỏ mạng vì vượt biên trái phép, như chính ông Sơn nói “họ ra đi vì sự tuyên truyền một chiều, ra đi vì lý do kinh tế”. Nên nhớ, họ trốn đi trái phép, bỏ Tổ Quốc vì những ảo vọng kim tiền, không có ai o ép, bắt buộc họ phải ra đi và cũng chẳng có cuộc chiến nào. Vậy “nạn nhân chiến tranh” là cuộc chiến tranh nào? Họ bỏ mạng thì có thể cầu siêu cho họ, nhưng mang danh “nạn nhân chiến tranh” thì vô hình chung đã quy trách nhiệm về những cái chết đó cho chế độ.

Tóm lại, mục đích “hòa giải, hòa hợp” là rất đúng và nên làm với nhiều hình thức, phương pháp. Nhưng thể hiện như những gì ông Sơn trả lời trên PhoBolsaTV thì rõ ràng lợi bất cập hại, có thể được vài chục hoặc vài trăm nghìn người ở hải ngoại ủng hộ, song lại làm xáo động nhân tâm, gây mất niềm tin của hàng triệu người trong nước.

Việc ghi nhận, cầu siêu chúng ta vẫn nên làm, làm để quá khứ được ngủ yên chứ không thể bới lại quá khứ, làm lẫn lộn giá trị, đánh đồng bản chất như vậy. Như lời người lính Lêvũ Bìnhđịamộc đã trích lại ý kiến của một gia đình có người nhà nguyên là lính VNCH "bươi ra làm chi cho thêm nhục"!!!



Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hết sức tỉnh táo, tránh việc phản biện cũng lại trở thành khơi dậy và kích động thêm sự chia rẽ dân tộc. Bởi:

1. Bộ chính trị đã có Nghị quyết 36 về chính sách đối với đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, một Nghị quyết rất đúng đắn và kịp thời. Nghị quyết này chính là nỗi khiếp sợ của các tổ chức chống cộng cực đoan ở nước ngoài nên chúng luôn tìm mọi cách chống phá. Bởi vậy, phương pháp thực hiện của chúng ta luôn phải mềm dẻo, linh hoạt. Nếu phản biện sai, sẽ tạo cớ cho những kẻ chống đối xuyên tạc; “Chính quyền Việt Nam lời nói không đi đôi với việc làm”.

2. Các nội dung trả lời của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, hiện cũng bị các tổ chức phản động hải ngoại phản đối dữ dội.

3. Theo đánh giá chủ quan, tôi thấy nội dung trả lời của ông Sơn một phần chỉ là ý kiến cá nhân, có phần muốn thể hiện vai trò bản thân nên bị lỡ lời thành ra “vạ miệng”. Bởi ông nói “Tôi đã đề nghị cần phải có hoạt động vinh danh…… Thủ tướng đã đồng ý “cũng cần tổ chức cầu siêu” cho các binh sỹ VNCH và đồng bào gặp nạn trên Biển Đông” – Như vậy, chỉ là cầu siêu chứ TW cũng không hề có chủ trương “Vinh danh”.

Mặt khác, hãy xem lại lời ông Sơn trả lời báo Tuổi trẻ ngày 4/4, cùng nội dung nhưng khác về sự thể hiện mục đích:
“Trong chuyến đi lần này, chúng tôi cũng kế thừa truyền thống đại đoàn kết của các chuyến đi trước là mời đại diện sáu tôn giáo lớn tham dự, sẽ tổ chức các lễ cầu siêu ở đảo Trường Sa Lớn và trên đường đi cho những anh hùng liệt sĩ của Quân đội nhân dân VN đã hi sinh trong quá trình bảo vệ biển đảo. Chúng ta cũng ghi nhận sự hi sinh của những người lính VN cộng hòa trong lực lượng hải quân đã bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.”
“Chúng ta cũng tưởng nhớ và thương tiếc những người dân VN vô tội đã ra đi và bị chết trong cuối thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980. Chúng tôi coi những thuyền nhân tử nạn là những nạn nhân chiến tranh, ra đi vì bị tuyên truyền, kích động bởi thông tin một chiều, bởi khó khăn về đời sống kinh tế và nhiều nguyên nhân khác, vậy thì hãy cầu siêu để linh hồn họ được siêu thoát trên vùng biển quê nhà. Qua đó chúng ta cũng mong muốn vùng biển Đông thật sự là vùng biển hòa bình, hữu nghị, còn chủ quyền của chúng ta thì chúng ta phải kiên quyết giữ, những khu vực, hòn đảo đang bị chiếm đóng trái phép tạm thời thì chúng ta sẽ đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để đòi lại.”

4. Thành phần tham gia chuyến đi ra Trường Sa lần này, là một số thân nhân liệt sỹ QĐNDVN và binh sỹ VNCH, cùng 70 người “Đa số là các doanh nhân đang thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam, đã lớn tuổi, có tư tưởng yêu nước và theo đạo Phật.”
Là Hội viên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở Nước ngòai – Những người cũng luôn bị các tổ chức chống cộng, chống Việt Nam phản đối.

***
Hòa giải, hòa hợp là hết sức cần thiết, nhưng cần có thời gian và phải xuất phát từ cả 2 phía, trên cơ sở tôn trọng sự thật, đánh giá lịch sử một cách công bằng.
Tiến hành hòa giải, hòa hợp phải hết sức tỉnh táo, tránh âm mưu “được đằng chân lân đằng đầu”, từ “vinh danh” các binh sỹ VNCH tử trận dẫn tới vực dậy mồ ma của một chế độ tay sai.

Còn đây là một ý kiến rất đáng để suy ngẫm, của một vị lão thành cách mạng công tác trong ngành an ninh, đã từng trực tiếp tham gia nhiều hoạt động trừ gian diệt ác trong lòng địch về vấn đề này:
“Nên nhìn nhận, đánh giá hải chiến Hoàng Sa một cách khách quan, tách bạch khỏi các hành động chống cự trong cơn hấp hối của chế độ VNCH đối với Quân giải phóng”
“Hòa giải, hòa hợp nhưng không được lầm lẫn, nếu không sẽ đưa đến những hậu quả hết sức nguy hiểm. Vì một chế độ đã thẳng tay bắn giết, tàn sát đồng bào không ghê tay thì thây ma của chúng vẫn có thể tác quái, tiếp tục gây di hại cho đất nước”.

© Ngô Mạnh Hùng
[...]

Categories: ,
Comments

Sau số đầu tiên của chương trình ca nhạc "Giai điệu tự hào" giới thiệu những bài hát nổi tiếng sáng tác trong những năm kháng chiến nhận được sự phản đối khá mạnh của đông đảo người xem là các thành viên của hai trang NCM & BCDCNT, tôi quyết định thu xếp thời gian để xem từ đầu đến cuối số phát sóng thứ 2 của chương trình vào tối thứ bảy 22/2/2014. Có lẽ những người thực hiện rút đã kinh nghiệm buổi phát sóng đầu tiên, hoặc người xem đã quen với "phong cách giật gân" của buổi phát sóng trước, nên lần này những hạt sạn trong chương trình hình như có vẻ "tròn trơn nhẵn mịn" hơn và dường như cũng bé hơn thì phải? Tuy vậy có rất nhiều điều đáng nói về chương trình này.

Điều đầu tiên, như lời người dẫn chương trình là nhà thơ Hồng Thanh Quang, vẫn với cái giọng "nhà quê" đầy "mu-gic" của anh, cho biết: chương trình sẽ diễn ra hàng tháng và trong nhiều năm, lại có cả website đàng hoàng chuyên bàn về mọi khía cạnh kèm theo có rút thăm trúng thưởng cho khán giả nữa. Bởi thế, diễn đàn ta rất nên có một topic (chủ đề) bàn về chương trình này nhưng dưới cái nhìn nghiêm khắc của NCM, để trình bày quan điểm của chúng ta về một chương trình hoành tráng của VTV lại được phát vào "giờ vàng" nhưng mục đích chưa rõ ràng và còn lắm điều tự mâu thuẫn lẫn tranh cãi chưa thống nhất về mục đích.

Tôi vừa xem xong nên ấn tượng còn đang mới mẻ, chưa lắng lại để chọn ra cái nào cần nói trước, cái nào nên nói sau và cái nào chưa nên nói. Có lẽ phải từ từ rồi mới nên bàn tiếp...


1 - NHÌN LẠI SỐ PHÁT SÓNG ĐẦU TIÊN

Trước hết mời các bạn cùng theo dõi số thứ nhất của chương trình này qua video sau đây được giới thiệu ngay sau buổi phát sóng:

Có thể nói "điểm nhấn" của số phát sóng đầu tiên là lời phát biểu của "nhà văn" Trang Hạ. Tôi xin ghi lại toàn bộ lời phát biểu của "nhà văn" này khi cô nhận xét về bài hát nổi tiếng Bài ca năm tấn của nhạc sĩ lão thành Nguyễn Văn Tý, nguyên văn như sau: “Khi mà Trang Hạ nghe bài hát này thì Trang Hạ nghĩ rằng nó hoàn toàn thuộc về quá khứ. Bởi vì trong ngày hôm nay nếu như là những cái cảm xúc đó nó vẫn còn duy trì cái chúng ta chỉ tự hào về năm tấn hoặc chúng ta chỉ tự hào là cái suy nghĩ của chúng ta đi cùng với mảnh đất mà không biết được rằng là nó lỗi thời với xã hội và thời đại đến như thế nào ấy bởi vì những hình ảnh hiện lên ở đây là những con trâu của những cánh đồng của thập kỷ 60 có lẽ là của Thái Bình và xuyên suốt cả bài hát là hình ảnh ấy được lặp đi lặp lại với những người phụ nữ trên ruộng lúa: con trâu đi trước cái cày theo sau và đó là một cái hình ảnh đẹp đẽ nhưng nó làm tổn thương xã hội này. Bởi vì suốt 50 năm qua thì điều đấy nó không thay đổi và thậm chí là, nói xin lỗi, một số thanh niên nông thôn vẫn nói rằng chúng tôi chẳng khác gì đời cha anh tức là lấy mông con trâu làm thước ngắm. Và đó là một cái vẻ đẹp mà nếu chúng ta coi rằng là cái sự nghèo đói của thôn quê mà con trâu vẫn là đầu cơ nghiệp và chúng ta coi những cái vẻ đẹp của những mái rạ khói lên trong chiều mơ màng thì đó là những cái vẻ đẹp mà chúng ta phải có trách nhiệm với sự nghèo đói đấy của xã hội. Có lẽ chính những cái người thành phố được ăn học như chúng ta và có hiểu biết hoặc có nhiều lựa chọn phải có trách nhiệm với những người nông thôn mà vẫn đi đằng sau lưng con trâu đó”. Có lẽ không cần phải nói thêm nhiều nữa vì mớ lý luận zig-zag đó thật ra chỉ là một sự màu mè, văn vẻ nhưng trống rỗng. Chỉ băn khoăn một điều là không biết Trang Hạ viết lách ra những gì và ai đọc cô ta? Một nhà văn không biết đến lịch sử dân tộc và những giá trị nhân bản thì viết văn làm sao đây?

Sau Trang Hạ, sự xuất hiện của những Đàm Vĩnh Hưng, Kiều Anh, tốp nam hát bài Tiến lên chiến sĩ đồng bào ... và cả người không yêu thích âm nhạc như một bác sĩ ở tp Hồ Chí Minh tên là Tăng Hà Nam Anh... sẽ chỉ như một sự tiếp nối hợp lý của ý tưởng xuyên suốt có tính chỉ đạo của những người thực hiện chương trình là: càng giật gân càng tốt và đó mới là cái để thu hút khách xem. Thật ra việc tạo dấu ấn ngay từ lần xuất hiện đầu tiên chính là nguyên tắc của văn học nghệ thuật nói chung nhưng nếu các nhà tổ chức thật sự lương thiện, nhân văn và có tay nghề cao thì sẽ tạo dấu ấn bằng những thủ pháp nghệ thuật hơn chứ không phải bằng cách làm thiếu chuyên nghiệp như thế này. Và tất nhiên là, như một hệ quả hợp lý, sau khi xem xong số đầu tiên rất nhiều người đã phản ứng tiêu cực với những gì đã được xem thì cũng là điều dễ hiểu. Bản thân tôi khi nghe xong Trang Hạ phát biểu tôi cũng tắt tivi luôn. Chỉ sau đó gần 1 tháng mới xem lại qua video trên đây.

2 - SỐ PHÁT SÓNG THỨ HAI CỦA "GIAI ĐIỆU TỰ HÀO"


Số thứ hai của chương trình diễn ra vào tối hôm qua có tên là “Đêm qua tôi mơ thấy hòa bình”, lấy ý tưởng từ mơ ước hoà bình trong cuốn nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm. Đây chắc chắn là ý tưởng của người viết kịch bản cho chương trình là Phan Huyền Thư. Nhưng nếu xem hết chương trình tối qua thì thấy cái đầu đề này chả ăn nhập gì với nội dung đã chuyển tải cả bởi vì với cách tư duy ấy thì có thể lấy bất cứ tựa đề nào, chẳng hạn như có thể lấy tiếng reo “Đêm qua tôi có một giấc mơ” của ông Obama trong đêm trước cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2 của ông ta hoặc bất kỳ một tập hợp chữ nghĩa nào kỳ bí và hào nhoáng đều được cả, miễn là người xem không thể hiểu ngay ra nó là cái gì. Điều này, sự hào nhoáng, diêm dúa và thậm chí là kỳ vĩ luôn là đặc điểm lớn nhất của Phan Huyền Thư nhưng hỡi ôi, nó bao giờ cũng hàm chứa sự trống rỗng như chính Thư đã rất nhiều lần cho thấy như vậy. Chả có điều gì đọng lại sau màn sương khói che mắt người xem suốt chương trình. Thật ra điều này cũng không có gì lạ vì Thư đã thể hiện đặc điểm đó rất nhiều lần, ở rất nhiều nơi, như khi dẫn chương trình “Con đường âm nhạc” trên VTV3 trong đêm nhạc về nhạc sĩ tài hoa Đoàn Chuẩn, hoặc khi làm giám khảo cuộc thi Sao Mai điểm hẹn 2 năm trước. Thư luôn nói rất nhiều điều màu mè về văn học nghệ thuật bất cứ lúc nào có cơ hội nói cứ như chị đang làm thơ mọi lúc mọi nơi nhưng thật ra chả có tý nội dung hay ho gì sất. Sự màu mè và trống rỗng này còn được phủ bóng xuống suốt số đầu tiên của “Giai điệu tự hào” phát sóng cuối tháng trước và kết quả là đã hứng chịu biết bao nhiêu phàn nàn của các thành viên trên cả 2 trang NCM & BCDCNT của chúng ta.

Những bài hát trong chương trình “Đêm qua tôi mơ…” đều là những bài hát nổi tiếng: Hà Nội niềm tin và hy vọng (Mỹ Linh thể hiện), Mùa xuân đầu tiên (Hồng Nhung thể hiện), Đất nước trọn niềm vui (Đăng Dương & Thái Châu the voice thể hiện), Tàu anh qua núi (Thu Minh hát), Đêm nay anh ở đâu (Lan Anh hát), Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (Thái Thùy Linh hát), Lá đỏ (Tạ Quang Thắng hát). Có thể nói các ca sĩ trẻ chưa theo kịp bậc tiền bối đi trước vì hát uể oải hơn nhiều và không chuyển tải được tinh thần của bài hát. Duy chỉ có bài Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) do Hồng Nhung thể hiện là mang lại màu sắc mới đáng suy nghĩ. Nghe Hồng Nhung hát tôi mới hiểu tại sao tôi không thích tất cả những bản thu trước đây của các ca sĩ cả chuyên nghiệp lẫn không chuyên khi thể hiện tác phẩm này của Văn Cao. Khác với sự hân hoan có phần thái quá đến mức nhí nhảnh của các ca sĩ khác, Hồng Nhung thể hiện bài này rất sâu lắng, chậm rãi, đầy chất suy tư làm bài hát bật ra màu sắc mới: những suy tư trăn trở về thế thái nhân tình của một con mắt lọc lõi là nhạc sĩ Văn Cao và xa hơn là triết lý và nhân sinh quan của ông hơi khác với những cái mà trước nay người ta vẫn nói về cuộc đời và các cuộc cách mạng. Kết quả là bài hát này được giới trẻ bình chọn với tỷ lệ cao hơn lớp già và cả hai tỷ lệ đều cao; 97% của lớp trẻ và 96% của lớp già. Điều đó cho thấy bài hát mang ra trình diễn phụ thuộc rất nhiều vào người thể hiện trên sân khấu và lớp trẻ vẫn nhận biết được giá trị thật của tác phẩm văn nghệ miễn là phải có người nói cho họ biết.

Mỹ Linh mặc dù rất cố gắng nhưng bài Hà Nội niềm tin và hy vọng dường như không phải dành cho cô. Nó quá hoành tráng và đóng đinh với tên tuổi NSND Trần Khánh nên là sự thách thức không thể vượt qua. Còn lại, những Lan Anh, Thu Minh, Thái Thùy Linh, Tạ Quang Thắng… đều chưa làm hài lòng người nghe và vẫn có khoảng cách xa với người đi trước.

Tóm lại, đây là một trò chơi âm nhạc có bình chọn và có giải thưởng, sẽ kéo dài suốt năm và trong nhiều năm nữa. Nhưng do có sử dụng những bài ca đi cùng năm tháng, lại có sự xuất hiện của những người của một thời khói lửa đạn bom, như nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Hữu Thọ, GS – NSND Trung Kiên, GS Văn Như Cương, GS – bác sĩ – Nhà giáo Nhân dân Trần Quán Anh, đạo diễn – NSND Đặng Nhật Minh, nhạc sĩ – nhà báo Nguyễn Thụy Kha, diễn viên điện ảnh – NSUT Minh Châu, nhà văn Trần Thị Trường..., nên bất luận thế nào tôi cũng cho rằng chương trình là có ích. Nó sẽ giúp người ta nhớ lại những bài hát hay nhất của nền ca khúc cách mạng Việt Nam, để từ đó mà nhìn vào thực trạng và vực dậy tình hình âm nhạc èo uột hiện nay. Chỉ ước sao chương trình có người viết kịch bản và đạo diễn thông kim bác cổ hơn thì chắc chắn kết quả sẽ còn tốt hơn nữa.

Tuy nhiên, điều "hữu ích" cuối cùng này dường như chỉ là "tác dụng phụ" và chưa được những người thực hiện chương trình tính tới thì phải?

3 - SỐ PHÁT SÓNG THỨ BA CỦA "GIAI ĐIỆU TỰ HÀO"


Trình tự bài hát được trình diễn trong số phát sóng này như sau:

1- Tình ca tuổi trẻ (Tôn Thất Lập) do hai thế hệ ca sĩ trẻ & già trình bày.
2- Ngày mai anh lên đường (Thanh Trúc) do Đồng Lan trình bày.
3- Một rừng cây một đời người (Trần Long Ẩn) do Thanh Lam, nhóm Phương Bắc & dàn nhạc dây thể hiện.
4- Liên khúc: Tạm biệt chim én (Trần Tiến) do Tùng Dương & Trần Tiến trình bày. Vết chân tròn trên cát (Trần Tiến) do Tùng Dương thể hiện.
5- Hoàng hôn màu lá (Thanh Tùng) do Uyên Linh trình bày.
6- Bài ca không quên (Phạm Minh Tuấn) do Cẩm Vân thể hiện.

So với hai số phát sóng trước, số này đã có nhiều tiến bộ hơn trên nhiều phương diện. Các bài hát được trình diễn nhìn chung cẩn thận hơn, bớt đi những màn múa minh họa không ăn nhập với nội dung, còn phần bình luận cũng không còn những hạt sạn to tướng như ở 2 số phát sóng trước. Có được điều đó chứng tỏ BTC đã quan tâm tới ý kiến góp ý của khán thính giả từ khắp cả nước bày tỏ rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để từ đó suy nghĩ và tìm ra lối đi khả dĩ hơn trước. Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế chưa được khắc phục triệt để. Xin phép được chỉ ra như sau:

1) Về chủ đề của số phát sóng:

Với chủ đề "Rừng cây, đời người", người xem vẫn chưa rõ BTC định diễn tả điều gì trong tháng 3 là tháng có ngày kỷ niệm lớn: ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3? Dường như ý tưởng chủ đạo của chùm ca khúc kể trên hãy còn quá mờ nhạt để có thể nhận biết rõ ràng và dứt khoát nội dung mà nó ca ngợi và nhất là nội dung ấy lại cũng chả mấy tiệp với tên của chủ đề "Rừng cây, đời người" cho lắm? Tất nhiên, nếu cứ dò dẫm và suy diễn thì cũng có thể hiểu được rằng chùm ca khúc đó là nói về tuổi trẻ, nói về thanh niên, và rằng các thanh niên hãy cố gắng cống hiến, chớ có so bì này nọ vì các lớp cha anh đi trước đã cống hiến rất nhiều xương máu để có ngày hôm nay nên các bạn chớ có quên lịch sử nhé!

Thế nhưng chả nhẽ khi thưởng thức nghệ thuật lại cứ phải suy diễn vì dù sao đây là chương trình Giai điệu tự hào nên không thể không có chủ đề một cách rõ nét? Thế còn tuổi trẻ trong xây dựng đất nước thì sao? Ngay bây giờ, tại đây tôi cũng có thể liệt kê ra hàng chục ca khúc ca ngợi tuổi trẻ và tình yêu trong sáng của họ trên mặt trận xây dựng đất nước. Này đây là Tuổi 20 đi xây thành phố tương lai (Lê Lôi), Tuổi xanh Mộc Châu (Hoàng Tạo), Tình yêu thảo nguyên (Cát Vận), Muôn nẻo đường quê hương (Phó Đức Phương), Gửi em cô gái Gò Công (Lê Lôi), 20 mùa nắng lạ (Trịnh Công Sơn). Này đây là Thành phố và tuổi xuân (Tân Huyền), Trên thảo nguyên Mộc Châu (Phạm Tuyên), Tâm tình với người thợ xây (Vũ Ân Khoa), Đàn sáo Hậu Giang (Trần Long Ẩn), Con kênh ta đào (Phạm Tuyên).... Nhiều, nhiều lắm. Những bài hát mà chỉ mới nghe tên đã thấy văng vẳng giai điệu rưng rưng lạ lùng!

2) Về các bài hát:

- Chính vì tính chủ đề chưa rõ nét như đã nói ở trên nên các bài hát được chọn trong số phát sóng này chưa phải là đặc sắc nhất, chưa phải đặc trưng nhất cho giai đoạn lịch sử cũng như chủ đề mong muốn đề cập. Đặc biệt bài hát Vết chân tròn trên cát (Trần Tiến) cùng với phần nghệ thuật sắp đặt của nhà điêu khắc (nghề chính của anh chứ không phải là họa sĩ như giới thiệu) Đinh Công Đạt đã gây tranh cãi về tính thẩm mỹ sân khấu thì lại càng xa rời chủ đề của tháng 3 này.

- Các ca sĩ luôn luôn là nhân tố chủ chốt trong chương trình này nhưng thật tiếc là họ vẫn chưa làm thỏa mãn người xem. Ngoài ca sĩ Cẩm Vân vẫn giữ giọng hát rất tốt và bản lĩnh sân khấu đáng nể trong Bài ca không quên, Tùng Dương khá thành công với Vết chân tròn trên cát và 3 ca sĩ thế hệ trước Thúy Hà, Hương Giang, Hồng Liên vẫn còn nét duyên mặn mà với sân khấu trong Tình ca tuổi trẻ thì còn lại đều hát khá yếu ớt, thần sắc nhợt nhạt. Ngoài nhược điểm không chuyển tải được thần thái bài hát, họ còn hát lơi nhịp, lên bổng xuống trầm nhiều chỗ không theo nguyên bản của tác giả. Không biết điều này có phải là do sự chỉ đạo của giám đốc âm nhạc Quốc Trung hay không mà sai sót có tính hệ thống như vậy?

Chỉ biết rằng ngoài chúng tôi là những người nghe bài ca đi cùng năm tháng hàng ngày nên dễ dàng nhận ra những sai sót đó, thì trong trường quay còn rất nhiều khán giả khác cũng hết sức tinh thông âm nhạc. Đó là một bậc thầy dạy nhạc lý và lý luận kiêm chỉ huy của Nhạc viện mà NSND Thanh Hoa đã phải quay lại bắt tay với lời chào hỏi lễ phép. Đó còn là nhiều diễn viên ở các đoàn nghệ thuật trung ương và địa phương, quân khu, quân đoàn đã về hưu đến theo dõi xem những giai điệu tự hào của họ được chuyển tải ra sao? Mấy giai điệu quen thuộc như 7 bài hát trên đây là quá dễ dàng nhận biết với những khán giả như vậy. Qua mặt họ làm sao được?

3) Về những bình luận:

Nhiều người đã khen phần bình luận lần này bớt đi những hạt sạn to tướng. Thậm chí còn khen vài bình luận viên trẻ là nói năng gãy gọn, khúc triết và sâu sắc nữa. Nhưng với tư cách là người chứng kiến toàn bộ phiên ghi hình ngay tại trường quay thì tôi có thể nói chúng ta nên dành những lời khen đó tặng cho các chuyên gia công nghệ thông tin của BTC đã giỏi "kỹ thuật dao kéo" thì đúng hơn. Hầu hết những đoạn gay cấn, gai góc và tràng giang đại hải trong bình luận đã được cắt xén để cho ra một phần nhỏ của bình luận nom tròn trặn và đẹp mắt. Trên thực tế thì:

- Vẫn còn nhiều bình luận kỳ khôi lắm, điển hình nhất là của một anh bên hội đồng trẻ cho "phong trào TNXP là ngu dốt" mà ở đây đã đề cập vài lần.

- Hoa hậu Thu Thủy nói rất dài, cứ là tràng giang đại hải mà lắm khi chả biết cô nói cái gì. Hễ thấy cô cầm micro là khán giả sợ hãi co rúm người lại như chuẩn bị để chịu tra tấn. Mà cô thì lại rất thích cầm micro mới hãi chứ. Mấy câu cô nói trên TV được mọi người khen là "súc tích, cô đọng" chính là kết quả của sự cắt gọt đến 70 - 80% rồi mới được thế đó.

- Nhiều bạn trẻ bình luận chả ăn nhập gì với nội dung cần thảo luận. Tuy duy cứ phiêu bạt đi tận đâu đâu.

- Thiếu sót lớn nhất cho đến số phát sóng này vẫn chưa được khắc phục, đó là bình luận không đi thẳng vào bài hát mà cứ lan man ra những cái râu ria bên cạnh bài hát. Nghĩa là chưa đi sâu vào cái hay cái đẹp của giai điệu, tính nhạc, gợi hình tượng và thẩm mỹ của âm thanh lẫn ca từ cùng bối cảnh ra đời của bài hát và những kỷ niệm của người nghe về bài hát. Và người nghe ngày hôm nay có cảm tưởng đẹp đẽ nào về bài hát được nghe? Đó mới là cái làm cho những giai điệu đó trở nên niềm tự hào của mỗi người trong chúng ta.

Tất nhiên để nói được những điều đó đòi hỏi thành phần bình luận phải đổi khác chứ không thể giữ nguyên thành phần trí thức thành thị phần lớn sinh sau 1975 ít chịu tìm hiểu lịch sử cha ông mà thường quan tâm thứ âm nhạc thời thượng của cả ta lẫn tây như một sự sành điệu, một thứ mốt và luôn cho rằng chỉ có họ mới là đúng, mới là trung tâm đất nước, còn bất cứ vị bô lão nào cũng đều cố lỗ sĩ và lạc hậu hết. Thật là suy nghĩ sai lầm. Chính những bạn thanh niên có suy nghĩ đó mới thực sự là những người cổ hủ, cũ kỹ và già cỗi trong tư duy khi thân thể còn chưa già. Thật là một thực trạng đáng buồn. Mong BTC suy nghĩ và khắc phục những hạn chế kể trên trong những số tới.

© BQT (Baicadicungnamthang.net)
[...]

Categories:
Comments

Hôm qua, ngày 10/4/2014, các báo như Tuổi trẻ, Dân trí, Pháp luật TP. HCM, Đời sống & Pháp luật, Pháp luật & Xã hội, Petrotimes… đã đồng loạt đăng tin một người đàn ông ở Huế vì dũng cảm cứu người nhảy cầu tự tử mà đã bị cuỗm mất hết quần áo, tài sản (Đời sống & Pháp luật: “Nhảy sông cứu người, mất sạch tư trang” (http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/su-kien-hang-ngay/nhay-song-cuu-nguoi-mat-sach-tu-trang-a28781.html), Dân trí: “Nhảy xuống sông cứu người tự vẫn, bị cuỗm hết quần áo, tài sản” (http://dantri.com.vn/xa-hoi/nhay-xuong-song-cuu-nguoi-tu-van-bi-cuom-het-quan-ao-tai-san-860958.htm)…).


Tóm tắt sự việc: “Vào khoảng 9h30 ngày 10/04, anh Nguyễn Văn Tuân (SN 1980, trú tại Dĩ An, Bình Dương) đang trên đường từ ngân hàng Á Châu về nhà trọ bên bờ Bắc. Khi đi qua cầu Phú Xuân (TP Huế), thấy người đi đường hốt hoảng la cứu khi thấy một người phụ nữ ngoài 30 tuổi gieo mình xuống sông Hương tự vẫn. không chút đắn đo anh gửi lại tư trang cho một người đàn ông đi đường lao theo cứu người phụ nữ. Sau khi cứu người phụ nữ đến nhận lại tài sản của mình thì đã mất sạch sành sanh...”

Thú thật khi đọc tin này chúng tôi vừa khâm phục cho người đàn ông dũng cảm kia nhưng cũng không khỏi tức giận cho sự đốn mạt của kẻ trộm. Không lẽ người Việt mình tồi tệ đến mức đi ăn cắp cả tài sản của người làm việc nghĩa sao? Thế nhưng sự đời không phải vậy.

Cũng trong cùng ngày, Báo Thanh niên đã đăng tin “Thưởng nóng người bán rong dũng cảm lao xuống sông Hương cứu người” của phóng viên Bùi Ngọc Long trong đó nói rõ “Về thông tin một số báo mạng cho rằng sau khi lao xuống sông cứu người trở lên, anh Tuân đã bị cuỗm hết tài sản, xác nhận với PV Thanh Niên Online, anh Tuân cho biết anh không bị mất gì cả, không biết các báo lấy thông tin ở đâu để đưa tin như thế”.(???).

Thế mới thấy các lều báo sẵn sàng dựng chuyện giật gân bất chấp đúng sai. Không lẽ cứ phải bêu xấu con người Việt Nam hàng ngày trên báo thì mới thu hút bạn đọc. Chỉ hi vọng rằng kỳ này Báo Thanh niên đã đưa tin đúng!

[...]

Comments

Nhiệm vụ của báo chí là cung cấp thông tin kịp thời và chính xác đến bạn đọc, và để bạn đọc hiểu rõ và đúng những gì mình truyền tải thì việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực là một điều rất quan trọng. Ở góc độ bài viết này, chúng tôi chỉ xin nêu lên một ví dụ nhỏ về việc dùng từ sai của báo chí mà có thể gây tác động tiêu cực đến người đọc và dư luận xã hội.


Gần đây chúng ta thấy xuất hiện từ “phu” trên một loạt các trang tin. Vậy thì “phu” là gì? Theo định nghĩa của các từ điển tiếng Việt thì “phu” là “người dân bị lao dịch, phải làm những công việc nặng nhọc trong chế độ cũ như: phu xe, phu mỏ, phu đồn điền…” Như vậy, từ “phu” rõ ràng là chỉ dùng cho những nghề nặng nhọc trong chế độ cũ, xin nhấn mạnh là trong chế độ cũ, nhất là trong thời kỳ thực dân Pháp đè đầu cỡi cổ dân ta. Nhà thơ Tố Hữu đã từng cay đắng mô tả cuộc sống lầm than của người công nhân dưới thời Pháp thuộc như thế này:

Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ.
Anh chạy vào đất đỏ làm phu.
Bán thân đổi mấy đồng xu.
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng...

“Phu” là một cách gọi “bần cùng hóa” tầng lớp nhân dân lao động dưới chế độ thực dân cũ. Nó phản ánh sự bóc lột tàn nhẫn và vô lương đến tận xương tủy của bọn chủ tư bản cấu kết với chính quyền thực dân, phong kiến mà điển hình nhất là đối với công nhân mỏ và công nhân cao su. Từ “phu” tưởng chừng như chỉ còn trong sử sách và đã được khép lại cùng cái quá khứ đau thương của người công nhân dưới chế độ cũ thì nay bỗng nhiên được dựng dậy bởi sự “vô tư” của báo chí hiện đại. Và họ không ngần ngại gán từ “phu” cho bất cứ ai đang làm công việc nặng nhọc hiện nay trong xã hội như: phu vàng, phu trầm, phu hồ, phu đá... Không biết phu ở đâu ra mà lắm thế! Chưa hết họ còn nỡ “hồn nhiên” gọi công nhân khai thác vàng ở đất nước của mình là “phu vàng” (sự thật họ là công nhân làm việc cho một công ty TNHH) trong khi gọi những người thợ làm việc ở các mỏ vàng Nam Phi là “công nhân”!
Phu phen làm đường thời Pháp thuộc

Không hiểu các nhà báo của ta non kém trong ngôn từ hay có ý tứ gì khác? Các nhà báo hãy thử gọi công nhân ngành than và ngành cao su hiện nay là “phu” xem cái alo của các vị còn không! Dùng từ “phu” để chỉ những người công nhân hiện nay là không thể chấp nhận được. Cái xã hội đen tối dưới chế độ thực dân nửa phong kiến vốn đã bị nhân dân lao động vùng lên đập tan nay lại lấp ló xuất hiện trên những trang báo.

Cá biệt, trong vụ lùm xùm “hải chiến Hoàng Sa” vừa qua, có báo đăng bài trong đó thản nhiên gọi Trung Quốc là Trung Cộng. Có đốt đuốc đi tìm trên bản đồ thế giới cũng không thấy có cái nước nào là Trung Cộng. "Cộng" (trong từ cộng sản) thường được gắn sau tên một nước là cách gọi mang hàm ý xấu, có tính miệt thị của đám cờ vàng bại não mang nặng sự thù hằn đối với những nước theo chủ nghĩa Cộng sản như: Việt Cộng, Trung Cộng, Nga Cộng... Vậy mà tờ Petrotimes, một tờ báo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cứ tỉnh bơ gọi Trung Quốc là "Trung Cộng" như thể họ đang là một cái loa chống cộng của quá khứ 40 năm về trước.

Tục ngữ có câu “Sai một li, đi một dặm”, nhưng báo chí có khi chỉ sai một từ hay một câu là cả phóng viên hoặc tờ báo phải cuốn gói ra đi. Cách dùng từ ngữ vô ý thức và trách nhiệm của một số tờ báo, trang tin hiện nay không những làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt mà ở một góc độ nào đó còn có thể gây ra suy nghĩ lệch lạc cho người đọc. Thiết nghĩ, đây là vấn đề cần phải chấn chỉnh ngay!
[...]

Comments

QĐND - Mới đây, Báo Sài Gòn tiếp thị (SGTT) thuộc cơ quan chủ quản là Trung tâm Xúc tiến - Thương mại - Đầu tư TP Hồ Chí Minh, chính thức bị Bộ Thông tin và Truyền thông thu hồi giấy phép hoạt động do thua lỗ, nợ đọng quá nhiều trong thời gian kéo dài, không đủ điều kiện về tài chính. Điều này ai cũng biết. Ấy vậy mà, một số báo, đài nước ngoài (RFA, BBC, VOA…) và nhiều trang blog lại cố tình tung tin sai sự thật rằng Báo SGTT bị “bức tử” do có nhiều bài viết đụng chạm đến vấn đề “nhạy cảm”, đồng thời cho rằng, vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam đang bị xâm phạm và đây là sự mở đầu cho chiến dịch thu hẹp hệ thống báo chí Việt Nam đến năm 2020 theo đề án của Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất.

Phải nói ngay rằng, Báo SGTT bị thu hồi giấy phép hoạt động là do đề nghị của chính cơ quan chủ quản khi báo này thua lỗ, chứ hoàn toàn không vì bất cứ lý do “nhạy cảm” nào khác. Cho đến thời điểm trước khi bị thu hồi giấy phép, với khoản nợ đọng về tài chính lên tới 50 tỷ đồng, doanh thu hằng tháng của Báo SGTT vẫn không đủ để trả lãi suất ngân hàng. Trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả nước ngoài, tờ báo nào không đủ sức cạnh tranh, không đủ khả năng về tài chính thì hiển nhiên phải chấp nhận đình bản. Điều này chẳng có gì phải bàn cãi. Không có ai "bức tử" tờ báo này cả. Nói tờ báo bị "bức tử" là suy diễn chủ quan, vô căn cứ !

Ở Việt Nam, mỗi tờ báo có công chúng, mục tiêu riêng, hoạt động trong những lĩnh vực mà mình đăng ký. Báo SGTT cũng như tất cả các cơ quan báo chí khác đều phải hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy cấp phép. Đi ngược lại tôn chỉ, mục đích là trái pháp luật. Không thể vì sự cạnh tranh thông tin hay thứ “danh tiếng” mơ hồ nào đó mà đưa tin, bài trái với đường lối, quan điểm của Đảng, làm phương hại tới an ninh quốc gia và lợi ích dân tộc… Đó là điều mà mọi tờ báo đều phải hiểu và tuân thủ.

Mặt khác, trước thông tin về Đề án quy hoạch hệ thống báo chí toàn quốc đến năm 2020, một số người đã vội vàng suy diễn chủ quan về tự do báo chí ở Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở. Thực tế phát triển báo chí thời gian qua cho thấy, bên cạnh những thành tựu quan trọng và đóng góp to lớn của báo chí đối với công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân, báo chí cũng bộc lộ một số bất cập. Không ít các trang điện tử và báo, tạp chí in giảm sút cả về chất lượng chính trị, chất lượng văn hoá, chất lượng khoa học và chất lượng nghiệp vụ của thông tin. Nhiều tờ báo có biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích, có khuynh hướng thông tin giật gân, câu khách, nội dung thông tin các báo na ná nhau, dẫn đến nhàm chán và lãng phí tiền của. Hệ thống báo chí Việt Nam có bước phát triển mạnh về số lượng nhưng chất lượng chưa tương xứng, còn chồng chéo về tôn chỉ, mục đích, nội dung, đối tượng phục vụ… Bởi thế, việc điều chỉnh, quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí là một đòi hỏi cấp thiết, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, bảo đảm cho báo chí hoạt động tốt hơn, đúng tôn chỉ, mục đích, trong khuôn khổ pháp luật. Đây là việc làm cần thiết, nhằm hướng tới sự hợp lý về số lượng cơ quan báo chí và ấn phẩm báo chí, nâng cao chất lượng, phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin của độc giả và của toàn xã hội. Ít mà tinh, gọn mà hiệu quả, quy hoạch, sắp xếp gọn lại để báo chí có điều kiện đầu tư, phát triển theo chiều sâu, phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ là việc làm hữu ích được xã hội đồng thuận, báo giới tán thành. Bởi vậy, nói tự do báo chí ở Việt Nam bị kìm hãm hoàn toàn là sự suy diễn, áp đặt chủ quan.

Sự việc của Báo SGTT càng chứng tỏ các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội có thể lợi dụng bất cứ vấn đề gì, hiện tượng gì trong đời sống xã hội của đất nước để xuyên tạc tình hình, kích động dư luận, đả phá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, sự thật luôn là sự thật, không thể ai "đổi trắng thành đen". Có điều, bất cứ ai khi tiếp nhận những thông tin suy diễn kiểu này, cần rất tỉnh táo và cảnh giác.
© Yến Long (QĐND)
[...]

Categories:
Comments

Tự nhận mình là "ông lão lẩm cẩm, ngại nơi tấp nập, ồn ào", "gã du ca" của nền âm nhạc Việt Nam – nhạc sĩ Trần Tiến chần chừ mãi mới nhận lời tham gia vào hội đồng bình luận của Giai điệu tự hào. Ông bảo: “Mình thích chương trình nhưng tuổi đã cao, sức lại yếu, 7 tiếng di chuyển từ Vũng Tàu về Hà Nội, 10 giờ đồng hồ làm việc ngoài trường quay, sợ cơ thể biểu tình”. Ấy vậy mà ông lại là người nhiệt tình nhất, năng nổ nhất trong ngày ghi hình hôm ấy. Nhưng hình như “cơ thể ông biểu tình” thật nên ông xui các bạn trẻ hãy vứt bỏ hết cái quá khứ đi! Cái quá khứ vinh quang mà đồng đội của ông đã hy sinh sương máu để có ngày hôm nay. Cái quá khứ mà chính ông và đồng nghiệp của ông đã vì nó mà bằng trái tim nóng và trí tuệ để sáng tác ra những ca khúc để đời !!! Cũng may mà có vị nữ tiến sĩ thông tuệ và trách nhiệm đã phản biện lại. Nếu không giới trẻ hâm mộ ông mà nghe ông thì lạc hướng mất!

* Các bạn ăn nếm món cơm độn ngô đừng sợ và cũng đừng bực khi MC nói ngô bây giờ chỉ để cho súc vật ăn! Vì bây giờ không chỉ có ngô mà cả gạo cũng để cho gia súc ăn mà người cũng vẫn phải ăn đó thôi!!!



* Còn dưới đây là phản ánh của diễn đàn "Bài ca đi cùng năm tháng" với đạo diễn chương trình "Giai điệu tự hào" - Phan Huyền Như - nhân bài trả lời phỏng vấn "Tác giả kịch bản “Giai điệu tự hào” Phan Huyền Thư: Sẵn sàng đối mặt với dư luận trái chiều" của cô trên báo Giadinh.net.

DƯ LUẬN TRÁI CHIỀU LÀ GÌ?
Chúng tôi đã xem 2 số của chương trình “Giai điệu tự hào” (GĐTH) phát trên đài Truyền hình Việt Nam (VTV1). Chúng tôi đã phản ứng mạnh mẽ về cách làm phản cảm của đạo diễn chương trình khi: - cho đám trẻ phát biểu hỗn xược trước các bậc lão thành; - mời người không biết gì về âm nhạc “ngồi” vào hội đồng bình luận (trẻ)…

Chúng tôi đã thẳng thắn phát biểu về phương pháp thể hiện rất rẻ tiền trong phần nội dung: - múa minh họa lạc điệu (không ăn nhập với nội dung ca khúc); - dùng tốp chèo minh họa cho bài hát âm hưởng dân ca Quảng Bình; - cắt ngang phần trình bày ca khúc của nghệ sĩ nổi tiếng rồi chèn ca sĩ trẻ vào hát tiếp (thực ra là phá hỏng) ca khúc đó; - mời ca sĩ rẻ tiền (ĐVH, Thái Châu…) để hát (thực ra là phá nát) bài ca cách mạng v.v…

Chúng tôi đã công khai phê phán về những điều không thể chấp nhận được trên sóng truyền hình quốc gia như: - nhà văn phát ngôn bừa bãi; - thạc sĩ – bác sĩ mà ăn nói như kẻ vô học; - đám trẻ phát biểu làm mất mặt các bậc lão thành v.v…

Chúng tôi cũng đã chân thành góp ý để cải tiến chương trình cho đàng hoàng hơn: - loại bỏ khỏi hội đồng bình luận (trẻ) 2 nhân vật là nữ nhà văn Trang Hạ và bác sĩ – thạc sĩ Tăng Hà Nam Anh; - không cho ca sĩ thị trường tham gia chương trình nữa, thay vào đó là những ca sĩ được đào tạo bài bản; - những người bình luận trẻ được tự do nêu ý kiến nhưng phải biết cách nói năng cho lễ phép trước các bậc đáng tuổi ông, tuổi cha, tuổi bác của họ, chứ không phải nói năng kiểu cá mè một lứa như 2 nhân vật vô văn hóa trên. V.v…

Thưa đạo diễn Phan Huyền Thư.

Những ý kiến trên chúng tôi phát biểu công khai trên chính diễn đàn của mình. Chúng tôi nói thẳng vào vấn đề cần bàn, không vòng vo diễn giải, không có ngầm ý phức tạp, không nhờ người khác chuyển tải giùm. Như vậy là chúng tôi thẳng thắn và chân thành. Qua đó chúng tôi hy vọng nhận được phản hồi tích cực từ phía nhà đài, phía những tác giả của chương trình, phía những người có tâm huyết với giai điệu tự hào, hòng qua đó, những số tiếp theo của chương trình GĐTH sẽ là những “tác phẩm” hay, đẹp, hài lòng khán - thính giả.

Nhưng tiếc thay, chúng tôi không hề nhận được gì ngoài mấy lời này của chính đạo diễn qua phần trả lời phỏng vấn được dẫn lại trên trang này. Qua đó, tôi thấy cần phải lên tiếng ngay, thay vì đợi xem xong phần 3 GĐTH như dự kiến. Tôi sẽ lần lượt đáp lời theo từng ý của đạo diễn.

1) "Sẵn sàng đối mặt với dư luận trái chiều". Ơ, thế ra những ý kiến phê bình, góp ý của chúng tôi trên kia được coi là “dư luận trái chiều” à? Vậy tôi xin phép hỏi lại đạo diễn, thế nào là “dư luận”, thế nào là “trái chiều”? Có phải đó là những ý kiến ngược lại với ý của đạo diễn? Tôi hiểu, rằng những gì được cho là “sai”, người ta mới nói nó “trái” (tay ấy trái lè ra còn cố cãi; vì nó trái nên người ta nói gì nó cũng phải im v.v…). Vậy những phản biện của chúng tôi trên kia bị “trái chiều” rồi, thì cũng có nghĩa là những cái gì VTV1 đã phát trong 2 số đầu của GĐTH là ĐÚNG (phải chiều), là HAY hết? Đạo diễn có dám khẳng định điều này không? Xin nói thêm, chúng tôi thảo luận công khai, chứ không âm thầm TẠO DƯ LUẬN, vậy đạo diễn coi những ý kiến trên kia của chúng tôi là “dư luận” (trái chiều) liệu có chuẩn không?

2) “Với riêng tôi, đây là một chương trình sẽ có nhiều cách thể hiện và gợi mở cho chúng ta những suy nghĩ và cơ hội đưa ra những cảm nhận cá nhân của mình một cách trực diện nhất, thậm chí là khác với luồng suy nghĩ thông thường của chính mỗi người sau một thời gian khá dài”. Sao, đạo diễn tự cho phép mình coi những ý kiến của chúng tôi là “luồng suy nghĩ thông thường” đấy à? Vậy tôi xin cô (từ đây trở xuống, cho phép tôi xưng hô như thế cho tiện, bởi cô kém tôi đến 17 tuổi) hãy cố gắng đọc cho hết những “luồng suy nghĩ thông thường” này trước khi phát sóng GĐTH 3 nhé.

3) “… Lâu nay chúng ta thưởng thức các ca khúc theo một thói quen và một phản xạ mờ nhạt”, “… mà không biết đằng sau mỗi bài hát là những thông điệp, hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh xã hội như thế nào và những người đã sống cùng với bài hát đó qua một chặng đường đời của mình như thế nào”.

Thưa cô, từ rất lâu trước khi cô có GĐTH, chúng tôi đã có website baicadicungnamthang.net. Ở đó, chúng tôi, những người điều hành, sử dụng website cùng đông đảo các thành viên của mình vẫn hàng ngày hãnh diện nghe các ca khúc truyền thống cách mạng, rồi bình phẩm, khen chê, trao đổi học thuật, đồng thời tìm hiểu lịch sử đất nước qua từng bài ca, từng tác giả, từng giai điệu một. Việc làm ấy mà cô coi là “một thói quen và một phản xạ mờ nhạt” sao?

Có phải trong một thời gian khá dài (đến khoảng 2 thập kỷ), VTV hoàn toàn quay lưng với những bài ca cách mạng, chỉ chăm chút cho ca khúc thị trường, rồi tổ chức không biết bao nhiêu chương trình âm nhạc để tôn vinh những bài ca mà cho đến hôm nay, nó biến đi đâu hết rồi? Rồi qua đó, bốc thơm không biết là bao nhiêu các “ngôi sao ca nhạc”, bây giờ các ngôi sao ấy đâu rồi, có ai tự hào về họ, tự hào về những ca khúc mà chính họ cũng gọi là “ca khúc thị trường” ấy không? Vậy thì cái gì mới là “một thói quen và một phản xạ mờ nhạt”, thưa cô?

4) “Tâm lý của chúng tôi cũng khá đồng điệu với khán giả trẻ ở chỗ: “Không có cái gì được gọi là đỉnh cao mãi mãi”. Cô ơi, theo cô thì đã có ai đánh đổ được (đỉnh cao) “Thuyết tương đối” của Albert Einstein chưa, cái “đỉnh cao” ấy nó tồn tại quá lâu, hơn 100 năm rồi đấy (1905 với Thuyết tương đối hẹp, và 1916 với Thuyết tương đối rộng)? Theo cô thì đến bao giờ cái thuyết này không còn ở đỉnh cao nữa? Cô ơi, theo cô thì Truyện Kiều (Nguyễn Du) chiếm đỉnh cao trong văn học nước nhà gần 200 năm rồi, sắp bị “rơi” khỏi đỉnh cao à?

Cô nghĩ sao về lời đáp trả tuyệt vời của MC Hồng Thanh Quang với cô nhà báo trẻ Nguyễn Quỳnh Hương (khi cô này phê phán bài ca “Đi học” một cách… chẳng xứng tầm nhà báo một tí nào): “Vâng, cứ theo lý luận của nhà báo Quỳnh Hương thì có lẽ chúng ta phải oán thán nhiều hơn nữa vì cứ phải đọc Truyện Kiều của cụ Nguyễn Tiên Điền viết từ mấy trăm năm nay rồi, quá "cũ kỹ" và "cổ lỗ" vì không có ai chịu viết ra Truyện Kiều mới cho chúng ta đọc nữa…”?

Cô ơi, các bạn trẻ (trong đó có cô) muốn chiếm được đỉnh cao (về âm nhạc) từ những “đỉnh cao” đang tồn tại (các ca khúc cách mạng và những tác giả, những ca sĩ gạo cội đã thể hiện ca khúc ấy thời xưa), thì họ phải có những tác phẩm để đời vượt trội so với các tác phẩm mà cô đang giới thiệu trong GĐTH một cách tâm phục khẩu phục, phải thuyết phục được những đôi tai công chúng rất tinh anh bằng trình độ, bằng tài năng, bằng tâm huyết, chứ không phải bằng cách rẻ tiền là cho ca sĩ thị trường hát bôi bác rồi bảo rằng bài hát dở ẹt, không ai muốn nghe nữa (như ĐVH hát “Cô thợ hàn”).

5) “… chúng tôi cũng sẽ không để lỡ những phản ứng quyết liệt hơn, gây không khí hơn của các vị khách mời bình luận, thậm chí họ có thể bất đồng quan điểm và bỏ về ngay khi đang thực hiện chương trình… Tôi thích những hành vi mang tính thái độ, nó sẽ mạnh mẽ hơn cả ngôn từ”. Có lẽ cô phát biểu hơi chủ quan đấy. Tôi nghĩ, nếu có ai đó bỏ về giữa chừng, thì chỉ có thể là các bậc lão thành. Nhưng không phải vì họ phản ứng với chương trình, mà họ bực mình vì đám trẻ hỗn láo, cô ạ. Họ bỏ về vì sự hỗn láo vô giáo dục (như Trang Hạ và Tăng Hà Nam Anh) của đám trẻ, chứ không phải vì bất đồng chính kiến. Cái khác nhau là ở đấy, thưa cô.

Thôi, để kết thúc bài viết đã khá dài này, tôi xin nhắc lại câu hỏi rằng “GĐTH muốn nói gì?”.
[...]

Categories: ,
Comments

Trên báo Pháp luật online (Bộ Tư pháp) ngày 07/4/2014 có bài viết của tác giả Thanh Quý với tiêu đề “Hé lộ lời khai “chấn động” trong phiên xử vụ TMV Cát Tường”.
Vụ án Thẩm mỹ viện (TMV) Cát Tường thu hút được sự chú ý của dư luận trong thời gian qua bởi những tình tiết vô cùng đặc biệt, thậm chí còn được đánh giá là “Chưa từng có trong lịch sử tố tụng của Việt Nam”. Chính vì những vấn đề vô cùng nhạy cảm của vụ án, cần đặt ra cho mỗi nhà báo khi đặt bút viết phải hết sức cẩn trọng trong sử dụng ngôn từ. Tuyệt đối tránh những nhận định cảm tính cá nhân.

Tác giả bài báo viện dẫn lời của “một Luật sư tham gia vụ án” (?) cho rằng những phương tiện như giường, máy móc đã “biến mất”. Tất nhiên, việc các phương tiện “biến mất” là không hợp lý. Bởi khi tranh luận tại tòa, nếu luật sư yêu cầu thực nghiệm điều tra hoặc xem xét tại chỗ thì dễ gây căng thẳng, tạo dư luận đánh giá sự yếu kém về nghiệp vụ. Nhưng vị Luật sư này đặt câu hỏi “Không xuất hiện chiếc giường trong cáo trạng, vậy chị Huyền nằm dưới đất phẫu thuật à?“. Thử hỏi luật sư và "lều báo" Thanh Quý, giả định một vụ án hiếp dâm, kẻ phạm tội dồn nạn nhân vào bức tường thì phải chăng “bức tường cũng là vật chứng?”. Nếu như vậy, khi ra tòa, sẽ phải trưng ra bức tường đó để chứng minh rằng, kẻ đó đã sử dụng bức tường để hãm hiếp nạn nhân.

Chi tiết thứ hai trong bài báo để "lều báo" Thanh Quý giật tít là việc bảo vệ Khánh cung cấp thông tin cho rằng Khánh nhìn thấy hai vết rạch ở bụng chị Huyền chứ không phải hai lỗ hút mỡ như lời khai của bác sĩ Tường. Có thể, đó là thông tin đúng, tuy nhiên, quan điểm xử án của Việt Nam là “trọng chứng hơn trọng cung”, thế nên, lời khai của bảo vệ Đào Quang Khánh chỉ là một chi tiết nhỏ, không có giá trị nhiều do không thể kiểm chứng. Thậm chí, ĐQK có khai BS Tường rạch vài chục nhát cũng chả lấy đó làm căn cứ kết tội BS Tường được. Không biết "lều báo" Thanh Quý làm trong một báo chuyên về Pháp luật có hiểu điều này không mà giật tít đùng đùng như vậy.

Chốt hạ, "lều báo" nêu “Cáo trạng cũng không hề có một dòng nào nhắc đến nguyên nhân cái chết của chị Huyền.”. Không hiểu rằng lều Quý trình độ được bao nhiêu mà đặt ra câu hỏi này? Trong quá trình điều tra xây dựng cáo trạng, để biết nguyên nhân cái chết của một người, dựa vào lời cung, vật chứng, người ta còn phải dựa vào kết quả pháp y để phân tích người ấy chết vì lý do gì? Xác người không tìm thấy, không có cơ sở để đối chứng, kiểm nghiệm thì kết luận bằng niềm tin à. Cho dù bây giờ có tìm được chị Huyền, thử hỏi rằng sau bằng ấy thời gian thì thi thể của chị Huyền có còn những gì hay chỉ còn chút hài cốt. Nguyên nhân của cái chết có thể phân tích được không? Nếu đầu độc thì may ra còn ít chất độc trong xương, nếu bị chém may ra còn có vết nứt hoặc gẫy xương. Còn trong vụ việc này BS Tường chỉ can thiệp vào phần mềm thì lấy gì mà kết luận hả "lều báo" Quý? Ngu thì cũng ngu ít cho thiên hạ người ta ngu cùng chứ. Sao lại tranh ngu hết phần của người khác vậy?

Như đã nêu ở trên, vụ án TMV Cát Tường là vụ án chưa từng có trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Riêng về quan điểm định tội đối với BS Tường cũng còn nhiều luồng ý kiến khác nhau của các Luật sư và chuyên gia tư pháp. Vì vậy, khi phân tích vụ án, cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh, đặt tính khách quan, trung thực và thượng tôn pháp luật lên hàng đầu. Vai trò của nhà báo nên đặt ở vị trí trung gian, tổng hợp và cung cấp nguồn tin, không thể chạy theo những cảm tính cá nhân nhất thời để phán đoán, suy luận bừa bãi, định hướng dư luận trái chiều. Với bài báo của "lều báo" Thanh Quý, phải chăng với sự yếu kém về nghiệp vụ, trình độ hiểu biết, tư duy phân tích hạn chế khiến cho tác giả viết bài báo với những suy nghĩ nông cạn và mơ hồ như trên? Cái thứ ở trong đầu là não, dùng để tiếp nhận, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin chứ không phải là cục phẳng lỳ không có gì bám được.

Thông qua bài báo của "lều báo" Thanh Quý, dễ tạo cảm giác cho độc giả và dư luận xã hội hướng về mục đích nghi ngờ năng lực của các cơ quan điều tra, tố tụng, xét xử. Từ đó tạo tâm lý nghi ngờ, bất mãn đối với hệ thống hành pháp của Việt Nam. Trường hợp "lều báo" Thanh Quý chỉ là một trong số rất nhiều "lều báo" hiện nay trong giới truyền thông Việt Nam. Với cách làm cẩu thả, chủ yếu tạo tin nhằm thu hút khách, không xem xét đến hậu quả xảy ra khi bài báo được đăng tải. Đề nghị Ban biên tập Báo Pháp luật online nên xem xét lại những bài viết kém cỏi về nghiệp vụ và chất lượng như bài báo đã được nêu, tranh gây hậu quả và ảnh hưởng tới danh tiếng của Báo.
[...]

Comments

Câu chuyện về báo Kiến thức (Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam) chăm chăm đăng tải những thông tin về tình dục không phải là câu chuyện mới, có thể nói việc kienthuc.net.vn nói riêng và không ít báo mạng hiện nay nói chung sử dụng vấn đề tình dục (sex) như một hình thức câu khách rẻ tiền. Mục đích chính của các báo này chính là thu hút độc giả bằng mọi phương pháp nhằm bán quảng cáo, tăng nguồn thu. Với tiêu chí như vậy, không thể trách rằng Ban biên tập các báo định hướng và tạo ra một thế hệ nhà báo salon thiếu và yếu cả về nghiệp vụ, kiến thức, vô trách nhiệm trong định hướng xã hội.

Có ý kiến tiêu cực cho rằng, báo chí hiện nay, đặc biệt báo mạng chỉ mang tính chất giải trí rẻ tiền. Trên các trang báo chỉ nhan nhản các tiêu đề hướng dẫn “tán gái”, “cua trai”, hướng dẫn làm tình, thậm chí có báo mạng giống như tạp chí “playboy” khi suốt ngày đăng những bài viết, tiêu đề “Làm sao đưa nàng lên giường”, “làm sao để cho nàng đạt cực khoái”. Bên cạnh đó, không ít báo chí còn tuyên truyền cho việc sử dụng các loại đồ chơi tình dục (sex toy) như IONE (vnexpress) có bài viết về “Những loại sex toy phổ biến nhất”, trong đó vẽ biểu đồ mô tả tỉ lệ thông dụng của từng loại. Soha thì giật tít “Nàng “phát cuồng” với 8 loại sex toy có sẵn tại nhà”, còn Kiến thức thì trình làng “Những loại sex toy có hình thù kỳ quái”… Với những bài báo như thế, phải chăng, những tờ báo này đang muốn định hướng giới trẻ một cách suy nghĩ khác? Và thật sự không hiểu những vị mang danh “Tổng biên tập” của những tờ báo này có cảm thấy lợm giọng với những bài viết trên báo mình đang quản lý.




Định hướng ấu trĩ, mục tiêu chỉ nhằm thu hút độc giả để bán quảng cáo tạo ra một lớp “lều báo” yếu về trình độ nhận thức, nông cạn trong suy nghĩ. Những kẻ đang ngồi trong phòng máy lạnh, với thao tác đơn giản cắt và dán bài viết vào trang báo không thể hiểu rằng sự vô tâm của họ đã tạo ra sự băng hoại đạo đức trong giới trẻ mà không ít báo chí đã lên án trong thời gian gần đây. Với suy nghĩ chỉ là một bài báo nhỏ, nhưng với sự lan tỏa trong mạng internet và sự tò mò của giới trẻ tạo nên những đợt sóng ngầm trong tư tưởng của mỗi người đọc. Đến một lúc nào đó, khi con người ta không kiểm soát nổi thì sẽ mất kiểm soát hành vi của mình.
Làm báo, nên nghĩ rằng mình đang truyền tải một thông điệp, và nên đánh giá được thông điệp ấy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội. Chính xác hơn, làm báo nên phải có tâm. Bởi thói đời, những thói hư tật xấu học rất dễ, nhưng điều tốt thực hành rất khó. Khi suốt ngày trên các báo chỉ hô hào, dạy cách hiếp dâm, làm tình, thì đừng có kêu gào đạo đức xã hội xuống cấp. Bởi đó chính là hậu quả mà các lều báo đã gây ra.

Đã đến lúc, cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời của các cơ quan kiểm duyệt nhằm xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho các lều báo đang nhan nhản khắp các tòa soạn. Cách làm báo cẩu thả, muối xổi sẽ gây ảnh hưởng không ít đến nền tảng đạo đức xã hôi cần bị lên án. Ban biên tập các báo nên xây dựng cách suy nghĩ, cách làm có tâm, có tầm cho chính phóng viên do mình quản lý. Không kiểm soát, thì đừng có lên giọng đạo đức giả kêu gọi xã hội văn minh, dân chủ.
[...]

Comments

Mới đây, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn 2 bài viết của tác giả Phạm Mạnh Phan, đăng trên tạp chí Tri Tân năm 1941, nói về những kẻ thiếu tâm, thiếu tầm hành nghề viết lách cũng như những nhà xuất bản vô lương đã tiếp tay và hợp tác cùng nhau để đầu độc lớp thanh niên bằng những bài viết độc hại. Chúng tôi cũng đã đặt vấn đề rằng: nếu thay các nhà xuất bản (1941) bằng các tòa soạn báo, văn sĩ thành nhà văn - nhà báo thì sẽ thấy bức tranh của hơn 80 năm về trước nay đang hiện hữu trong xã hội ngày nay.

Thật vậy, hãy xem những gì tác giả Phạm Mạnh Phan đã viết gần 1 thế kỷ trước, như sau: "Cho ra những sách dâm ô, họ đã công nhiên chịu những tội lỗi lớn lao trong những công việc ti tiện của họ. Họ tự nhận làm tay sai cho những tụi “ma cô” mà làm cái việc môi giới giữa làng chơi với gái đĩ!"

Và dưới đây, mời các bạn hãy chiêm ngưỡng nội dung của 1 bài báo, có tựa là "Gái mại dâm: 800 ngàn... hưởng đủ 72 kiểu, 94 thế hành lạc" (!) đăng trên trang báo điện tử Kiến thức, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, để xem cái trang báo này đã truyền tải thứ "kiến thức" gì cho bạn đọc, hay thực chất là một hình thức quảng cáo trơ trẽn cho các cô gái hành nghề mại dâm ở "trước cửa bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Hà Nội". Phải chăng đây là hình thức dắt mối trá hình của "nhóm PV" tờ báo này?


Liên kết đến bài báo (http://kienthuc.net.vn/diem-nong/gai-mai-dam-800-ngan-huong-du-72-kieu-94-the-hanh-lac-328086.html):
Nội dung bài báo:
[...]

Comments

Trong bài trước, tôi đã kịch liệt công kích những hạng văn sĩ dùng văn chương khiêu dâm để gieo tai giắc hại trong đám thanh niên nam nữ thơ ngây. Tôi đã lột mặt nạ họ và hô một khẩu hiệu: trục xuất họ ra khỏi làng văn, làng báo.

Nhưng hạng văn sĩ đó phần nhiều chỉ biết cầm cán bút tán dương những điều nhơ bẩn chứ không đủ vật lực để xuất bản được những mớ giấy lộn mà họ gọi một cách văn vẻ là tác phẩm họ.

Họ đi tìm những người khác dư lực hơn nhưng óc lại tối tăm hơn, đê hèn hơn: những nhà xuất bản vô lương!


Lê Kiều Như và "dâm thư" Sợi xích

Những người này gặp được họ, coi như là một vinh hạnh lớn. Đọc những câu sáo lảm nhảm, nghe những giọng văn “son trẻ tài hoa”, chúng lấy làm sung sướng như đã gặp được một nhân tài chân chính. Rồi bị bọn văn sĩ nửa mùa biết đích chỗ yếu của mình, tán dương và phỉnh phờ một cách rẻ tiền, những nhà xuất bản đó vui lòng cho đem in những sách dâm bôn.

Thói thường, một người ngu ngốc bao giờ cũng được một người ngu ngốc hơn ca tụng, như lời một ngạn ngữ Pháp, nên hai hạng người đó một khi đã gặp nhau, rất lấy làm tương đắc!

Các bạn đừng tưởng họ không hiểu nhau mà cộng sự với nhau một cách mù quáng. Những văn sĩ khiêu dâm thì tự cho mình có một trách nhiệm thiêng liêng: đem văn chương làm món quà giải trí, bồi bổ tinh thần những người đọc và tôn thờ nghệ thuật tả chân để làm việc cho nền văn hóa nước nhà! Ôi, khôi hài mai mỉa!

Những nhà xuất bản vô lương – phần nhiều chỉ đọc thông quốc ngữ và quá lắm thì bập bẹ một vài tiếng Pháp – cũng tự cho mình như những người có chức trách phải khuyến khích con nhà văn nhà báo. Ngoài ý nghĩ đó, họ lại mắc một thông bệnh của những người “túi nặng, óc rỗng”: bệnh háo danh!

Đối với họ còn gì sung sướng bằng thấy tên mình được nhiều người biết tới, được đề dưới những cuốn sách đẹp đẽ và xinh xắn. Thật là vẻ vang có một, khi dưới tên họ trong tấm danh thiếp được chua thêm những chữ: giám đốc nhà xuất bản Z hoặc chủ nhiệm tùng thư X!

Chẳng những háo danh, họ lại có óc trục lợi đằng khác nữa. Thấy một số thanh niên nam nữ óc còn thơ ngây nhưng chứa đầu những ham muốn cặn bã, dơ bẩn và tội lỗi, họ liền nghĩ ra “phương pháp khai khẩn” chúng một cách đê hèn.

Thấy các báo khiêu dâm ở ngoài mang vào như Sex Appreal, Paris Magazin, Lire à deux và một số đông cùng loại đáo bán rất chạy, họ liền tìm tới các ông văn sĩ đốn mạt. Họ đặt trước những cuốn truyện tình hạ cấp mục đích chỉ để đánh vào chỗ yếu của phần đông người đọc để trục lợi như những nhà “truy hoan” ở chốn yên hoa mở ra chỉ cốt để thỏa mãn những sự kêu gào của xác thịt!

Còn gì nguy hiểm bằng: những văn sĩ tâm hồn ốm yếu và hèn mạt chỉ chuyên tả những cái hôi thối dơ bẩn, lại gặp được những con buôn vụ lợi óc tối đen, lương tâm chết, chỉ biết đuổi theo con bò vàng mà ôm mộng tưởng ô tô, nhà lầu!

Còn gì tai hại bằng: họ hùa nhau vì hư danh, vì tiền tài mà tung hoành trong làng văn, luôn luôn cho xuất bản những sách mà mỗi cuốn là một pho tự điển về tội ác, mỗi trang là một bản hồ sơ về trụy lạc và mỗi giòng mỗi chữ là một liều thuốc độc để đưa các thanh niên nam nữ sa ngã vào cõi diệt vong!

***
Nghề xuất bản trong tay hạng con buôn vô lương, dốt nát, ngu xuẩn và đần độn ấy đã mất cả tính cách thiêng liêng của nó. Ở các nước van minh, nó có một thế lực phi thường, nó được chỉ huy dưới tay những người tài cao học rộng. Nó được những người đầy kinh nghiệm nâng cao trình độ nó, săn sóc nó một cách thông minh. Nó dìu dắt dư luận và đi đôi với nghề cầm bút, dự một phần quan trọng trong việc khai hóa dân chúng.

Ở đây nghề xuất bản và lõi in hoạt bản mới xuất hiện trong ít lâu nay.
Hiện thời trừ một số rất ít người có học, có kinh nghiệm đang phụng sự nó một cách đúng đắn và có quy củ, còn thì nó bị coi rẻ rúng, tầm thường như những nghề đốn mạt khác.

Thấy số ít người đường hoàng sống về nghề xuất bản, một lũ người vô lương khác cũng lăn lưng vào nghề đó để hòng trục lợi.
Lũ người ấy trước khi vào nghề đã có một ý định đê hèn, thì nghề xuất bản tránh sao khỏi không bị quấy hôi bôi nhọ.
Họ ly dị cái nghề cũ đã nuôi sống họ, họ mon men kiếm chác bằng nghề bán chữ buôn văn.
Họ ngu si không hiểu rằng chỉ có người hèn chứ không có nghề hèn. Nghề nào cũng đáng kính miễn là ngay thẳng và chân thật. Đang sống ung dung trong các nghề lương thiện, đang làm một nghề hợp với chí hướng mình, họ lại bước sang nghề xuất bản một nghề quá tài hèn của họ, quá sức “thông minh” của họ! Họ không thấy họ đã lạc đường.

Bị mãnh lực kim tiền làm mù quáng, bị lòng ham muốn một thứ danh vọng viển vông xui giục, họ thẳng tiến trên con đường dài tắp xa lạ đầy những cạm bẫy có thể chôn vùi họ xuống bùn nhơ!

Đã manh tâm trục lợi, những nhà xuất bản đó có nề hà gì mà không dùng hết mánh khóe để dầy đạp các bạn đồng nghiệp, để lật nhào những người xứng đáng với nghề, hòng cướp lấy một địa vị quan trọng.

Nghề xuất bản trong tay hạng người đáo không còn phải là một nghề cao quý nữa. Nó là một nơi tụ họp của một giống sài lang, nó là một trường lớn đào tạo nên các thứ tội lỗi, các thứ xấu xa đê hèn, các thứ mánh lới xảo quyệt tai hại cho xã hội.

Thấy một cuốn sách ra đời được hoan nghênh, họ tìm hết cách bài xích, nào đặt tên một cuốn khác của mình xuất bản với một cái tên na ná giống để hòng đánh lừa độc giả, nào thuê tiền một vài văn sĩ vô lương tâm viết những bài phê bình bịa đặt để hòng giảm giá trị cuốn sách đó.

Mỗi khi cho ra một cuốn nào, họ hết sức quảng cáo gian trá trên các báo để đánh lừa độc giả. Nhiều khi họ dám cả gan khoe khoang rằng tác giả cuốn sách đó chưa hề được tới trường học tập. Họ khinh mạn không những dư luận mà cả tới pháp luật vì họ đã công nhiên ca tụng sự dốt nát, vô học kia! Nếu có ai kịch liệt công kích một cách vô tư những sách tai hại của họ thì họ lại dùng tới không phải quản bút mà là võ lực để đối phó dã man với nhà phê bình. Kể những mưu cơ gian trá xảo quyệt của họ có thể viết thành một cuốn sách lớn.

***
Thật, những hạng xuất bản nguy hiểm đó đang hợp lực với những ngòi bút suy đốn mà tung hoành làm loạn trong làng văn! Họ đang dìu dắt nghề văn đi tới sự khinh bỉ và ghê tởm.

Cho ra những sách dâm ô, họ đã công nhiên chịu những tội lỗi lớn lao trong những công việc ti tiện của họ. Họ tự nhận làm tày sai cho những tụi “ma cô” mà làm cái việc môi giới giữa làng chơi với gái đĩ!

Tâm hồn họ là tâm hồn những bọn giặc cướp giết người không hối hận, không ghê tởm, tâm hồn của những người không lùi bước trước ột cái gì ô uế và chỉ biết nô lệ cho đồng tiền.

Ăn chương, tư tưởng và nghệ thuật là một chuyện thừa đối với họ.
Đồng phạm trong vụ đầu độc đồng bào bằng truyện dâm, sách nhảm, tội trạng họ cũng lớn lao như những tội trạng của tụi văn sĩ khiêu dâm!

Lũ quỷ tinh khôn đó đang tác oai tác quái trong xã hội ta hiện thời, đáng phải chịu những hình phạt rất nặng. Phải “kiềm tỏa” chúng một cách ráo riết, chặt chẽ, gắt gao, coi chúng như những thú dữ ở các vườn bách thảo.
-----------
Bài viết "Kết án những nhà xuất bản vô lương - đồng phạm trong vụ đầu độc thanh niên bằng sách nhảm"
© Phạm Mạnh Phan
Tạp chí Tri Tân, số 5 (01/07/1941) 
----------
* Lều báo: Thay các nhà xuất bản bằng các tòa soạn báo, văn sĩ thành nhà văn - nhà báo thì sẽ thấy bức tranh của hơn 80 năm về trước nay đang hiện hữu trong xã hội ngày nay.
[...]