• RSS
  • Facebook
  • Twitter
Comments

Tháng 9 vừa qua, Oliver Stone, một trong những nhà sản xuất phim nổi tiếng nhất của Mỹ với các tác phẩm lừng danh về chiến tranh Việt Nam (Trung đội (1986), Sinh ngày mùng 4 tháng 7 (1989) và Trời và Đất (1993)) đã đến Matxcova gặp cựu chuyên viên phân tích tình báo Mỹ Edward Snowden để chuẩn bị cho việc làm phim về cuộc chạy trốn của anh sau khi làm rò rỉ nhiều thông tin mật của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Trong dịp này, ông cũng đã trả lời phỏng vấn tờ báo Nga Rossiiskaya Gazeta trong một cuộc trò chuyện phản ánh cái nhìn của vị đạo diễn từng đoạt ba giải Oscar này về mối quan hệ Mỹ - Nga và về cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay. Trong cuộc phỏng vấn, Oliver Stone cũng đánh giá về truyền thông, báo chí Mỹ là "thật kinh khủng".
Các bạn có thể xem toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn tại đây hoặc nội dung phần nói về báo chí, truyền thông ngay dưới đây.


***

PV: Có lần khi trả lời phỏng vấn ngài đã nói một cách hình ảnh rằng các phương tiện truyền thông hiện đại đã “nhóm lửa để thiêu rụi sự thật” . Ngài có nhận xét gì về cách đưa tin hiện nay trên thế giới nói chung và ở Ucraina hiện nay nói riêng?
Oliver Stone tại Việt Nam năm 2007

Oliver Stone: Thật khủng khiếp. Tôi đã từng tham gia chiến đấu tại Việt nam. Cách đưa tin hồi đó thực ra cũng vậy. Ví dụ như: lấy lý do tàu khu trục Mỹ bị pháo của quân đội Bắc Việt bắn cháy, ngay sau đó Thượng viện Mỹ đã ban hành nghị quyết về Vịnh Bắc bộ để châm ngòi cho cuộc chiến ở Việt nam bắt đầu. Nhưng sau đó chúng tôi mới được biết rằng dường như quân đội Mỹ đã tự dàn dựng lên màn kịch này chứ phía Bắc Việt chẳng có liên quan gì. Thật là dối trá và thô bỉ. Chúng tôi cũng biết đã có nhiều chuyện tương tự như vậy được tạo dựng. Chẳng hạn khi Bush “Con” tuyên bố tại diễn đàn Liên hợp quốc rằng có bằng chứng cho thấy Iraq đang sở hữu vũ khí giết người hàng loạt, chúng tôi đã hình dung thấy đây chính là bản sao của Bush “Cha” người mà trước đó tại Kuwait cũng công bố bản báo cáo sai sự thật về hành động dã man của quân đội Iraq khi giết hại trẻ em. Mỹ rất giỏi trong việc gây dựng thông tin để tạo nên các luồng dư luận xã hội. Trong cả 1 giai đoạn dài cách làm này đã được vận dụng để lật đổ chế độ ở khá nhiều quốc gia. Phương pháp này đã và đang được triển khai ở Venezuela cùng đồng thời cả biện pháp cứng rắn như tạo áp lực kinh tế và biện pháp mềm như bóp méo thông tin trên truyền thông. Các biện pháp kỹ thuật này cũng được phát triển và sử dụng tại Ucraina, nơi mà Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ đang hoạt động tích cực. Mục đích là lật đổ chế độ và lập nên chính quyền thân Mỹ.

Chưa khi nào tôi thấy thông tin được công bố với nhiều sai lệch như những thông tin về Olimpic mùa đông ở Sochi với đầy rẫy các vấn đề tiêu cực và những chỉ trích nhắm vào Putin. Còn bây giờ bức tranh về cuộc khủng hoảng ở Ucraina cũng rất méo mó. Tôi tham khảo thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau chứ không chỉ từ báo chí của Mỹ. Nhưng nếu xem truyền hình và các kênh thông tin của Mỹ thì sẽ thấy câu chuyện về nước Nga đi xâm lược thường xuyên được thêu dệt. Điều này vô cùng nguy hại.

PV: Có những kênh thông tin nào mà ông cho là đáng tin cậy? Rossiyskaya Gazeta chăng?

Oliver Stone: (Cười) Có những nhà báo độc lập đang làm việc ở Ucraina. Cách họ đưa tin không phải nêu lên các quan điểm xung quanh các sự kiện, họ cố gắng truyền tải các thông tin, những diễn biến 1 cách trung thực nhất. Nếu tôi có đọc báo chí Mỹ cũng là để nhận ra sự giả dối ở trong đó. Tôi nghĩ là giống như đọc báo “Sự thật – Pravda” hay báo “Tin tức – Izvesti” thời trước. Bây giờ thật khó mà nhận được các thông tin trung thực từ báo chí chính thống. Thực tế ở Hoa Kỳ cũng vậy. Xem truyền hình Mỹ tôi thấy còn tệ hơn cả báo chí. Các phóng sự thường rất hời hợt, không có chiều sâu. Độc giả đang trở thành con tin của các sự kiện .
Cũng có thể tìm thấy sự thật qua các cuốn sách về lịch sử, tuy nhiên cũng phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Trên Internet cũng có những phóng sự đáng giá. Tác giả của những nguồn thông tin này là những người có tâm, họ không làm việc vì tiền.
------
Toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn: http://www.doi-mat.vn/2014/12/dao-dien-oliver-stone-that-xau-ho-cho-nuoc-My.html
[...]

Categories:
Comments

Trưa 18-12 (giờ Nga), Tổng thống Vladimir Putin đã có cuộc họp báo với 1.259 phóng viên trong và ngoài nước. Cuộc họp báo năm nay của ông Putin rất được quan tâm, nhưng (như thường lệ) nhiều tờ báo Việt Nam vẫn tiếp tục bóp méo lời ông Putin.



Tờ VNExpress có bài "Nỗ lực trấn an dân chúng của Tổng thống Putin" của Đức Dương, nói rằng "Tổng thống Vladimir Putin muốn trấn an người dân Nga trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế, bằng cách quy kết trách nhiệm và cáo buộc phương Tây có ý đồ "xiềng xích gấu Nga"". Chuyện phương Tây tìm đủ cách dồn nền kinh tế Nga vào đường cùng như cấm vận, lũng đoạn giá dầu,... là một việc quá rõ ràng nhưng tác giả bài báo có vẻ như ở trên mây nên nhắm mắt nói liều như thể đó là một trò đổ lỗi của Putin vậy.

Ngay cả chuyện riêng tư cá nhân của Putin, một số báo cũng không ngần ngại xuyên tạc, bóp méo. Thật ra đây là một trò bẩn truyền thống của giới truyền thông phương Tây (tất nhiên, phục vụ cho mưu đồ của các "ông chủ thế giới"), tìm cách bôi nhọ hình ảnh các nhân của đối tượng thù nghịch như họ đã và đang làm với Saddam Hussein, Gaddafi, Bashar al-Assad, Kim Jung Un,...

Dưới đây là bản đánh máy tiếng Nga nội dung cuộc họp báo của ông Putin ngày 18/12/2014

http://kremlin.ru/news/47250


Các bạn lưu ý đến đoạn sau nhé (lỗi đánh máy được giữ nguyên ở tên của cô phóng viên đặt câu hỏi).

Е.ЕВТЯКОВА: Здравствуйте! Алёна Евтякова, телеканал «Губерния», Воронежская область.
…Если можно, ещё такой смежный подвопрос. Мне не простят, если я его не задам, можно будет практически не возвращаться в город. Скажите, пожалуйста, я когда готовилась к поездке, спрашивала знакомых: «А что бы вы спросили у Владимира Путина?» И подруги моей тёти все как одна: «Да это же главный жених России!» Да, вот так. Больше года холостяцкая жизнь. Есть ли у Владимира Владимировича время на личную жизнь? Если можно, начните с первого вопроса.

Trả lời (trích)
В.ПУТИН:
По поводу Вашей тёти: я уже приветы передал, всё в порядке, не беспокойтесь. (Смех.)
Мне мой один приятель из Европы, большой начальник, как-то недавно после событий прошлого года говорит: «Слушай, у тебя есть любовь?» Я говорю: «В каком смысле?» – «Ну, ты любишь кого-нибудь?» Я говорю: «Ну да». – «А тебя кто-нибудь любит?» Я говорю: «Да». Он, наверное, решил, что я озверел совсем. Он говорит: «Ну, слава богу», – так водочки махнул. Так что всё в порядке, не беспокойтесь. И с Людмилой Александровной (vợ cũ) у меня очень добрые отношения, дружеские. Мы с ней регулярно видимся, уж не говорю про детей, это само собой разумеется. Не так часто, как бы мне хотелось, но всё в порядке.

Nội dung này đã được nhà báo Phan Hồng Hà (VTCNews) dịch ra như sau:
Một nữ nhà báo đến từ Voronezh đã nói tại cuộc họp báo là bà cô của cô rất quan tâm đến tổng thống, và nhờ hỏi một câu. Câu đó là “Tổng thống đã ly hôn từ năm 2013 hiện nay có thể được gọi là người đàn ông độc thân số một của nước Nga. Vậy hiện nay cuộc sống riêng tư của ông ra sao?”

Tổng thống Putin đáp, trong tiếng cười của cả khán phòng:

- Hãy chuyển lời chào đến bà cô, và nói là bà ấy đừng lo lắng gì nữa nhé - Và lẽ ra câu trả lời có thể kết thúc ở đây, nhưng ông Putin còn cởi mở kể thêm:

- Tôi có một người bạn ở châu Âu, cũng khá to đấy, hỏi tôi:”Ông có tình yêu không?”.”Thế tức là sao?”.”Thì ông có yêu một ai đó không?” .“Có chứ”. “Thế có ai yêu ông không?”. “Có chứ”. Ông ấy thốt lên:”Ơn Chúa!”. Mọi việc đều đâu vào đấy cả thôi.

Thế nhưng các bạn xem thử tờ Giáo dục Việt Nam (http://giaoduc.net.vn/gdvn-post153611.gd) đã nhét chữ vào mồm ông Putin ra sao nhé.


Trả lời câu hỏi về việc có thời gian dành cho chuyện tình cảm với "nửa còn lại của thế giới" hay không trong cuộc họp báo lớn nhất trong năm "Q&A" lần thứ 10 của mình, nhà lãnh đạo Nga khẳng định rằng ông "có" và kể một câu chuyện về điều này.

Theo câu chuyện của ông Putin, một người bạn là một ông chủ lớn ở châu Âu gần đây cũng đã hỏi ông về việc ông đã có người yêu mới sau khi ly hôn chưa và Putin nói rằng ông đang yêu một người, và người phụ nữ đó cũng yêu mình.

Nhà lãnh đạo Nga đã từ chối tiết lộ danh tính bạn gái mới của mình hay xác nhận đó chính là nữ vận động viên tin đồn. Tuy nhiên, các phỏng đoán đều hướng tới một nhân vật duy nhất là nữ vận động viên đạt huy chương vàng Olympic, Alina Kabayeva.

Và tất nhiên, cả tờ Thanh Niên cũng tỏ ra không hề kém cạnh (http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/tong-thong-nga-putin-thua-nhan-dang-yeu-518573.html):

Tại cuộc họp báo lớn thường niên được tổ chức ngày 18.12, khi được hỏi về đời tư của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông đang yêu và được yêu. Câu trả lời của nhà lãnh đạo 62 tuổi khiến báo giới càng có cơ sở để tin vào lời đồn đoán về mối quan hệ giữa ông và vận động viên thể dục nổi tiếng Alina Kabayeva, theo Sky News ngày 19.12.
Những gì diễn ra tại cuộc họp báo ngày 18.12 trái ngược với phản ứng của ông Putin cách đây 6 năm. Thời điểm đó, báo giới cho rằng ông có quan hệ với Kabayeva, Putin đã rất giận dữ và lên án "những kẻ thích nhúng mũi vào cuộc sống của người khác", theo Daily Mail.
Trong cuộc họp báo, Tổng thống Putin kể rằng: "Một người bạn của tôi ở châu Âu - một ông chủ lớn, gần đây hỏi tôi: 'Sau những gì xảy ra vào năm ngoái, anh có đang yêu không?' Tôi trả lời: Có! Ông ta hỏi tiếp: 'Có ai yêu anh không?' Tôi trả lời: Có!", theo Daily Mail.
Daily Mail là một tờ báo có tiếng lá cải của Anh quốc. Và báo Thanh Niên từ lâu rồi có vẻ cũng rất thích dùng nguồn lá cải, chắc có đồng cảm chăng? Cũng dễ hiểu bởi bây giờ, ngay cả kênh truyền hình trung ương của nước nhà cũng đặt ra mục tiêu "cạnh tranh với báo mạng" cơ mà!?
Có điều, trong thời đại thông tin ngày nay, các thông tin kiểu này đều có thể dễ dàng kiểm chứng. Các tờ báo và phóng viên của họ có thể có quyền tự do thể hiện sự thiếu hiểu biết và vô trách nhiệm của họ nhưng họ không có quyền coi thường người đọc bằng những thứ tin tức xuyên tạc, bị bóp méo phục vụ cho một mưu đồ chính trị nào đó như vậy.

(Theo Nina & Diễn đàn Hoài niệm Liên Xô)
[...]

Comments


Câu chuyện thứ nhất:
Vụ án Hồ Duy Hải, cho đến nay vẫn chưa có tình tiết có khả năng lật ngược thế cờ minh oan được cho anh ta. Mặc dù các báo vẫn cố gắng chứng minh bằng những thứ được gọi là "sai sót" trong quá trình điều tra.
Chi tiết dấu máu không thể giám định được và không được công nhận là vật chứng. Ngay trong quá trình bắt đầu điều tra, cơ quan CSĐT đã nhận định hung thủ bình tĩnh đi rửa tay, dấu máu vương vãi khắp nơi. Như vậy khả năng lớn dấu máu này là của người bị hại. Do đó mặc dù trong phiên toà xử sơ thẩm các luật sư bào chữa đã nhắc đến nhưng toà án bác bỏ không phải là bằng chứng quan trọng.
Chi tiết con dao và cái thớt được mua ngoài chợ không phải là chi tiết buộc tội Hồ Duy Hải. Ngay trong bản kết luận của toà sơ thẩm cũng không đưa vào những tang vật được thu giữ mà chỉ là những khuy hình kim loại, miếng vải cháy dở ….
Tại sao phải có con dao và cái thớt này, do thông thường trong quá trình điều tra phải xác minh hung khí dẫn đến chết người. Hung khí đó là có sẵn hay hung thủ mang tới. Việc cơ quan điều tra không tìm được hung khí, do đó, dựa vào lời khai đã xác định đó là 1 con dao và cái thớt. Họ mua 1 con dao và cái thớt để nhân chứng xác nhận đây là những thứ tương tự với thứ có thường xuyên ở hiện trường; cũng như hung thủ nhận dạng những hung khí TƯƠNG TỰ như vậy để giết người. Đồng thời, làm cơ sở để hung thủ thực nghiệm (diễn lại) vụ việc phục vụ cho công tác điều tra.
Không thể phủ nhận rằng những chi tiết mà báo chí đưa ra trong mấy ngày hôm nay có những chi tiết "có thể" chưa được làm rõ. Như vậy, khả năng minh oan cho HDH chưa cao, nếu không muốn nói là không có.
Đối với vụ việc xảy ra, các báo đều tập trung vào những chi tiết "được cho" là có lợi cho HDH, nhưng các chi tiết bất lợi chứng minh HDH phạm tội "lời khai về mua bán vàng" "thực nghiệm lại vụ án" và có sự chứng kiến của Luật sư bào chữa. Ngay cả LS bào chữa cũng công nhận rằng khớp thì các báo lại không nhắc đến.
Việc không khách quan khi cung cấp thông tin trên báo chí dẫn đến đẩy dư luận vào một thế đối đầu, hoài nghi với nên tư pháp, hành pháp của Việt Nam. Và hậu quả sau vụ việc này cho dù HDH có được minh oan hay là không sẽ là rất lớn. Đó là những thứ mà báo chí chắc chắn chưa đánh giá được. Việc xem xét một bản án, đặc biệt là một bản án liên quan đến tính mạng của con người là điều hết sức cần thiết. Nhưng, quan trọng hơn cả là phải thể hiện được sự chính xác, công minh của pháp luật, tạo ra sự công bằng cho xã hội. Tránh những tác động duy ý chí, tình cảm làm sai lệch bản chất của vấn đề.
Nếu như, sau giám đốc thẩm, vẫn tuyên y án rằng HDH là kẻ phạm tội. Thử hỏi sự bất mãn của nhân dân vào những người đang giữ kỷ cương, phép nước thông qua vụ án này. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Câu chuyện thứ 2:
Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa là một vụ án nổi tiếng. Nguyễn Đức Nghĩa bị tử hình là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên trong quá trình bố mẹ Nguyễn Đức Nghĩa chạy vạy khắp nơi xin ân xá cho anh ta; bố Nguyễn Đức Nghĩa chẳng may bị tai nạn giao thông và qua đời.
Trong dư luận có ý kiến cho rằng hoàn cảnh nhà Nguyễn Đức Nghĩa như vậy cũng là quá bi thảm. Vì vậy cũng nên xem xét giảm án cho NĐN xuống chung thân. Tuy nhiên, dưới sự nghiêm minh của pháp luật. NĐN cũng không tránh khỏi việc phải trả giá cho hành vi phạm tội của mình.
Trong vụ việc HDH, chi tiết người mẹ của HDH chạy vạy khắp nơi xin minh oan cho con của mình, suy sụp là chi tiết đánh động lòng người nhất và khiến các báo chí vào cuộc và lên tiếng.
Lẽ dĩ nhiên, đó là tình người trong lối sống đạo đức của người Á Đông nói chung. Đặc biệt, nhất là trong quan niệm của người Việt Nam thì "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình".
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có báo nào đề cập đến những suy nghĩ và tình cảm của gia đình 2 người bị hại. Chưa có nhà báo nào đặt vấn đề về những chấn thương tâm lý của hai gia đình đó; thậm chí của cả dòng họ bởi hai nạn nhân đó là hai chị em họ.
Câu chuyện thứ 3:
Ngày 4/12, HDH được tạm hoãn thi hành án tử hình và tất nhiên, các báo đều tập trung đưa thông tin đến khán giả một cách nhanh chóng nhất.
Chuyển động 24h, với tôn chỉ của mình cũng không phải ngoại lệ. Thế nhưng, muốn chứng minh công sức của mình, cách làm tin của Chuyển động 24h càng tăng ác cảm của những người đang có thành kiến với chương trình.
Đầu tiên, bà Lê Bình đăng tải thông tin trên facebook với nội dung: "chúng tôi vừa làm được một việc tử tế, đã hoãn thi hành án cho cậu bé Hoàng (Hồ) Duy Hải ở Long An, nhẽ ra em ấy ngày mai sẽ bị tiêm thuốc độc, tử hình…" Với lời nói này, bà Lê Bình tạo cảm giác cho độc giả thấy rằng chuyển động 24h có công lớn trong việc tạm hoãn thi hành án của Hồ Duy Hải.

Ngay sau đó, trên trang faceboo của Trung tâm tin tức VTV24 cũng phụ hoạ cho ý của bà Lê Bình khi đăng tải clip với lời dẫn: "Vụ án Hồ Duy Hải. Phóng viên Chuyển động 24h trao tận tay mẹ của Hồ Duy Hải quyết định hoãn thi hành án đối với tử tù Hồ Duy Hải để chờ cấp có thẩm quyền xem xét".

Sau khi bị dư luận lên tiếng phản đối về việc động cơ khi đăng những lời lẽ như vậy lên facebook. Trên trang Trung tâm tin tức VTV24 đã sửa chữa tiêu đề thành: "Vụ án Hồ Duy Hải. Phóng viên Chuyển động 24h cùng cơ quan tố tụng trao tận tay mẹ của Hồ Duy Hải quyết định hoãn thi hành án đối với tử tù Hồ Duy Hải để chờ cấp có thẩm quyền xem xét".

Việc Chuyển động 24h đầu tiên đăng tiêu đề là trao tận tay (thay mặt toà án) bị phanh phui là dối trá do không đúng theo những quy định của pháp luật và sau đó sửa lại "cùng với cơ quan tốt tụng", cũng chỉ nhằm mục đích muốn chứng minh cho khán giả thấy Chuyển động 24h là những người đầu tiên, xông xáo nhất đưa những thông tin tốt đẹp nhất. Sâu xa hơn, mục đích là tăng sự thiện cảm của khán giả với Chuyển động 24h.
Việc làm này, về mục đích không có gì là sai, ý nghĩa của việc làm mà Chuyển động 24h truyền tải cũng không cần phải xét nét. Bởi, sau những vấp ngã ban đầu, việc Chuyển động 24h thực hiện những hành động đẹp cũng là điều đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên, rất tiếc rằng, bằng mọi cách nhằm tạo hình ảnh tốt đẹp cho mình. Chuyển động 24h dùng thủ đoạn để lừa gạt khán giả. Câu chuyện thực tế là người dì của của phạm nhân là bà Rưỡi được toà án trao quyết định tạm hoãn, tất cả các phóng viên của các báo đài ở ngoài phòng. Sau khi gia đình mang giấy về đến nhà, phóng viên của Chuyển động 24h mới mượn tờ giấy tạm hoãn thi hành án, trao lại cho gia đình và quay phim, chụp ảnh.

Với cách làm tin không trung thực như vậy, liệu đội ngũ làm chương trình Chuyển động 24h có trung thực khi đưa tin, có thực sự tôn trọng khán giả hay không? Hay những người đang theo dõi Chuyển động 24h chỉ là những củ khoai, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm.
Những gì mà dư luận lên tiếng về cách làm của Chuyển động 24h thời gian vừa qua, phần lớn mang tính chất đóng góp nhằm xây dựng về cách làm, mặc dù có thể lời lẽ mang tính bức xúc, căng thẳng. Những sai sót đã xảy ra luôn có thể khắc phục, hoàn thiện và có cách đi đúng hướng, phù hợp hơn. Thế nhưng, Chuyển động 24h một  lần nữa lại đánh mất niềm tin trong lòng khán giả. Hơn nữa, còn ảnh hưởng đến công việc, hình ảnh của VTV và các phóng viên, nhà báo đang công tác tại đây cho dù họ không có gì liên quan đến Chuyển động 24h.
Còn có nhiều người, nhiều chương trình trong VTV tốt, thậm chí là rất tốt, đừng đánh đồng tất cả.
[...]

Comments

Mới đây VTV đưa tin:

Ngôi làng Bobrka nhỏ bé ở phía Nam Ba Lan sở hữu một di sản thế giới rất đặc biệt. Đó chính là giếng dầu cổ nhất thế giới đã có lịch sử từ năm 1860. Người có công phát hiện và khai thác mỏ dầu này là ông Ignacy Lukasewic với mục đích ban đầu chỉ là để cung cấp nhiên liệu cho những chiếc đèn dầu.



Dầu mỏ đã được khai thác từ rất lâu đời, theo trang RigsInternational thì người Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ tư sau công nguyên đã biết khoan giếng để lấy khí đốt bằng mũi khoan gắn vào cọc tre, khí đốt được dùng để đun cho nước biển bay hơi nhằm thu lấy muối. Người Trung Quốc đã khoan được giếng sâu tới 243m để lấy khí đốt.

Khai thác dầu mỏ phát triển nhất là ở Baku, Azebaijan. Mặc dù đến thứ kỷ thứ 8, tức là sau người Trung Quốc khoảng 400 năm thì người Baku mới đốt đất thấm dầu để sưởi ấm, do thiếu củi. Chỉ trong vòng khoảng 100 năm sau đó, người Baku đã xuất khẩu dầu mỏ sang các nước Iran, Iraq và Ấn Độ do dầu mỏ của họ rất được các nước này ưa chuộng. Người Baku lúc đó chưa biết khoan dầu, các mỏ dầu lộ thiên của họ rất sẵn, họ chỉ việc múc dầu rỉ ra từ lòng đất và cho vào túi đựng, rồi dùng thú thồ hàng chở đi các nơi. Dầu mỏ không chỉ được sử dụng làm chất đốt mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Theo trang GeoHelp thì ở một khu vực khác của châu Âu vào khoảng những năm 1500 có mỏ dầu lộ thiên là vùng núi Carpathian, dầu thu được từ mỏ lộ thiên đã được dùng để thắp sáng ở thị trấn Krosno của Ba Lan ngày nay.

Khi dầu lộ thiên ngày càng khan hiếm thì người Baku bắt đầu đào giếng sâu xuống lòng đất, dùng vải thấm lấy dầu rồi đem lên mặt đất ép ra cho dầu chảy ra. Người ta phát hiện một bia đá đề năm 1594 tại một giếng dầu đào bằng tay sâu 35m ở Baku. Như vậy có thể thấy các giếng dầu ở Baku ít phải có từ năm 1594. Sau đó, dầu mỏ đã sử dụng nhiều trong chiến trận, các chiến thuyền được trang bị vòi để phun dầu sang thuyền của đối phương rồi đốt cháy, đó là một trong những vũ khí khủng khiếp đương thời.

Suốt nhiều thế kỷ việc khai thác dầu đã đem lại sự giàu có cho các chủ mỏ dầu ở Baku. Do nhu cầu về dầu không ngừng tăng lên và điều kiện kỹ thuật cho phép, người Baku đã chuyển sang khai thác các mỏ dầu ngoài khơi. Vào năm 1803 họ đã có hai giếng dầu khoan thủ công ở cách bờ biển 18m và 30m trên vịnh Bibi-Heybat, các mỏ dầu này đã tồn tại tới năm 1825 khi bị một cơn bão lớn phá hỏng.

Đến cuối thế kỷ 19, công nghiệp dầu mỏ ở Baku đã rất phát triển, các công nghệ hiện đại đã được áp dụng, họ xây dựng nhiều nhà máy chế xuất, hệ thống đường ống dẫn dầu tới các nhà máy nằm ở xa khu khai thác dầu, và thậm chí đóng cả các tàu chở dầu để chở dầu để mang dầu vượt biển sang các thị trường có nhu cầu lớn nhưng ở xa.

Kỹ thuật khoan dầu ban đầu đơn giản là khoan xoay, tức là dùng lực xoay mũi khoan để cắt xuyên qua đất đá, xuống đến túi dầu. Kỹ thuật khoan đó chỉ thích hợp với khu vực đất sét, cát và đá nhỏ. Còn túi chứa dầu nằm giữa các vỉa đá lớn thì không thể khoan được. Sau này người ta phát minh ra kỹ thuật khoan đập, tức là mũi khoan nặng có răng được thả rơi từ trên cao xuống để đập vỡ đá, thì các túi dầu nằm giữa vỉa đá mới được đưa vào khai thác. Khoan đập cũng như khoan xoay, ban đầu đều dùng sức người hoặc động vật kéo. Sau này khi các máy hơi nước được phát minh thì mới có máy khoan cơ giới.

Dựa trên tài liệu của các giáo sư người Azerbaijan thì vào năm 1846, theo đề xuất của một kỹ sư người Nga, người Baku đã tổ chức khoan thăm dò thành công lần đầu tiên trên thế giới với kỹ thuật khoan đập, giếng khoan có độ sâu 21m, đi trước người Mỹ 13 năm trong việc khoan dầu bằng kỹ thuật khoan đập. Vài năm sau, người Ba Lan ở vùng Krosno dùng kỹ thuật khoan đập đã tạo ra giếng dầu trên vỉa đá đầu tiên vào khoảng năm 1852-1854, theo trang RigsInternational và nhiều tài liệu khác.

Như vậy, VTV có ba cái nhầm lẫn. Thứ nhất là về năm người Ba Lan khai sinh ra giếng trên vỉa đá ở làng Bóbrka, thuộc thị trấn Krosno. Họ khoan cái giếng đó vào khoảng năm 1852-1854 (nhiều tài liệu cho là vào năm 1852, trong khi nhiều tài liệu khác ghi năm 1854) chứ không phải 1860 như VTV đã đưa tin. Hầu hết các tài liệu của Ba Lan đều tự hào là họ có giếng dầu hiện đại đầu tiên trên thế giới, không có tài liệu nào nói rằng họ có giếng dầu cổ nhất thế giới. Ba Lan có tranh chấp danh hiệu này với Mỹ bởi vì rất nhiều tài liệu của Mỹ luôn khẳng định rằng người Mỹ khoan giếng dầu hiện đại đầu tiên trên thế giới vào năm 1859. Cái nhầm thứ nhất của VTV quả là tai họa đối với niềm tự hào của người Ba Lan. Thứ hai là phóng viên của VTV đã không hiểu về kỹ thuật và lịch sử, giếng dầu ở Ba Lan chỉ là giếng khoan dầu trên vỉa đá đầu tiên của thế giới chứ không phải là giếng khoan dầu đầu tiên trên thế giới. Theo các bằng chứng hiện tại thì giếng khoan dầu cổ nhất là ở Baku, Azerbaijan, có từ năm 1594. Thứ ba là thật nhạo báng người Ba Lan khi nói họ khoan dầu chỉ để đốt đèn, Ignacy Łukasiewicz, người khai sinh ra giếng dầu vỉa đá ở Krosno, vốn nghiên cứu công nghệ chế xuất dầu, ông ta lập công ty khai thác và xưởng chế xuất dầu là để bán sản phẩm cho công nghiệp đang lên của đế quốc Áo-Hung.

Mặc dù dầu mỏ đã được dùng để thắp sáng đường phố ở Krosno từ những năm 1500, nhưng đại công quốc Ba Lan-Lít va không biết làm gì để phát triển việc khai thác dầu mỏ. Thị trấn Krosno vào cuối thế kỷ 17 đã bị các đạo quân cướp bóc và dịch bệnh biến thành một xứ sở bị quên lãng. Sau khi đại công quốc Ba Lan-Lít va bị ba đế quốc Nga, Áo-Hung và Phổ phân chia, nước Ba Lan đã biến mất trên bản đồ thế giới, chỉ còn lại tỉnh Ba Lan thuộc Nga. Thị trấn Krosno thuộc về đế quốc Áo-Hung, dưới sự cai trị của vua Hung, ngành công nghiệp dầu mỏ của Krosno mới được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Đế quốc Áo-Hung khi đó lên kế hoạch phát triển một hệ thống đường sắt khổng lồ, do vậy họ cần một lượng lớn các sản phẩm chế xuất từ dầu, ví dụ như mỡ bôi trơn, nhưng các sản phẩm chế xuất từ dầu lại đang bị đối thủ của họ là người Nga kiểm soát ở Baku, thế nên họ phải tìm cách khai thác các mỏ ở vùng Carpathian. Xưởng chế xuất dầu của Ignacy Łukasiewicz vào năm 1859 đã bán cho công ty đường sắt ở Vienna 50.000 kg mỡ bôi trơn.

Quay trở lại với bản tin của VTV, mặc dù họ không ghi nguồn, nhưng sau khi tìm kiếm bằng tiếng Anh, thì thấy có thể là VTV đã lược dịch bài báo của tờ New Strait Times trước đây đúng một tuần. Tờ NST cho thấy họ đăng lại tin của AFP, và đến đây thì mọi sự rõ ràng. AFP có một phóng sự về mỏ dầu ở Krosno của Ba Lan vào ngày 12.11.2014. AFP khéo léo dùng bản tin này để bợ đỡ chính quyền Mỹ với việc ca ngợi một ông chủ mỏ dầu tốt bụng khiêm tốn, đã bỏ tiền ra xây dựng cơ sở hạ tầng và trường học địa phương, gợi ý về sự hợp tác tốt đẹp xưa kia giữa Mỹ và Ba Lan thông qua câu chuyện đồn thổi về Rockerfeler, có thể là tăng cường tình đoàn kết Mỹ-Ba Lan để chống lại trò đe dọa đóng van đường ống dẫn dầu của nước Nga, nhưng lại quên nói rằng các hãng dầu mỏ Mỹ từng làm ăn rất phát đạt với Nga ở Baku. Cũng có thể là AFP cố tìm cách an ủi người Ba Lan sau khi giấc mơ khí đá phiến đã tan tành và các ông lớn phương Tây đã chuồn sạch.

AFP cũng không quên gài những chi tiết bôi nhọ người Ba Lan và làm lợi cho người Mỹ, như xuyên tạc năm khai sinh của giếng dầu ở Ba Lan để cho nó ra đời sau cái giếng dầu ở Mỹ đúng một năm. AFP chắc chắn không thể nhầm lẫn về chi tiết này, bởi vì trang web của làng Bobrka viết rất rõ rằng giếng dầu của làng được khoan vào năm 1854 và có trước giếng dầu của Mỹ ở Pennsylvania 5 năm. Một chi tiết khác phải theo dõi bản tin tiếng Anh mới thấy. AFP đưa tin giếng dầu được đào và xây dựng bằng tay, sau đó trích dẫn lời người phụ trách bảo tàng mô tả rằng những người khoan dầu dầu đầu tiên ở Krosno thực ra giống người đào giếng hơn, họ dùng các công cụ thô sơ như xẻng và búa để đào giếng dầu (có lẽ là người phụ trách bảo tàng nói về giai đoạn khai thác dầu lộ thiên ở Krosno). Điều đó làm người xem lầm tưởng là giếng dầu ở Krosno được đào bằng xẻng. Nếu người Ba Lan mà dại dột nhảy múa với bản tin của AFP thì người Mỹ có thể cười giễu người Ba Lan và tự hào với cái giếng dầu khoan xuyên vỉa đá đầu tiên trên thế giới vào năm 1859 của mình.

Người Việt Nam, hãy cảnh giác với những bản tin của AFP!
(Người Việt Nam, hãy cảnh giác với những bản tin của VTV24h hay CĐ24h - bình luận của Leubao.vn)
Theo blog Hiệp sĩ cưỡi lừa.
[...]

Categories: ,
Comments

Hồi nhỏ trước nhà có con mương mà tụi trẻ con chúng tôi lao xuống bơi mỗi ngày. Có một hôm, tắm xong, lên nhà tắm lại nước sạch, lơn tơn đi mặc quần áo thì thấy giữa nhà có một con đỉa no căng đang nằm thư giãn trên nền đất. Giật bắn cả mình. Không hiểu vì sao nó có thể bò lên tận nhà kiếm mình. Nhìn xuống bẹn bỗng thấy một vệt máu tươi roi rói rỉ ra từ cái vết tròn đặc trưng của "nụ hôn đỉa". Hóa ra nó đeo theo mình bấy lâu mà mình không biết. Và khi lên đến nhà thì nó no căng bụng, buông mình xuống đất nghỉ ngơi. Hú hồn, nó mà leo thêm tí nữa thì biết đâu lại có cuộc đại chiến giữa 2 con đỉa rùi!


Loài vật có sức sống mãnh liệt này quả là đáng sợ, không chỉ vì nó hút máu người mà còn đáng sợ hơn vì cái cơ thể dẻo hơn kẹo kéo của nó có thể kéo dãn ra như sợi cước và chui vào bất cứ ngóc ngách nào nó vớ được. Không những thế người ta còn đồn thổi về khả năng tái sinh từ đống tro tàn của nó, hệt như truyền thuyết về phượng hoàng của phương Tây. À, thậm chí còn hơn phượng hoàng vì theo thuyết tái sinh của đỉa thì 1 con bị đốt thành tro có thể tái sinh thành hàng trăm con đỉa con. Chỉ cần có nước!
Tuổi thơ mình cũng tin sái cổ vào cái thuyết này và con đỉa trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất!

Thời gian như đưa nôi, trải qua 3 - 4 đời nhà đỉa (tuổi thọ trung bình của đỉa khoảng 6 năm nhưng có thể sống đến 20 năm), khi thế kỷ thứ 21 trôi qua được cả chục năm, bỗng dưng rộ lên tin đồn có đỉa trong sữa, trong bim bim, mì tôm,... làm thiên hạ náo loạn. Các loại "nhà" phải vào cuộc để giải oan cho đỉa.
Ngỡ như chuyện đã qua, ấy vậy mà hôm nay truyền thuyết về đỉa tưởng đã chôn vùi cùng tuổi thơ dại khờ lại được tái sinh trong chương trình "Đấu trường 100" (ngày 24/11/2014) trên kênh VTV3 của đài truyền hình quốc gia VN. Trong chương trình "đấu trí" này, ban tổ chức đã đưa ra câu hỏi là: "Loài động vật nào dù bị đốt thành than chỉ còn lại vài tế bào vẫn có thể phát triển thành một cá thể mới?" với 3 đáp án trả lời là: A - Nghêu ; B - Cua ; C - Đỉa. Lẽ tất nhiên, người chơi sẽ chọn câu trả lời C theo đúng "truyền thuyết".
Câu hỏi trong chương trình "Đấu trường 100" của VTV

Phải chăng VTV có vẻ vẫn đang thăng hoa trên con đường "ngu dân" của mình?
Trích 1 tí thông tin trên từ điển mở Wikpedia cho nhà đài thưởng lãm nhé: "Đỉa là một bộ sinh vật sống dưới nước thuộc ngành Giun đốt (Annelida) với đặc trưng cơ bản nhất là tổ chức cơ thể đã xuất hiện xoang cơ thể chính thức, cơ thể có phân đốt, hô hấp bằng mang. Cơ thể của Giun đốt nói chung cũng như Đỉa nói riêng gồm một chuỗi các đơn vị giống nhau được gọi là các đốt. Giữa các đốt có vách ngăn. Với cấu trúc này khiến cho mỗi đốt là một phần của cơ thể, có thể điều chỉnh ở một mức độ nhất định hoạt động chung của cơ thể. Đó là lý do chủ yếu cho việc khi cắt/gây tổn thương cá thể ở một số vị trí nhất định thì cá thể đỉa cũng như giun đốt có khả năng tái sinh và hình thành nên cá thể mới. Tuy nhiên, sự tái sinh này là hữu hạn, nếu làm phá vỡ cấu trúc thể xoang thì dù chỉ cắt cá thể ra làm đôi thì cá thể cũng không có khả năng tái sinh. Mặt khác, ngành Giun đốt đã xuất hiện hệ thống tuần hoàn kín, nên nó cũng sẽ không có khả năng tái sinh trong điều kiện đã phơi khô hoặc đốt cháy."
Và MC Thái Tuấn của chương trình này có vẻ như đã đọc qua thông tin này trên Wikipedia nên trông anh không tự tin và ngượng ngập khi giải thích về đáp án này.


Nếu ai còn chưa yên tâm về những thông tin mà trang Wiki này đưa ra thì có thể tự trả lời câu hỏi này: Trong Đông Y, đỉa được phơi khô, xắt thật nhỏ, sao vàng đậm mà dùng. Vị thuốc này gọi là "thủy điệt" hoặc "mã hoàng", có tác dụng làm tan huyết khối, trị mụn nhọt, phong lở... Vậy thì, người ta dám làm và uống vào cơ thể một thứ thuốc từ loài động vật mà "dù bị đốt thành than chỉ còn lại vài tế bào vẫn có thể phát triển thành một cá thể mới"?

Ngoài ra còn rất nhiều thông tin thú vị về loài động vật này mà các bạn có thể tham khảo tại trang web: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=936&ID=2437
Rõ ràng truyền thuyết về đỉa có thể sẽ còn gây tranh cãi dài dài trong thiên hạ nhưng sự xuống cấp về trình độ chuyên môn, kiến thức và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận không nhỏ những người làm truyền hình của VTV, qua những sự kiện liên tiếp gần đây, là bất khả phủ nhận.
Nguyễn Thanh Tùng
[...]

Categories:
Comments

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐÀI THVN (VTV)

Kính gửi : Ban Tuyên giáo Trung ương.

Đồng kính gửi:
- Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Tổng giám đốc Đài Truyền hình VN - ông Trần Bình Minh




Những ngày này, dư luận khắp Việt Nam, đặc biệt là những khán thính giả của VTV vô cùng bức xúc đối với những gì mà đài truyền hình quốc gia này đã làm trong thời gian vừa qua. Điểm chung là mọi người đều khẳng định “VTV đã đánh mất giá trị vốn có của nó mang tầm một nhà đài truyền hình quốc gia”. Mới đây, VTV giới thiệu một chương trình mới, Chuyển động 24h (CĐ24h), được giới thiệu là "cung cấp tới khán giả thông tin mới nhất về mọi mặt của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hóa, an ninh, xã hội, thể thao, giải trí trong và ngoài nước… Với tiêu chí “người đưa tin đầu tiên” – chương trình bao quát các sự kiện quan trọng, mới mẻ và lý thú trong ngày, đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân một cách cụ thể và nhanh nhất". Thậm chí, lãnh đạo chương trình CĐ24h đã khẳng định rằng họ sẽ "cạnh tranh với báo mạng", tức một thứ "rác" hổ lốn của truyền thông. Truyền đạt thông tin một cách khoa học, hiểu biết, có trách nhiệm là phải thẩm định nguồn gốc, sự chính xác của thông tin, bên cạnh đó còn phải đánh giá những tác động của thông tin đối với cộng đồng. Những điều đó không thể có được bằng cách làm tin chộp giựt (chưa nói đến việc xào nấu, bịa đặt,..) của báo mạng trước giờ và của CĐ24h ngày nay. Và thực tế đã chỉ ra nhiều trường hợp CĐ24h đã đưa ra nhiều thông tin không chính xác, bị dư luận phơi bày. Một đài truyền hình quốc gia, có nhiệm vụ chính là tuyên truyền, định hướng người dân về đường lối, chính sách của Đảng & Nhà nước nhưng lại có cách làm việc như những tờ báo lá cải như thế thì nó đã trở thành một công vụ phá hoại chính sách của nhà nước, đầu độc tư tưởng của nhân dân.

Mới đây nhất, chương trình CĐ24h lại làm "dậy sóng" dư luận với việc "đánh" tơi tả cậu cầu thủ trẻ Công Phượng chỉ vì một nghi ngờ mơ hồ về việc Công Phượng năm nay 19 hay 21 tuổi. Phải chăng đài truyền hình Việt Nam, cơ quan ngôn luận - truyền thông chính thức của đất nước Việt Nam, người dân Việt Nam đã thực sự không còn công việc xứng tầm để làm mà phải chạy đua với những trò câu khách rẻ tiền của các tờ báo lá cải, thứ rác rưởi văn hóa mà nhà nước đang cố gắng kiểm soát và xóa bỏ? Với "khát khao tìm hiểu sự thật" đến như vậy, tại sao VTV không tổ chức những chiến dịch điều tra các quan tham nhũng, vạch mặt những kẻ làm nghèo đất nước, những kẻ làm băng hoại giá trị truyền thống đạo đức người Việt Nam, những kẻ làm sói mòn niềm tin quần chúng vào Đảng vào chế độ,... để cùng góp phần đẩy lùi những căn bệnh thực sự của nước nhà vốn chưa có phương thuốc chữa trị hiệu quả. Những việc làm của CĐ24h như là giọt nước tràn ly đối với sự bức xúc của dư luận xã hội đối với cách làm việc của đài truyền hình quốc gia trong những năm gần đây.

Chưa ai quê được đám tang vị Tổng Tư Lệnh kính yêu của quân đội Việt Nam hơn một năm trước. Đài Truyền hình Việt Nam khi đó đã hứa hẹn sẽ truyền hình trực tiếp toàn bộ lễ quốc tang cho đồng bào trên toàn quốc, những người không có điều kiện để trực tiếp đến tiễn đưa vị Đại tướng anh hùng về với đất mẹ. Ấy vậy mà trong sáng ngày 12/10, thay vì truyền hình trực tiếp lễ viếng Đại tướng ở Nhà tang lễ Quốc gia, VTV lại chèn các chương trình lên sóng rất vô duyên, liên tiếp các tin thời sự chẳng ăn nhập đâu vào đâu. Điều này khiến cho khán giả có cảm giác như bị lừa, hụt hẫng và làm dấy lên nhưng hoài nghi trong dư luận về "một cái gì đó" trong nội bộ đội ngũ lãnh đạo Đảng và Nhà nước!

Tiếp tới sự việc giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, lúc mọi cảm xúc phẫn nộ tột độ của con dân nước Việt lại được dịp bung trào, VTV cho ra mắt bộ phim “Biển đông dậy sóng”. Nhưng vì cách làm ăn xổi ở thì, họ bê tuôn cả hình của lính ngụy "ăn mừng" trong khi đẩy lui được quân giải phóng trong trận đánh Xuân Lộc năm 1975 rồi gán ghép vào là lính ngụy chào đón quân giải phóng!
Hình ảnh "ăn mừng chiến thắng" tại phút thứ 3:12 trong tập 2 phim tài liệu "Biển Đông dậy sóng"

Chưa dừng lại ở đó, VTV còn định cho phép phát sóng bộ phim “Hải chiến Hoàng Sa”, một bộ phim do Cục tâm lý chiến của ngụy quyền Sài gòn phát hành sau khi để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc nhưng lại nhằm tuyên truyền láo công lao trong trận hải chiến này. Tuy nhiên, trước sự bức xúc của "cộng đồng mạng" nên bộ phim đó đã không được phát trên sóng truyền hình quốc gia, nếu không chúng ta lại một lần nữa được chứng kiến những tài liệu tâm lý chiến của chế độ tay sai chễm chệ trên nhà đài truyền hình quốc gia.

Ngay cả chương trình ngỡ như chỉ thuần túy về âm nhạc, nghệ thuật như “Giai điệu tự hào” lại cũng khiến người xem đài đặt thêm một đặt dấu chấm hỏi về trình độ văn hóa của nhà đài. Những nhận xét nông cạn, thiếu hiểu biết, lệch lạc và nhạt nhẽo của một số người được mời tham dự chương trình gây không ít bức xúc trong khán giả. Không ít giá trị lịch sử vô giá, vốn là niềm tự hào của dân tộc thông qua những ca khúc này đã trở thành "món hàng mặc cả" trong một cuộc chơi mà ranh giới giữa thiện và ác, giữa chính nghĩa và gian tà, giữa ánh sáng và tối tăm, giữa đẹp và xấu đã bị xóa mờ. Trên trang facebook của chương trình, một khán giả đã đưa ra ý kiến: “Xin chương trình và các nhạc sỹ, ca sỹ , đừng áp đặt “cái tôi” của mình vào mà mất đi cái tinh thần, cái hồn cốt của bài hát, không thể bơm ngực, gọt cằm, nâng mũi … để thành con manơcanh hoàn hảo đến từng milimet, nhưng vô hồn, mà lại nói rằng : “làm mới” để phù hợp với thị hiếu của khán giả trẻ. Tôi cho đó là một sự xúc phạm, kém hiểu biết”.

Dường như là một cuộc "tấn công tổng lực" vào mọi mặt đời sống xã hội, VTV tiếp tục thách thức người xem và văn hóa Việt với một chương trình “giáo dục giới tính” bằng “phim người lớn” trên kênh khoa học giáo dục VTV2. Phải chăng VTV2 cũng không muốn "thua chị kém em" trong cuộc đua kiếm tiền từ quảng cáo nên vứt bỏ tất cả sỹ diện của một đài truyền hình quốc gia để làm cái trò lố bịch này? Phải chăng VTV không đủ khả năng để làm một chương trình "giáo dục giới tính" thực sự theo đúng tiêu chí khoa học, lành mạnh và VÌ CỘNG ĐỒNG? Phải chăng VTV không thể làm nổi chức năng của nhà nước giao cho là "xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" mà thay vào đó là "nhập khẩu" nền văn hóa (thực chất là "vô văn hóa") từ ngoại quốc? Sự lố bịch tai hại ấy đã khiến một cậu học trò cấp 3 cũng phải lên tiếng, trong một bức thư ngỏ gửi bộ trưởng bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son, đăng trên mạng mà quý vị có thể tham khảo tại đây: http://www.leubao.vn/2014/11/tam-thu-gui-bo-truong-nguyen-bac-son-ve.html.

Trở lại chuyện Công Phượng, giờ đây mọi chuyện đã rõ ràng, chương trình CĐ24h đã lợi dụng sự nổi tiếng của một con người để đánh bóng chương trình của mình. Đạp con người ta xuống tận bùn đen nhưng vẫn giả nhân giả nghĩa kêu gọi: “Chúng tôi yêu em”. Tất cả nhân chứng, bằng chứng, từ người dân, thân nhân, đến cơ quan nhà nước thì VTV cho rằng sai. Ai trả lời theo ý đồ của chương trình mới cho rằng đúng. Viện dẫn luật thì yếu kém, sai lệch. Thử hỏi rằng CĐ 24h có thực sự tôn trọng khán giả và tôn trọng chính mình? Sự việc đã dấy lên hồi chuông báo động về đạo đức nghề nghiệp và đạo đức con người trong những người đang làm việc đại diện cho truyền thông nước nhà. Phải chăng CĐ 24h sẵn sàng bất chấp tất cả chỉ để thỏa mãn những mục đích thấp hèn của mình. Không chỉ khán giả mà có không ít đồng nghiệp cũng đã lên tiếng về thái độ “vô nhân tính” của những người làm chương trình. Không chỉ dừng ở góc độ đạo đức nghề báo, việc CĐ 24h thu thập những thông tin về đời tư của Công Phượng vi phạm nghiêm trọng vào điều 38, Bộ luật dân sự về Quyền bí mật đời tư, trong đó quy định Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Hành động chương trình CĐ 24h cố tình phát tán những hình ảnh đời tư đó thì người thực hiện chương trình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Để thực hiện điều mình muốn, những người làm chương trình CĐ24h đã làm những trò mà không ai có thể ngờ được như:
- "Hăm dọa" Công Phượng khi yêu cầu em phải lên tiếng và "hứa" rằng "em sẽ vẫn được đá bóng" ngay trên đài truyền hình quốc gia.
- Đăng tải nội dung mang tính miệt thị trên trang Facebook của Trung tâm tin tức VTV 24. Nguyên văn nội dung là: “Chỉ đến khi chết người ta mới biết được tuổi thật của các vận động viên. Bởi khi chết họ cần tên tuổi thật để thắp hương, cúng giỗ. Mời các bạn đón xem phần 2 sau ít phút”.
Sau khi những lời miệt thị đó bị cộng động mạng phản ứng dữ dội, đại diện VTV24H liền phát biểu với báo chí rằng"Page của nhà đài bị hack" nhưng qua một nhân viên khác tên Trúc Lê Mai thừa nhận những dòng đó là do nhân viên nhà đài đưa lên (xem hình bên dưới). Biết không thế chối cãi được giám đốc nhà đài VTV24H phải thừa nhận những lời nói đó do nhân viên của mình đưa lên. Qua đó chúng ta cũng đã thấy được sự trung thực của người làm báo ở đâu... Ngay những người đứng đầu nhà đài còn lươn lẹo kiểu đó thử hỏi cái câu" Chúng tôi cần sự trung thực" của họ nghe có vẻ không thực tâm.
- Khi sự việc của CĐ24h đang ở trong "tâm bão", VTV3 cho phát sóng phim hoạt hình "Gắp xương cho thầy" trong chương trình Quà tặng cuộc sống tối 19/11, ngay dịp cả nước cùng tri ân những người thầy. Tất nhiên, chương trình này và VTV lại được nhận thêm sự phản ứng mãnh liệt của khán giả cùng án phạt 30 triệu đồng từ bộ Thông tin - Truyền thông. Có điều, một câu hỏi được đặt ra là: liệu có phải VTV đã cố tình làm việc này (chiếu phim nhằm thời điểm dễ gây tổn thương nhất cho người xem và đối tượng được phản anh và thậm chí nhấn mạnh bằng việc thêm chữ "cho thầy" vào tựa phim) để "chia lửa" với chương trình CĐ24h đang bị phản đối mạnh mẽ? Họ muốn hướng dư luận sang một hướng khác? Nếu thực sự là như vậy, chúng ta có thể thấy VTV đang coi thường người xem đến mức nào!



Kính thưa Ban Tuyên giáo TW,
Kính thưa Bộ trưởng bộ Thông tin - truyền thông,

VTV là một cơ quan truyền thông quốc gia, là bộ mặt của quốc gia đối với bạn bè thế giới, là vũ khí đắc lực của Đảng và Nhà nước trong việc tuyên truyền tư tưởng, chính sách, đặc biệt là về chính trị - văn hóa để xây dựng một xã hội, con người Việt Nam theo định hướng XHCN. Thế nhưng hiện nay, nhiều chương trình của VTV không có tính chọn lọc, chạy đua theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận nhỏ trong xã hội gây không ít thất vọng trong khán giả của VTV.

Là một khán thính giả của VTV, với nghĩa vụ công dân của mình và đại diện cho tiếng nói của đông đảo người xem truyền hình, tôi khẩn thiết đề nghị cơ quan Tuyên giáo, Bộ Thông tin truyền thông cần ngồi lại với VTV để đánh giá lại chức năng, nhiệm vụ của VTV và đặt nó trở lại đúng vị trí của mình. Đặc biệt, cần xem xét có nên tiếp tục phát sóng chương trình CĐ24H, chương trình "phim người lớn" nữa hay không? Bên cạnh đó, thiết nghĩ dư luận cũng cần câu trả lời thỏa đáng về việc xử lý những người liên quan trong chương trình CĐ24H như thế nào. Làm sao để những trò lố này không còn lặp lại nữa trên một đài truyền hình quốc gia cũng như trên các phương tiện truyền thông nghiêm túc khác?

Cám ơn và mong mỏi sự can thiệp nhanh chóng của quý cơ quan!
TPHCM, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Linh Nguyễn

[...]

Categories: ,
Comments

Chuyện ông Trần Quốc Hải sang Campuchia sửa chữa và "chế tạo" xe bọc thép đáng lý ra là một chuyện vui, đáng tự hào về tay nghề của một người thợ Việt Nam nhưng qua "định hướng" của một số "lều báo", nó trở thành một trò lố, thậm chí được lợi dụng để hướng dư luận vào trò "đâm bị thóc, chọc bị gạo" đối với các chính sách của nước ta. Trước khi đi vào chi tiết, cần phải khẳng định rằng tôi rất tôn trọng tâm huyết, khát vọng sáng tạo và mến phục tài năng của cha con ông Hải. Nhưng với những gì mà báo chí và ông đã thể hiện trong những ngày vừa qua, tôi không thể không lên tiếng để làm rõ một số điều..


1. "Đại tướng quân"?
Sau khi ông Hải được Hoàng gia Campuchia tặng thưởng huân chương, một số báo Việt Nam với bản chất la liếm của mình thay nhau tung hô ông Hải thành một "Đại tướng quân" như thể ông thực sự là một quan chức cấp cao của quân đội Campuchia. Không rõ đây là sự ấu trĩ, thô thiển của người làm báo hay là một trò "hô phong hoán vũ" để câu khách và "xỏ mũi" dư luận như thói quen của họ?

Huân chương của cha con ông Hải nhận được thực chất là một loại huân chương hữu nghị của Hoàng gia Campuchia, có tên tiếng Anh là "The Royal Order of Sahametrei". Huân chương này được dùng để trao tặng cho những cá nhân, tổ chức nước ngoài có những đóng góp nhất định cho vương quốc Campuchia, trên mọi lĩnh vực. Đây là một hệ thống khen thưởng có từ thời Pháp thuộc và "nhái" theo "Bắc đẩu bội tinh" của Pháp. Khởi thủy của Bắc Đẩu Bội Tinh là do Naponelon lập ra để tặng thưởng cho những cá nhân hoặc tổ chức (cả dân sự và quân sự) có đóng góp đặc biệt cho nước Pháp. Những người được tặng thưởng Bắc đẩu bội tinh sẽ trở thành một thành viên trong Légion d'honneur (đội quân danh dự). Vì theo hình thức một đội quân thời phong kiến ở phương tây và cho những người "có đóng góp", những cấp bậc của hệ thống huân chương này tượng trưng cho các cấp bậc chỉ huy trong quân đội phong kiến & theo nghĩa là "đội quân hiệp sỹ" (nhưng là danh dự - "có tiếng mà không có miếng"). Huân chương này được chia làm 5 cấp như sau:

1. Grand croix / Grand cross (Moha Serivodho or Mohasereivadh) - Tạm dịch "đại thập tự", hiểu là huân chương hữu nghị hạng nhất.
2. Grand officier / Grand officer (Vorsenea) - Tạm dịch "sỹ quan cao cấp", hiểu là huân chương hữu nghị hạng nhì.
3. Commandeur / Commander (Thipden) - Tạm dịch "chỉ huy", hiểu là huân chương hữu nghị hạng ba.
4. Officier / Officer (Senea) - Tạm dịch "sỹ quan", hiểu là huân chương hữu nghị hạng tư.
5. Chevalier / Knight (Assarutti) - Tạm dịch "hiệp sỹ", hiểu là huân chương hữu nghị hạng năm.

Cha con ông Hải được tặng thưởng loại thứ 2, chẳng hiểu sao được "chuyển ngữ" thành Đại tướng quân? Hãy xem những gì mà báo chí thổi phồng dưới đây có lố bịch không?
Và cha con ông Hải đã được Thủ tướng Campuchia Hun Sen trao tặng “Huân chương Đại tướng quân” – Huân chương cao quý nhất của Hoàng gia Campuchia (Lao Động - ngày 14/11/2014).
Ông Hải thật thà cho biết, số tiền đi kèm huân chương chỉ có vài ngàn USD. Tuy nhiên, sau khi phong tướng, cả gia đình ông được biệt đãi rất trịnh trọng. Cuộc sống, sinh hoạt của gia đình ông hưởng đúng tiêu chuẩn cấp tướng. (Một thế giới - ngày 13/11/2014).
Ngay cái tiêu chí đầu tiên của nghề làm báo là TRUNG THỰC, xem ra đã chẳng có báo nào thực hiện nổi!
Huân chương cha con ông Hải nhận được là loại Grand officier

2. Giá trị của "Đại tướng quân"
Vì là huân chương hữu nghị nên mục đích chính của nó là ghi nhận sự đóng góp của người được tặng thưởng đối với hoàng gia, chính phủ hoặc nhân dân Campuchia. Giá trị tiền thưởng khoảng "vài ngàn USD" (như ông Hải thổ lộ). Và không chỉ cha con ông Hải mà trước đó có rất nhiều người Việt Nam đã từng được tặng thưởng loại huân chương này (nhưng có lẽ không đủ "thơm" để các "lều báo" la liếm!). Ví dụ:
- Gần đây nhất, tháng 9/2014, huân chương này được trao cho các ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; ông Vũ Mão, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia; ông Đào Xuân Cần, Chủ nhiệm Liên minh hợp tác xã Việt Nam; ông Nguyễn Hải Giang, Phó Chủ nhiệm Liên minh hợp tác xã Việt Nam; Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Tổng Thư ký Giáo hội phật giáo Việt Nam và ông Lý Quang Bích, Phó Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia. (http://www.vietnamplus.vn/don-nhan-huan-chuong-do-vuong-quoc-campuchia-trao-tang/279738.vnp)
- Tháng 7/2012, 5 cá nhân và tập thể ở Kon Tum được trao tặng huân chương này "vì đã có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố, xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện láng giềng tốt đẹp Việt Nam và Campuchia, giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Rattanakiri". (http://dantri.com.vn/chinh-tri/campuchia-trao-tang-huan-chuong-huu-nghi-cho-5-ca-nhan-tap-the-tinh-kon-tum-618460.htm).
- Doanh nhân, cựu chiến binh Phạm Đức Quảng đã có nhiều đóng góp về kinh tế cho Campuchia nên "là một trong số các doanh nhân đầu tiên của Việt Nam được nhà Vua và Chính phủ Hoàng gia Campuchia trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương Đại Hiệp Sĩ và tên anh được đặt cho một con đường khu vực Bộ Tư lệnh cảnh vệ, tại Phnôm Pênh" (http://www.cuuchienbinhtphcm.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=212:nho-cau-giup-ban-la-tu-giup-minh&catid=82:gng-ngi-tt-vic-tt&Itemid=192).
......

Và theo thông tin "bên lề" của một số người có kinh nghiệm về Campuchia thì bạn chỉ cần một khoản tiền kha khá là có thể "mua" được một cái danh "tướng quân" bên Campuchia để được "hai bên có lính hầu đi dẹp đường" rồi đó. Các "lều báo" Việt ta lắm tiền, thử một lần xem sao?! :D

3. Giá trị sử dụng của "xe thiếp giáp ông Hải"
Đã có nhiều bài trên các mạng xã hội phân tích về khía cạnh tính khả dụng của các xe mà ông Hải sửa chữa, "chế tạo" trong quân sự. Một trong những bài đó, bạn có thể tham khảo tại đây. Tuy nhiên, dù không phải là người có chuyên môn về quân giới, cơ khí nhưng tôi cũng xin nói thêm vài điều về những điều mà chỉ cần "nhìn ảnh, đọc báo" cũng biết. Trước hết, cần lưu ý rằng thông tin về việc cha con ông Hải sửa chữa, "chế tạo" xe thiết giáp tại Campuchia chỉ đến từ phía ông Hải và báo chí Việt Nam và được một số trang tiếng Anh đăng tải lại, nên chúng ta không có được sự đánh giá cụ thể, nghiêm túc và khoa học từ những người có chuyên môn.

Thứ nhất, ông Hải nói "nhiều xe bọc thép của họ hư hỏng, không khởi động được", "rất nhiều chuyên gia, kỹ sư từ Ukraina, Nga và cả Việt Nam sang sửa chữa cũng không được". Tôi không phải là không muốn tin vào những điều ông nói nhưng quả thực tôi rất thắc mắc là ở Nga, ở Ukraina họ sản xuất ra loại xe này và hàng ngày vẫn sản xuất ra các loại chiến xa tân tiến hơn, nhẽ nào họ không làm nổi cái việc cho động cơ khởi động? Về Việt Nam, xin mời ai nghi ngờ thì cứ lên google, gõ từ khóa về "nâng cấp tăng thiết giáp" thì thấy các đơn vị quốc phòng VN đang làm những gì (mà chỉ là "bề nổi" thôi nhé!).

Thứ hai, ông Hải nói về việc thay động cơ xăng bằng động cơ dầu diezel. Như vậy, ông Hải đã làm cái việc mà "rất nhiều chuyên gia, kỹ sư từ Ukraina, Nga và cả Việt Nam sang sửa chữa cũng không được", tức làm cho xe chạy được, bằng cách "thay động cơ" của xe (!). Quả thật là các vị "chuyên gia, kỹ sư" kia quá kém thật, có vậy mà không nghĩ ra!!! Còn chuyện "chỉ tốn 25 lít dầu diesel cho 100 km thay vì phải mất 45 lít xăng như trước kia" thì xin miễn bàn vì không có thông tin cụ thể (chẳng hạn như "công suất máy"). Nhưng xin trích ra đây một phần bài viết của ông Thanh Huy gửi cho báo BBC Việt ngữ về vấn đề này để cùng tham khảo: "Khách quan mà nhìn lại việc ông Hải sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 với trọng lượng 7,7 tấn là một việc hết sức bình thường khi mà ở Việt Nam số lượng người làm nghề sửa chữa thiết bị khá đông và đa số họ hoàn toàn làm được. Việc thay động cơ xăng với kỹ thuật, công nghệ chế tạo từ thập niên 60 bằng một động cơ diezel tương đồng với công nghệ hiện đại là việc làm đơn giản. Hiệu quả tăng công suất thiết bị, lượng tiêu hao nhiên liệu giảm đi khoảng 1,5 lần là mặc định.".

Thứ ba, về chiếc xe mới mà ông Hải "chế tạo" thì ngoài các bất cập về kỹ thuật quân sự như các bài viết khác đã nói, cần phải xác định rằng đây là một chiếc xe ông Hải lắp ráp lại từ các linh kiện mà ông ấy mua được và công sức lớn nhất của ông là tạo ra bộ khung, vỏ cho nó từ thiết kế của mình (theo mẫu thiết giáp V300 của Mỹ). Điều đó có quá khó khăn với các anh thợ cơ khí khéo tay Việt Nam hay không?! Vậy ta bàn về cái phần "của ông Hải" trong chiếc xe này, tức "bộ giáp". Dù không có đủ các thông số cần thiết để đánh giá nhưng nhìn độ dày của lớp lá chắn cho xạ thủ và nắp tháp súng thì quả thật cũng rất đáng lo ngại về khả năng chống đạn của nó. Hãy tham khảo ảnh dưới để thấy một viên đạn AK có thể xuyên qua tấm thép 10mm dễ dàng thế nào.
Đây là một tấm thép dày 10 mm, có 2 vết đạn súng ngắn K59 và súng trường tiến công AK-47. Vết đạn súng AK-47 đã xuyên từ bên này qua bên kia tấm thép.
Chiếc xe do ông Hải "chế tạo"

Thứ tư, về giá cả: theo Vnexpress, ông Hải được trả công 25.000USD cho mỗi chiếc xe được sửa chữa (chưa kể phụ tùng, trang thiết bị) và mất 200.000USD cho "tổng chi phí mua sắm thiết bị, trả tiền nhân công" (tức chưa kể phần "tiền lời" của ông ấy) đối với xe mới. Như vậy là đắt hay rẻ? Tham khảo một trang chuyên bán các loại tăng thiết giáp cũ thời Liên Xô ở Ukraina, giá của các xe "đời mới" hơn loại BRDM-2 mà ông Hải "nâng cấp", chẳng có cái nào quá 30.000USD (!). Tất nhiên, những xe này đã bị gỡ bỏ các trang bị quân sự nhưng các bộ phận quan trọng nhất của nó là giáp, động cơ,... thì còn nguyên vẹn. Nếu các bạn có nhu cầu thì chọn loại nào: mua một chiếc BRDM-2 (từ 1962) không chạy được và bỏ ít nhất 50.000USD ra sửa chữa, nâng cấp (ông Hải bỏ 25.000USD ra sửa cái xe đầu tiên và được thưởng công 25.000USD cho mỗi xe sửa) hay bỏ khoảng 40.000USD - 50.000USD (gồm vận chuyển và các phí khác - bỏ qua thuế má vì mua cho quân đội) mua các xe thiết giáp đời 7x và gắn thêm súng ống?
Một chiếc xe BRT-60MTD, sản xuất năm 1979, được giới thiệu là trong "tình trạng tuyệt hảo" được rao bán giá 25.000USD
Như vậy, có thể đánh giá sơ bộ, những chiếc xe của ông Hải có lẽ được lữ đoàn 70, một lữ đoàn cảnh vệ, chống khủng bố - bạo động,.. sử dụng như một công cụ trấn áp biểu tình (và "duyệt binh") chứ còn xét về tính năng quân sự thực sự thì e rằng còn nhiều điều phải nói. Và như những điều đã phân tích ở trên, có lẽ nhận xét dưới đây của một bạn trên internet về vấn đề này khá là hợp lý và thú vị:
"Mấy ông bạn K thừa biết trang bị chơi vậy thôi, chứ làm gì có đánh nhau trong thời gian này mà lo bại lộ chuyện áp phe làm hàng dỏm kiếm tiền. Một thời gian sau,về hưu rồi thì xe cũng thanh lý theo , tạo điều kiện cho đàn em sau này mua sắm cái khác kiếm ăn. Còn chuyện cải tiến tầm bắn 7m là do lo sợ dân biểu tình tiếp cận chiếm xe giống ở Ucraina, trong khi xe thiết giáp ở K chủ yếu là dùng thị uy trấn áp biểu tình. Mai mốt lỡ như có dân biểu tình ở K mà bị chết vì sự cải tiến này thì mối thù Youn càng nặng hơn! Giả sử có đánh nhau với VN, mấy chiếc xe kiểng này tiêu tùng nhanh chóng, ông Hải sẽ bị truy lùng tội làm gián điệp phá hoại quân lực hoàng gia. Xem ra hòa bình hay chiến tranh gì thì ông Hải cũng gặp nguy trong nay mai ! lợi bất cập hại rồi ông ơi!"

4. Chuyện "làm khoa học"
Ông Hải có vẻ như rất mê cái danh xưng "nhà khoa học". Ông và các báo la liếm ăn theo, liên tục giật gân về việc "được gọi là nhà khoa học" để từ đó kết luận là "ở đó làm khoa học sướng lắm, không cần bằng cấp gì cả". Trên cơ sở đó, ông Hải và các báo cũng không quên tranh thủ "đá giò lái" về phía Việt Nam cứ như thể đất nước này, thể chế này thực sự không biết "trọng tài" của ông vậy.
Ngay cả việc nói nên những điều này đã chứng tỏ rằng ông Hải và các báo đang làm những việc phi khoa học.

Thứ nhất, cần làm rõ thế nào là một nhà khoa học. Theo tổng hợp của trang tự điển mở Wikipedia thì:
"Nhà khoa học, theo nghĩa rộng, là người tham gia vào những hoạt động mang tính hệ thống nhằm thu được tri thức trong một lĩnh vực nào đó. Theo nghĩa hẹp hơn, một nhà khoa học là người áp dụng các phương pháp khoa học trong nghề nghiệp của họ".
Mà "phương pháp khoa học" là gì?
"Phương pháp khoa học là một bộ các kỹ thuật nhằm nghiên cứu các hiện tượng, mục đích là để thu được kiến thức mới, hoặc chỉnh sửa và gắn kết với các kiến thức trước. Để được coi là khoa học, phương pháp điều tra phải được dựa vào việc thu thập chứng cứ thực nghiệm hoặc chứng cứ đo lường được, tuân thủ theo những nguyên tắc lý luận cụ thể.".

Vậy việc "thay động cơ", "độ" lại xe hay thậm chí là lắp ráp một chiếc xe mới từ những linh kiện có sẵn và "tấm áo" mới thì có phải là một công việc của một nhà khoa học? Việc được một người nào đó, trong một lúc nào đó gọi là nhà khoa học thì nghiễm nhiên ông Hải là một nhà khoa học?!

Thứ hai, nếu thực sự ở Campuchia, người ta có thể "thích làm gì thì làm, không cần bằng cấp, giấp phép gì cả" thì ông Hải và các ông "lều báo" nên lấy làm tiếc cho dân Campuchia vì họ đang được bảo hộ bởi một chính quyền không quan tâm gì đến lợi ích của họ và nên mừng vì những gì nhà nước Việt Nam đang lo lắng cho họ. Tại sao ư? Cứ thử tưởng tượng một "khoa học gia tự phong" nào đó nổi hứng nghiên cứu về bom, chất nổ,... trong một khu dân cư, hay một vị nổi hứng chế xe thiết giáp để bán cho các phe phái chống chính quyền thì sẽ thế nào? Chắc hẳn là chính quyền Campuchia sẽ mặc kệ vì "anh làm được gì thì cứ làm" nhỉ?
Có thể ở Campuchia, người ta có chính sách thông thoáng hơn về việc "làm khoa học" nhưng cần phải hiểu rằng, đó chưa chắc đã là thế mạnh mà rất có thể là những lỗ hổng về việc quản lý. Chẳng có một chính quyền nghiêm túc nào cũng như chẳng có hiệp hội khoa học nào mà dễ dãi trong việc "làm khoa học" cả!
Ông Hải và báo chí "xỏ xiên" về những trở ngại của phía chính sách nhà nước khi "làm khoa học" thì tôi cũng cảm thấy không được thuyết phục vì rõ ràng, nếu gọi cách tạo ra các sản phẩm của ông Hải là "làm khoa học" thì hàng ngày, hàng giờ vẫn có hàng trăm, hàng ngàn người trên khắp Việt Nam đang tự do thực hiện sự sáng tạo đó đấy thôi. Thậm chí, đài truyền hình quốc gia có hẳn chương trình Nhà sáng chế để dành riêng phục vụ nhu cầu sáng tạo của người dân Việt.

Không biết là ông Hải có từng đăng ký chương trình này hay không nhưng tôi nghĩ là cho dù ông ấy có đăng ký thì cũng chẳng gặt hái được kết quả gì nhiều vì các sản phẩm của ông ấy rõ ràng chỉ là mô phỏng lại những gì có sẵn (thêm chút cải tiến như ... đẩy xạ thủ nhô cao lên khỏi tháp súng làm mồi cho đạn đối phương!) chứ không thỏa mãn các tiêu chí của sáng chế, là "một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được".

5. Về những "trực thăng ông Hải"
Nhân chuyện những chiếc xe này, ông Hải và báo chí lại khơi gợi lại chuyện những chiếc máy bay trực thăng mà ông Hải đã chế tạo. Để thấy những gì ông Hải đã làm được đối với sản phẩm của mình và "trở ngại" từ phía cơ quan chức năng như thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết của nhà báo Thu Uyên (VTV), người có mối liên hệ trực tiếp với sự kiện này:
Chuyện anh Hải chế máy bay trực thăng: (Xe bọc thép là chuyện khác, tôi không biết nên không ý kiến)
Cuối 2005 đầu 2006, khi anh Hải và anh Danh lắp xong 1 chiếc trực thăng nữa (cả 2 chiếc đều chưa thể bay), báo chí viết: "Hai Lúa chế tạo máy bay!" rất phấn khích. Lúc đó tôi vừa làm "Tại sao không?", liền cùng bạn biên tập Thủy Trà về ngay Suối Dây, Tây Ninh xem thực hư ra sao. Nhà anh Hải nghèo, 2 mô hình máy bay nằm ở 2 gian lợp tôn. Máy bay thứ nhất động cơ xe Zin, ghế nhựa buộc dây thép, ống sắt. Mô hình thứ hai gắn Honda hay Kole gì đó, bộ phanh ga cũng là của động cơ trên, tôi không còn nhớ, phủ sắt gò sơn trắng gồ ghề. Cánh quạt kiếm từ phế liệu chiến tranh. Riêng cửa kính trước anh Hải kể phải đi lùng ở chợ Dân Sinh rất lâu. Gia đình rất thân thiện và lúc đó anh Hải anh Danh chỉ mong làm sao được các nhà khoa học chứng nhận cho sáng chế này. Mặc dù trước đó, mô hình trực thăng đầu tiên không bay được, khi mang ra đồng thử nghiệm thì không thể cất cánh, địa phương phải yêu cầu dừng vì sợ chết người, nhưng anh Hải vẫn được địa phương cử đi dự Hội nghị tôn vinh những Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới toàn quốc, điều đó chứng tỏ chính quyền ủng hộ anh đến thế nào. Và anh đã nói, nhờ vinh dự đó mà anh quyết chế chiếc thứ hai!
Anh Hải là người tâm huyết và lắm sáng kiến, lại khéo tay. Lúc đó chúng tôi hỏi anh làm gì để sinh sống và có tiền chế máy bay, thì anh chỉ những chiếc xe tải nhẹ chở mía chạy qua, bảo chúng đều do anh độ, để tăng hiệu suất chở mía. Nông dân quanh vùng đều đến anh để cải tiến xe của họ. Ngoài ra, anh còn đang chế một vài loại công cụ làm ruộng khác, và anh chỉ cho chúng tôi xem 1 cái máy bừa.
Đúng kiểu "Tại sao không?", chúng tôi đam mê cái đam mê của anh, và quan tâm xem điều gì đã thúc đẩy anh nghĩ tới máy bay trực thăng, anh mở máy tính, cho xem khoảng 30 tấm ảnh download từ internet về các loại máy bay trực thăng từ thời ban đầu của chúng. Bản vẽ hai chiếc máy bay rất sơ sài và thuần túy là mô hình, ngay từ đầu chúng tôi đã thấy không mang yếu tố cơ khí chính xác.
Tôi giới thiệu các anh với ba tôi, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyên, khoa Cơ khí, bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách khoa Hà Nội. Các anh rất phấn khởi và trong tháng đó đã ra ngay Hà Nội để gặp ba tôi. Nhận xét của ba tôi là: Anh Hải và anh Danh không nắm kiến thức cơ bản, cụ thể nhất là trọng tâm máy bay ở đâu thì không xác định được. Các kiến thức như khí động lực, cơ học các vật thể bay lại càng không có. Do đó, 2 vật thể được tạo ra chỉ mang tính chất mô phỏng, chỉ là mô hình máy bay trực thăng. Cả nhà tôi yêu mến sự nhiệt tình của các anh, Ba tôi tặng 2 anh quyển "Mục đích cuộc sống", hồi ký của Công trình sư Yakovlev, cha đẻ của máy bay trực thăng YAK. Và ông giới thiệu hai anh với Bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không ĐHBK Hà Nội, lúc đó Phó tiến sĩ Nguyễn Thế Mịch, phụ trách về Kỹ thuật hàng không đã sẵn sàng lập 1 nhóm vào Tây Ninh giúp 2 anh nghiên cứu và điều chỉnh lại, trước nhất là tìm trọng tâm của máy bay, mọi chi phí do Bộ môn chịu. Tôi nhớ hai anh phấn khởi lắm, lên ngay kế hoạch và điện thoại qua lại, gửi ảnh gia đình rất vui.
Nhưng chỉ sau độ nửa tháng, anh Hải có "báo tin vui" với ba tôi, là hội Cựu chiến binh với 1 ông tướng bộ binh về hưu nào đó vừa tới thăm và cam kết sẽ yêu cầu các cấp chính quyền công nhận sáng chế của các anh. Rồi anh được một số người quân sư viết thư lên Chủ tịch nước. Rồi, diễn ra 1 chương trình Người đương thời về 2 anh, trong đó có nhà khoa học phản biện rằng máy bay như thế không thể bay được. Nhưng có lẽ anh Hải chỉ cần được công nhận.
Báo chí sau đó thỉnh thoảng lại xới lên là Hai Lúa còn chế được máy bay, coi đó là "cái tát nhẹ" đối với các trường, viện, các kỹ sư nói chung. Ngay như thông tin là chiếc máy bay thứ hai được trưng bày ở Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York trong mấy tháng, không ai chú ý rằng đó là do 1 nghệ sĩ gốc Việt giới thiệu như một tác phẩm nghệ thuật đương đại trong Project Gallery. Một mô hình.
Năm 2007, sau khi khảo nghiệm nhiều lần, Bộ Quốc phòng đã kết luận: máy bay này không có bản vẽ, không tiêu chuẩn kỹ thuật về khí động học, độ bền kết cấu, dung sai các phần tử, nhất là phần tử chuyển động quay, lắp ráp cũng sai nguyên lý điều khiển của máy bay trực thăng. Động cơ chế chỉ có khả năng nâng một nửa trọng lượng của vật thể. Cần lái không điều khiển được theo ý của người lái, nếu có nhấc lên khỏi mặt đất sẽ vô cùng nguy hiểm. Bộ Quốc phòng khuyến cáo dừng ngay việc thử nghiệm máy bay. Như vậy là chính quyền và quân đội mất nhiều công để bảo vệ tính mạng cho anh và những người xung quanh.
Một điều chắc chắn rằng, có những sáng chế đơn giản, sáng ý là làm ra được, như cái phin cà phê bằng giấy, hay cái máy bừa. Nhưng trực thăng không phải là cái có thể sáng chế ra kiểu nhanh trí như thế. Nhiều bài báo về anh Hải cũng mắc tội nhanh trí khôn, nghe - chép, nhìn - mô phỏng. PV Việt ngữ BBC sang bên Tây rồi cũng không khá gì hơn. Cái ý "Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học" làm tôi thấy phì cười. Và chủ ý của bài viết, "Đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN" thật thô thiển. Anh Trần Quốc Hải có lẽ là người nông dân được ưu ái nhất trong số những người cần cù lao động và tự chế tạo những công cụ cho mình.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuyên đang hướng dẫn ông Hải các kiến thức về trực thăng
Như vậy việc ông Hải và báo chí kêu gào về cái gọi là "bằng sáng chế" cho những chiếc trực thăng KHÔNG BAY ĐƯỢC đó và ta thán trên báo ngoại quốc là "Đam mê của tôi không được khuyến khích ở Việt Nam" thực sự là một trò hề vì áp dụng theo tiêu chí của "sáng chế" nêu trên thì không rõ những sản phẩm này đã đạt được điều gì và quan trọng nhất, đã được thẩm định và xác nhận như thế nào? Khi kêu gào những điều này, ông Hải và báo chí có đưa ra được bất kỳ bằng chứng gì về sự thành công của các sản phẩm này không? Hay họ nghĩ việc những chiếc "trực thăng không biết bay" này được mua, đưa ra nước ngoài và trưng bày như một MÔ HÌNH là một thành công của sự SÁNG CHẾ? Nếu vậy thì có được mấy sự khác biệt về giá trị sử dụng giữa "sáng chế" này và các mô hình máy bay từ phế liệu khác?
Cùng chung giá trị ... trưng bày
6. Kết luận
Như đã nói ở phần mở đầu, tôi không hề có ý định phủ nhận tài năng và tâm huyết của cha con ông Hải nhưng việc thổi phồng một cách quá lố về những gì ông Hải làm được và từ đó "đâm bị thóc, chọc bị gạo" về các chính sách, chế độ đãi ngộ nhân tài của Việt Nam của báo chí (đặc biệt là các bài trên báo Một thế giới) là một việc làm đáng lên án. Trong những ngày vừa qua, dư luận xã hội, đặc biệt là các "cư dân mạng" đã sôi sục, bức xúc theo những gì mà các báo đăng tải, định hướng. Không chỉ là trên mạng, trong hội thảo "Tự hào Việt Nam" của báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 16/11/2014, có sự tham dự của ông Dương Trung Quốc (ĐBQH) và bà Phạm Phương Thảo (cựu chủ tịch HĐND TPHCM), một cử tọa đứng tuổi đã rất bức xúc phát biểu về vấn đề này (theo những gì được báo chí "định hướng") trong sự đồng tình của đám đông cử tọa. Tất nhiên, khó có thể trách dư luận được vì thực tế họ cũng chẳng phải là những người có chuyên môn, không được mục sở thị các sản phẩm của ông Hải, lại tin tưởng vào những gì "báo chí cách mạng" đăng tải nên tự "nuốt thuốc độc" mà không biết. Nhưng xin thưa với "dư luận" là các bạn cũng nên chịu khó sờ lên đầu mình mỗi khi đọc các tin tức giật gân trên báo chí, truyền thông để xem mình có vô tình mọc thêm đôi tai dài nào không. Hãy tự trau dồi mình trở thành những "người tiêu dùng (thông tin) thông thái" nếu không muốn trở thành "lừa" cho "lều báo" nó chăn.

Nói đi thì phải nói lại, các nhà quản lý của các cơ quan của các cơ quan có liên quan đến việc phát triển khoa học - công nghệ nước nhà cũng cần phải xem xét lại các quy trình làm việc của mình đã tốt chưa, cần thêm bớt những gì để tạo sự thông thoáng trong quy trình hành chính cho những người ham thích sáng tạo của Việt Nam cũng như tích cực tìm cách để khuyến khích họ. Các vị cũng nên nghĩ đến việc cần có người đại diện đứng ra để phản bác những thông tin sai trái của báo chí đối với lĩnh vực của mình, thậm chí kiện những tờ báo cố tình làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan mình, tránh cảnh "một mình một chợ" của giới truyền thông như hiện nay. Làm được như thế, các vị cũng đóng góp không nhỏ vào việc làm trong sạch môi trường thông tin truyền thông tại Việt Nam đó.
Nguyễn Thanh Tùng

Tài liệu tham khảo:
http://en.hanoi.vietnamplus.vn/Home/Six-Vietnamese-receive-Cambodias-Royal-Order-of-Sahametrei/20149/3884.vnplus
http://www.indochinamedals.com/cambodia/cm04_royal_order_of_sahametrei.html
http://motthegioi.vn/xa-hoi/phat-ngon/dai-tuong-quan-hai-lua-viet-duoc-campuchia-cap-xe-hoi-biet-thu-hoanh-trang-121059.html
http://dantri.com.vn/chinh-tri/campuchia-trao-tang-huan-chuong-huu-nghi-cho-5-ca-nhan-tap-the-tinh-kon-tum-618460.htm
http://www.cuuchienbinhtphcm.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=212:nho-cau-giup-ban-la-tu-giup-minh&catid=82:gng-ngi-tt-vic-tt&Itemid=192
http://www.vietnamplus.vn/don-nhan-huan-chuong-do-vuong-quoc-campuchia-trao-tang/279738.vnp
http://www.moma.org/explore/inside_out/2010/10/18/a-different-kind-of-helicopter-projects-93-dinh-q-le/
http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20141111/huan-chuong-dai-tuong-quan-campuchia-tang-hai-cha-con-nguoi-viet/670134.html
http://motthegioi.vn/tieu-diem/dai-tuong-quan-hai-lua-che-tao-xe-boc-thep-lam-khoa-hoc-xu-minh-buon-lam-120598.html
http://m.laodong.com.vn/vu-khi/cha-con-hai-lua-che-tao-xe-thiet-giap-cho-campuchia-phan-2-268155.bld
http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=447147&ChannelID=10
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hanh-trinh-che-xe-boc-thep-cho-campuchia-cua-nong-dan-tay-ninh-3106233.html
https://www.facebook.com/beloved.mamacat/posts/10152754468769718
http://www.sovietarmor.com/catalog/armored/btr_60.html
http://nguoidongbang.blogspot.com/2014/11/xe-thiet-giap-ong-hai-co-gi-ma-am-i.html
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/199320/-sieu-pham--truc-thang-cua-nong-dan-binh-duong.html
[...]

Comments

Sau khi tạo dư luận về vụ việc của Công Phượng, Chuyển động 24h (CĐ 24h) tiếp tục diễn một màn kịch nhằm câu view, tăng tỉ lệ người xem chương trình (rating ) khi mời vị nhà văn Nguyễn Quang Vinh đến trường quay để thực hiện phần bình luận.
Xin miễn bình luận thêm.

Nói đây là một vở kịch nhạt nhẽo bởi khi vị nhà văn này chuyển đề tài sang vụ việc của Công Phượng thì ngay lập tức phông nền phía sau chuyển hình ảnh sang hình Công Phượng. Thậm chí, khi ông ta đọc đến phần bình luận của khán giả xem truyền hình (để chứng tỏ đây là bằng chứng độc lập do ông ta đưa ra) thì ngay lập tức phông nền cũng trình chiếu đoạn bình luận của người khán giả đó. Không hiểu rằng nhân viên của VTV siêu đến như thế nào có thể thực hiện ngay lập tức việc tìm kiếm, cắt hình và trình chiếu lời bình luận trong vòng chưa đến 2 giây (?)
Và độ kịch tính của chương trình ngày 15/11/2014 được đẩy lên cao khi hai "kịch sỹ" đốp chát với nhau về lời xin lỗi đối với Công Phượng và sự hứa hẹn: continue … Đồng thời, sau khi chương trình được phát sóng, cả hai bên đã lên facebook chỉ trích lẫn nhau nhằm tăng độ "gay cấn và hấp dẫn" cho vởi kịch.
Chương trình trưa ngày 16/11/2014, vẫn với mục tiêu "cao cả" nhằm nêu cao sự trung thực trong thể thao. Chuyển động 24h tiếp tục cung cấp một số bằng chứng cho rằng Công Phượng gian lận tuổi từ 21 xuống còn 19. Các bằng chứng bao gồm:

Thứ nhất: Hai người có quen Công Phượng nói rằng Công Phượng học cùng anh A, anh B sinh năm 1993. Thậm chí, một người đàn bà (che mặt) nói rằng "cả làng này che dấu việc Công Phượng gian lận tuổi". Không hiểu rằng khi đưa ra những dẫn chứng này, chuyển động 24h tại sao lại không lấy ý kiến của bao nhiêu người khác. Và trong khi lấy bằng chứng luôn phải tôn trọng nguyên tắc số đông. Thêm nữa, việc Công Phượng có một người anh trai sinh năm 1993 (đã chết) thì CĐ 24h cố tình lờ đi không thèm nhắc đến chi tiết này. Như vậy, việc làm của CĐ 24h liệu có thực sự trung thực và khách quan như họ cố tình rao giảng. Ngoài ra, việc CĐ 24h đã từng sử dụng người có vấn đề về thần kinh nhằm chứng minh Công Phượng sinh năm 1993 cũng khiến không ít độc giả nghi ngờ về sự trung thực ở những nhân chứng mà CĐ 24h đưa ra.

Thứ hai: Chuyển động 24h đưa ra hai cuốn sổ học bạ để so sánh về nét chữ với ý đồ chứng minh học bạ đó là giả. Tuy nhiên, chương trình quên mất Công Phượng đã nghỉ học lớp 4 và sau đó đi học lại. Thử hỏi ở quê, một đứa bé chán học, có khi đốt hoặc vứt bỏ toàn bộ giấy tờ là việc bình thường. Khi đi học lại, nhà trường bắt buộc phải làm lại hồ sơ, giấy tờ. Như vậy nét chữ giống nhau có gì là lạ.

Thứ ba: Bàn về giấy khai sinh của Công Phượng, CĐ 24h khăng khăng cho rằng giấy khai sinh đó không hợp lệ. Điều ấy là rõ ràng bởi do đó là giấy không hợp lệ nên UBND xã đã thu hồi lại tấm giấy khai sinh đó nên mới có bằng chứng cung cấp cho các cơ quan truyền thông. Bên cạnh đó CĐ 24h đổ lỗi cho UBND xã về việc làm mất sổ hộ tịch và hùng hồn dẫn chứng ra các Nghị định 83/1998 và 153/2005 để "quy tội, lên án" cho UBND xã. Thế nhưng điều này chứng tỏ sự NGU DỐT của những kẻ làm chương trình vì không có một ai lấy một văn bản pháp luật của thời tương lai kết tội cho một lỗi thuộc quá khứ đã xảy ra trước khi văn bản đó có hiệu lực thi hành.

Rõ ràng, với tất cả những bằng chứng được đưa ra thì những cái được gọi là "bằng chứng" kết tội mà CĐ 24h đưa ra đều mang tính lỏng lẻo, hời hợt và không có sức thuyết phục. Bên cạnh đó, người viết bài nghi ngờ tính thuyết phục của các bằng chứng đó do sự đối chiếu, kiểm chứng không cao. Đặc biệt mang tính "độc diễn" thiếu tình người và toàn "lý sự cùn" nhằm chứng minh CĐ 24h đúng hơn là vì "một nền thể thao trong sạch" như họ nói.

Thử hỏi rằng một em gái có quan hệ tình dục trước hôn nhân với vài ba bạn trai nào đó. Sau đó em ây nổi tiếng, rồi CĐ 24h cũng làm phóng sự ngày xửa ngày xưa em ấy là "cave". Và lấy mấy anh bạn của em gái đó làm bằng chứng. Thậm chí tả rõ từng nốt ruồi ở những "chỗ kín" của em đó. Thì đó có phải là tinh thần "trung thực, khách quan" và "một mục đích cao cả" hay không?

Lợi dụng sự nổi tiếng của một con người để đánh bóng chương trình của mình. Đạp con người ta xuống tận bùn đen nhưng vẫn giả nhân giả nghĩa kêu gọi: " chúng tôi yêu em". Tất cả nhân chứng, bằng chứng, từ người dân, thân nhân, đến cơ quan nhà nước thì cho rằng sai. Ai trả lời theo ý đồ của chương trình mới cho rằng đúng. Viện dẫn luật thì yếu kém, sai lệch. Thử hỏi rằng CĐ 24h có thực sự tôn trọng khán giả và tôn trọng chính mình?

Lợi dụng truyền thông để triệt hạ một cậu bé nhà quê, phải chăng CĐ 24h muốn chứng minh sẵn sàng đạp bỏ tất cả để toả sáng. Rõ ràng, cho đến thời điểm này, câu chuyện về CĐ 24h và Công Phượng đã được nhắc đến nhiều nhất. Nhưng cũng đồng thời với việc đó mà CĐ 24h bị coi khinh nhiều nhất, không chỉ ở khán giả mà ngay cả ở không ít đồng nghiệp về thái độ "vô nhân tính" của những kẻ làm chương trình.

Sâu xa hơn ở vấn đề này, việc CĐ 24h thu thập những thông tin về đời tư của Công Phượng vi phạm nghiêm trọng vào điều 38, Bộ luật dân sự về Quyền bí mật đời tư. Trong đó quy định:
- Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trường hợp chương trình CĐ 24h cố tình phát tán những hình ảnh đó thì người thực hiện chương trình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Củ hành
[...]